NGUYÊN TẮC TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA HỢP TÁC XÃ

Một phần của tài liệu Tài liệu học tập Luật Thương mại Việt Nam (Phần 1): Phần 1 - ThS. Lê Thị Hải Ngọc (Trang 36 - 38)

Nguyên tắc tổ chức và hoạt động của HTX là những tư tưởng, quan điểm chủ đạo mang tính chất xuất phát điểm và chỉ đạo xuyên suốt quá trình tổ chức và hoạt động của HTX.

11

Hợp tác xã tổ chức và hoạt động theo các nguyên tắc sau đây:

2.1. Tự nguyện thành lập, gia nhập, ra khỏi hợp tác xã

Mọi cá nhân, hộ gia đình, pháp nhân có đủ điều kiện theo quy định của Luật này, tán thành Điều lệ hợp tác xã đều có quyền gia nhập hợp tác xã; xã viên có quyền ra hợp tác xã theo quy định của Điều lệ hợp tác xã.

2.2. Hợp tác xã, Liên hiệp hợp tác xã kết nạp rộng rãi thành viên. Hợp tác xã Hợp tác xã

Khi các đối tượng theo quy định của pháp luật có đủ các điều kiện theo quy định của Luật Hợp tác xã, tự nguyện muốn gia nhập hợp tác xã, Liên hiệp hợp tác xã thì Hợp tác xã, Liên hiệp Hợp tác xã có quyền kết nạp thành viên, Hợp tác xã của mình. Điều này giúp cho Hợp tác xã, Liên hiệp Hợp tác xã có thể dễ dàng tăng thêm thành viên, tạo được sức mạnh trong hoạt động nhằm đáp ứng được các mục đích đaẹt ra.

2.3. Dân chủ, bình đẳng và cơng khai

Thành viên, hợp tác xã thành viên có quyền bình đẳng, biểu quyết ngang nhau không phụ thuộc vốn góp trong việc quyết định tổ chức, quản lý và hoạt động của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã; được cung cấp thơng tin đầy đủ, kịp thời, chính xác về hoạt động sản xuất, kinh doanh, tài chính, phân phối thu nhập và những nội dung khác theo quy định của điều lệ.

2.4. Tự chủ, tự chịu trách nhiệm và cùng có lợi

Hợp tác xã, Liên hiệp hợp tác xã tự chủ, tự chịu trách nhiệm về hoạt động của mình trước pháp luật. Hợp tác xã tự chủ và tự chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh; tự quyết định về phân phối thu nhập.

Sau khi thực hiện xong nghĩa vụ nộp thuế và trang trải các khoản lỗ của hợp tác xã, lãi được trích một phần vào các quỹ của hợp tác xã, một phần chia theo vốn góp và cơng sức đóng góp của xã viên, phần còn lại chia cho xã viên theo mức độ sử dụng dịch vụ của hợp tác xã.

2.5. Thành viên, hợp tác xã thành viên và hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã có trách nhiệm thực hiện cam kết theo hợp đồng dịch vụ và tác xã có trách nhiệm thực hiện cam kết theo hợp đồng dịch vụ và theo quy định của điều lệ

Trong quá trình hoạt động, thành viên phải cam kết thực hiện theo hợp đồng dịch vụ và theo quy định của Điều lệ Hợp tác xã.

Thu nhập của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã được phân phối chủ yếu theo mức độ sử dụng sản phẩm, dịch vụ của thành viên, hợp tác xã thành viên hoặc theo cơng sức lao động đóng góp của thành viên đối với hợp tác xã tạo việc làm.

2.6. Bảo đảm về công tác đào tạo, giáo dục và bồi dưỡng cho thành viên Hợp tác xã viên Hợp tác xã

Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã quan tâm giáo dục, đào tạo, bồi dưỡng cho thành viên, hợp tác xã thành viên, cán bộ quản lý, người lao động trong hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã và thông tin về bản chất, lợi ích của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã.

2.7. Hợp tác và phát triển cộng đồng

Xã viên phải có ý thức phát huy tinh thần xây dựng tập thể và hợp tác với nhau trong hợp tác xã, trong cộng đồng xã hội; hợp tác giữa các hợp tác xã trong nước và ngoài nước theo quy định của pháp luật.

Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã chăm lo phát triển bền vững cộng đồng thành viên, hợp tác xã thành viên và hợp tác với nhau nhằm phát triển phong trào hợp tác xã trên quy mô địa phương, vùng, quốc gia và quốc tế.

Một phần của tài liệu Tài liệu học tập Luật Thương mại Việt Nam (Phần 1): Phần 1 - ThS. Lê Thị Hải Ngọc (Trang 36 - 38)