Bộ luật dân sự

Một phần của tài liệu Tài liệu học tập Luật Thương mại Việt Nam (Phần 1): Phần 1 - ThS. Lê Thị Hải Ngọc (Trang 29 - 31)

Bộ luật dân sự đầu tiên được ban hành 1995, sau đó Bộ luật Dân sự 2005 được ban hành để đáp ứng những yêu cầu mới trong đời sống dân sự của đất nước.

Bộ luật dân sự là một nguồn quan trọng của Luật thương mại, có vị trí quan trọng sau Hiến pháp. Vai trò của Bộ luật dân sự đối với Luật thương mại được thể hiện qua các nội dung sau:thông qua việc quy định về các vấn đề như: tài sản và sở hữu, bảo vệ quyền sở hữu, hợp đồng, sở hữu trí tuệ, chuyển quyền sử dụng đất,...

Cùng với các văn bản pháp luật khác trong hệ thống bản pháp luật kinh tế, Bộ luật dân sự góp phần xây dựng nên khung pháp lý cần thiết cho sự vận hành của nền kinh tế thị trường, tạo nên mơi trường pháp lí thuận lợi và thống nhất cho các chủ thể của Luật kinh tế hoạt động.

c. Các Luật

Đây cũng là một loại nguồn quan trọng của Luật thương mại. Các văn bản Luật do Quốc hội thông qua trong thời gian qua rất nhiều và đa dạng, phong phú thể hiện ở nhiều lĩnh vực, nhiều hoạt động khác nhau.

Các văn bản luật quy định về địa vị pháp lý của các chủ thể tham gia hoạt động kinh doanh trên thương trường đó là; Luật Hợp tác xã năm 2012; Luật doanh nghiệp năm 2005; Luật đầu tư năm 2000,...

Các văn bản luật quy định cụ thể về các hành vi kinh doanh, thương mại, như: Luật cạnh tranh 2004, Luật thương mại 2005; Luật kinh doanh

bảo hiểm 2000; Luật xây dựng 2003; Luật ngân hàng 2006; Luật chứng

khoán 2006…

Các văn bản quy định thủ tục giải quyết yêu cầu phá sản đối với doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản như là Luật phá sản 2004.

d. Pháp lệnh

Ủy ban thường vụ Quốc hội ban hành Pháp lệnh trong trường hợp lĩnh vực kinh doanh, thương mại còn tồn tại những hoạt động chưa có văn bản Luật điều chỉnh. Hiện nay ở nước ta, có nhiều Pháp lệnh do Ủy ban thường vị Quốc hội ban hành.

đ. Nghị định của Chính phủ; Quyết định, chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ

Trong hoạt động cụ thể, khi chưa có văn bản hoặc Pháp lệnh, Nghị định của Chính phủ sẽ là văn bản để điều chỉnh các hoạt động.

Để điều chỉnh các hoạt động thương mại cụ thể, Chính phủ đã ban hành nhiều Nghị định, các văn bản này có ý nghĩa và vai trị quan trọng trong việc hướng dẫn cụ thể việc thực hiện hành các văn bản luật của Quốc hội hoặc các Pháp lệnh của Ủy ban thường vụ quốc hội. Chính phủ đã ban hành rất nhiều Nghị định liên quan đến nhiều hoạt động cụ thể trong lĩnh vực kinh doanh.

Một số nghị định do Chính phủ ban hành, như:

- Nghị định số 43/2010/NĐ/CP ngày15.4.2010 của Chính phủ về đăng ký kinh doanh.

- - Nghị định số 102/2010/NĐ-CP ngày 1/10/2010 hướng dẫn thi hành một số điều của Luật doanh nghiệp.

- Nghị định số 89/2006/NĐ/CP ngày 30.8.2006 của Chính phủ về nhãn hàng hoá.

- Nghị định số 19/2006/NĐ/CP ngày 20.2.2006 của Chính phủ quy định chi tiết Luật thương mại về xuất xứ hàng hoá.

- Nghị định số 20/2006/NĐ/CP ngày 20.2.2006 của Chính phủ quy

định chi tiết Luật thương mại về kinh doanh dịch vụ giám định thương mại.

- Nghị định số 95/2006/NĐ/CP ngày 8.9.2006 của Chính phủ quy định về chuyển đổi công ty nhà nước thành công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên.

- Nghị định số 100/2006/NĐ/CP ngày 21.9.2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật dân sự, Luật sở hữu trí tuệ về quyền tác giả và quyền có liên quan.

- Nghị định số 20/2006/NĐ/CP ngày 20.2.2006 của Chính phủ quy định chi tiết Luật thương mại về kinh doanh dịch vụ giám định thương mại.

Một phần của tài liệu Tài liệu học tập Luật Thương mại Việt Nam (Phần 1): Phần 1 - ThS. Lê Thị Hải Ngọc (Trang 29 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(65 trang)