1.1. Khái niệm
Hợp tác xã (HTX) xuất hiện đầu tiên ở Vương quốc Anh cách đây đã gần 2 thế kỷ, cho đến nay HTX vẫn tồn tại, phát triển rộng rãi ở nhiều nước và khẳng định được vai trị ưu thế của mình.
Ở Việt Nam, sau hịa bình lập lại năm 1954 và trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, HTX được xem là công cụ để tập thể hóa các hoạt động sản xuất kinh doanh trong các lĩnh vực kinh tế truyền thống, nhằm tạo nền tảng vật chất và văn hóa cho cộng đồng dân cư ở địa phương.
Hợp tác xã xuất hiện và phát triển mạnh mẽ từ khi có phong trào hợp tác hóa ở miền Bắc (giai đoạn 1959 - 1960) và ở miền Nam (1975 - 1985). ở thời kỳ này, phong trào xây dựng và phát triển HTX trong các lĩnh vực, các ngành sản xuất được chú trọng và coi đó như một chiến lược để phát triển kinh tế xã hội. Hoạt động của kinh tế hợp tác đã có nhiều đóng góp to lớn trong việc phát triển sản xuất, ổn định tình hình xã hội, tăng trưởng kinh tế và cùng với kinh tế quốc doanh, nó được xác định là nền tảng của nền kinh tế xã hội chủ nghĩa (XHCN). HTX trong nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung bao cấp có vai trị rất quan trọng.
Tháng 3 năm 1996, Quốc hội đã thơng qua Luật Hợp tác xã. Luật này có hiệu lực từ ngày 1.1.1997. Tiếp đó, Chính phủ cũng đã ban hành nhiều văn bản hướng dẫn thực hiện Luật góp phần hồn thiện khung pháp lý về HTX, xác định địa vị pháp lý của HTX trong nền kinh tế thị trường.
Tuy nhiên, quá trình thực hiện trong hơn 6 năm cũng cho thấy, Luật HTX năm 1996 đã bộc lộ những hạn chế và bất cập, địi hỏi phải có sự sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với những điều kiện mới đã có nhiều
thay đổi. Chính vì thế, ngày 26.11.2003, Quốc hội khóa XI, kỳ họp thứ 4 đã thơng qua Luật HTX 2003, có hiệu lực kể từ ngày 1.7.2004 thay thế cho Luật HTX 1996. Hiện nay, Quốc hội khoá XIII, kỳ họp thứ 4 đã thông qua Luật Hợp tác xã (ngày 20 tháng 11 năm 2012). Luật này có hiệu lực từ ngày 1.7.2013.
Điều 3 Luật HTX 2012 quy định:
“Hợp tác xã là tổ chức kinh tế tập thể, đồng sở hữu, có tư cách
pháp nhân, do ít nhất 07 thành viên tự nguyện thành lập và hợp tác tương trợ lẫn nhau trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm nhằm đáp ứng nhu cầu chung của thành viên, trên cơ sở tự chủ, tự chịu trách nhiệm, bình đẳng và dân chủ trong quản lý hợp tác xã”.9
Như vậy, so với Luật hợp tác xã 2003, khái niệm hợp tác xã được quy định ngắn gọn và cụ thể hơn: về số lượng thành viên, về sở hữu tài sản, về mục đích hoạt động chính của hợp tác xã, về trách nhiệm, về nguyên tắc quản lý trong hoạt động của hợp tác xã. Đây là một điểm mới, tiến bộ của Luật hợp tác xã 2012.
1.2. Đặc điểm