Quá trình nhào

Một phần của tài liệu (TIỂU LUẬN) báo cáo học PHẦN PHÁT TRIỀN sản PHẨM đề tài BÁNH BÔNG LAN THANH LONG (Trang 27)

III. QUY TRÌNH SẢN XUẤT [10]

7. Quá trình nhào

Mục đích

Chuẩn bị: q trình nhào trộn nhũ tương với bột mì tạo mạng gluten đồng

nhất, thuận lợi cho quá trình dập hình.

Hồn thiện: các chỉ tiêu chất lượng cho sản phẩm như độ dai, độ giòn,

độ xốp do mạng gluten được tạo thành, khối bột nhào có độ dai và có khả năng giữ khí (khả năng này tạo tính chất đặc trưng của bánh là có độ xốp).

Các biến đổi

Biến đổi vật lý:

Trong khối bột nhào, đồng thời với pha lỏng gồm: nước tự do, protein hòa tan, đường và các chất khác, cịn có pha khí do các bọt khí.

Lúc đầu, khi mới nhào, bột tương đối dính do lượng nước tự do nhiều, khi các nguyên liệu liên kết chặt chẽ với nhau thì độ dính giảm, đồng thời thể tích của khối bột cũng giảm. Nhưng sau một thời gian nhào, có sự thâm nhập

Trong q trình nhào trộn, nhiệt độ của khối bột nhào sẽ tăng do ma sát và do các phản ứng hóa học xảy ra trong bột nhào.

Biến đổi hóa lý:

Từ hỗn hợp các thành phần nguyên liệu ban đầu với các pha khác nhau chuyển thành một pha nhão – bột nhào dạng paste, đồng nhất không tách rời.

Protein hút nước hạt tinh bột trương nở, tạo trạng thái dẻo. Những cấu tử rời rạc liên kết với nhau tạo khối đồng nhất.

Hai protein gliadin và glutenin không tan trong nước sẽ hấp thụ nước, duỗi mạch, định hướng sắp xếp lại thành hàng và làm phát sinh các tương tác ưa béo và hình thành các cầu disulfua mới, kết quả hình thành mạng protein 3 chiều có tính nhớt, dẻo, dính, đàn hồi, bao xung quanh các hạt tinh bột và những hợp phần khác. Hỗn hợp đó gọi là bột nhào.

Tinh bột có trong bột mì khoảng 70%, cũng ở nhiệt độ bột nhào nói trên, nó liên kết khoảng 30% nước nhờ amilose và amilopectin (do hai chất này nếu ở trạng thái khơ thì liên kết với nhau bằng liên kết hidro, nếu cho nước vào thì liên kết hidro ngoại giữa tinh bột - nước được hình thành → lượng nước tự do giảm).

Muối ăn phân ly thành các ion. Các ion làm tăng hằng số điện môi của nước, làm giảm độ dày và điện tích của lớp ion kép bao quanh các protein, làm cho các phân tử protein đến gần nhau hơn, hình thành các tương tác ưa nước và kỵ nước, tạo nên những phân tử protein có khối lượng phân tử lớn, tăng độ chặt của khung gluten.

Có sự hịa tan của ngun liệu đường.

Biến đổi hóa học:

Sự oxy hóa chất béo dưới tác dụng của oxy. Sự biến tính của protein dưới tác động cơ học. Phản ứng hóa học tạo độ xốp cho sản phẩm.

Tạo nên những liên kết hố học mới do trong q trình hình thành mạng lưới gluten các gliadin, glutenin sẽ kiên kết với nhau bằng liên kết hidro, bằng cầu disulfua và bằng tương tác ưa béo.

Biến đổi hoá sinh:

Enzym protease và amylase trong bột thủy phân protein và tinh bột làm giảm tính đàn hồi của khối bột. Nhưng nhiệt độ khối bột nhào thường nhỏ hơn 400C, đây khơng phải là nhiệt độ tối thích của 2 enzym trên, nên quá trình thủy phân diễn ra ít.

Biến đổi sinh học:

Có thể nhiễm vi sinh vật do sự nhào trộn làm tăng lượng O2 hịa tan, từ đó tạo điều kiện cho vi sinh vật phát triển.

Thiết bị:

Hình 13. Thiết bị nhào trộn gián đoạn trục đứng: (quy trình 1) Cấu tạo và nguyên tắc hoạt động:

Các trục khuấy được lắp thẳng đứng, khi hoạt động, trục khuấy cùng các cánh khuấy sẽ hạ thấp xuống thùng chứa hay thùng chứa sẽ được nâng lên để lắp khít với thùng khuấy và nắp. Khi có hai hay ba trục khuấy, các cánh khuấy sẽ quay trịn quanh một vị trí cố định, cịn khi thiết bị chỉ có một trục thì các cánh khuấy sẽ quay trịn theo phương thẳng đứng đồng thời chuyển động theo một quỹ đạo tròn quanh trục. Chuyển động như vậy đảm bảo có thể khuấy đảo tất cả bột có trong thành chứ khơng chỉ làm chúng chuyển động theo một quỹ đạo trịn. Sau q trình nhào trộn các bồn được tháo ra mang vào thiết bị rót, để thực hiện q trình rót bột nhào vào thiết bị tạo tấm.

Các thông số công nghệ:

Thời gian nhào: 40 phút. Nhiệt độ nhào: 35oC. Độ ẩm bột nhào: 25%.

Tốc độ khuấy: 20 vòng/phút.

Thiết bị nhào trộn liên tục: (quy trình 2)

Cấu tạo:

Thiết bị thường cấu tạo bởi một tang trống hình trụ đặt nằm ngang, bên trong córotor và được chia thành các khoang nhỏ.Trên thành khoang có các stator hỗ trợ chotừng q trình thích hợp như phối trộn, phân tán, hịa trộn khí và nhào. Bên ngồi tangtrống có lớp vỏ áo cũng được chia thành từng khoang

với nhiệt độ khác nhau. Bằng cách điều chỉnh chiều dài tang trống, thay đổi thời gian lưu của bột và thời gian nhào trộn ta có thể thu được các loại bột với

chất lượng khác nhau.

Nguyên tắc:

Máy nhào trộn liên tục hoạt động theonguyên tắc sau: nguyên liệu khơ và nước đượcnhập với lượng chính xác và liên tục vào mộtđầu của thiết bị, hòa trộn sơ bộ với nhau rồi đivào khu vực nhào trộn và cuối cùng đi ra tạiđầukia của thiết bị. Ngoài ra cũng có loạithiết bị cho phép nguyên liệu được nhập ởnhiều vị trí khác nhau trên suốt chiều dài tang trống.

Hình 14. Thiết bị nhào trộn liên tục

8. Q trình dập hình Mục đích:

Hồn thiện: tạo hình dáng đẹp làm tăng giá trị hàng hóa sản phẩm, bảo

đảm yêu cầu thẩm mĩ, thu hút cảm tình người tiêu dùng đồng thời đáp ứng yêu cầu thuận tiện cho việc sử dụng và hợp với điều kiện thực tế.

Thiết bị:

Quy trình 1: dùng máy cán - dập hình liên hợp. Nguyên tắc hoạt động:

Khối bột nhào được máy cán hoặc ép (1) - thường là máy ép 2 hoặc 3 trục, tạo thành tấm có bề dày khoảng 5 mm, qua băng chuyền (2) tấm bột đi vào máy cán (3) để cán thành tấm, tại đây tấm bột bị nén, nhưng do tính đàn hồi nên tấm bột sẽ biến dạng dần sau khi ra khỏi máy cán. Sự biến dạng mất đi khi mất tính đàn hồi, nhưng để mất tính đàn hồi cần có thời gian nhất định. Do vậy, ta phải chọn tốc độ và chiều dài băng tải (4) sao cho tấm bột có đủ thời gian mất tính đàn hồi. Sau đó, tấm bột nhào được băng chuyền (6) đưa vào máy dập hình (7), tại đây tấm bột nhào được dập thành hình chiếc bánh và được băng chuyền (6) chuyển đến bàn trượt (10) và xuống băng chuyền (11) chuẩn bị vào lò nướng. Còn các mảnh vụn của bột nhào được tách ra và nhờ hệ thống băng chuyền (8), (9) đưa trở lại máy cán (1).

Hình 15. Máy cán dập hình liên tụcChú thích: Chú thích: 1. Máy cán số 1 2. Băng chuyền 3. Máy cán số 2 4. Băng chuyền làm mất tính đàn hồi bánh

11. Băng chuyền có thấm dầu để chuẩn bị nướng

Hình 16. Máy thu hồi rìa bánh

Quy trình 2: máy ép – cắt tạo hình (khơng qua giai đoạn cán). Cấu tạo:

Phễu nhập liệu.

Hệ thống hai con lăn: nén khối bột nhào vào khoang áp suất ở bên dưới. Con lăn có thể hoạt động liên tục hoặc gián đoạn, nó cũng có thể chuyển động ngược lại để giải phóng áp suất và tạo ra lực hút trở lại tại khn rập

hoặc vịi phun tại đáy của khoang áp suất. Do đó bột nhào có thể nén liên tục hay gián đoạn ra khỏi khoang áp suất.

Khuôn rập: tạo hình cho sản phẩm.

Lưỡi cắt: có dây kim loại hoặc lưỡi dao phẳng hay răng cưa bén để cắt tạo hình.

Thiết bị ép thường đặt trên dãy lị nướng hoặc trên băng tải (đối với loại bánh cần định chiều dài): khn rập cách dãy lị nướng hoặc băng tải khoảng 70mm.

Kích thước của thiết bị ép thường được quyết định thông qua kích thước của khn rập.

Điều chỉnh tốc độ ép bằng cách điều chỉnh tốc độ của con lăn ép.

Yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ ép: trạng thái của khối bột nhào, áp suất của khoang bên trên khuôn rập, lượng bột nhào nhập vào.

Nguyên lý hoạt động:

Bột nhào được ép qua một dãy các khn rập (có hình dạng và kích thước như mong muốn) và một khung gắn dây căng hoặc lưỡi dao gạt đi qua đi lại bên dưới của lỗ khuôn để cắt bột nhào đã ép. Dây cắt có thể rung theo phương ngang để tăng hiệu quả cắt. Mẫu bột nhào sau đó rơi xuống dãy lị hoặc băng tải.

Dây cắt có thể cắt khi chuyển động tới hoặc thường theo hướng ngược lại. Khi đó nhát cắt gần với khuôn rập và nhát quay lại sẽ thấp hơn, tách xa khn rập để khơng bị dính với khối bột nhào đang được ép.

Thông số thiết bị:

Tốc độ dao cắt: 100 lần/phút Tốc độ con lăn: 150 lần/phút

Hình 17. Máy ép cắt

9. Q trình nướngMục đích Mục đích

Chế biến: Nhiệt độ cao trong lị nướng có tác dụng làm chín sản

phẩm, thích hợp cho mục đích sử dụng đồng thời dẫn đến sự biến đổi lý – hóa và hệ keo làm cho sản phẩm có cấu trúc, mùi vị, màu sắc đặc trưng.

Bảo quản: nhiệt độ nướng cao (trên 1500C), tiêu diệt vi sinh vật vào trong giai đoạn này, tăng thời gian bảo quản.

Các biến đổi

Các biến đổi vật lý:

Biến đổi về khối lượng: khối lượng của sản phẩm (bánh nướng) giảm đi,

nguyên nhân là do mất nước từ trong quá trình nướng dưới tác dụng của nhiệt độ.

Biến đổi về nhiệt độ: nhiệt độ bánh tăng lên, nhưng không phải đồng đều

trong cấu trúc. Bánh khi ra khỏi lò nung đạt nhiệt độ 980C và có hàm ẩm ở tâm là 45%. Lớp vỏ nóng (khoảng 1500C) và khơ hơn (1-2% hàm ẩm) nhưng có thể làm nguội nhanh. Trong suốt q trình làm nguội, lượng ẩm chuyển từ bên trong ra lớp vỏ và sau đó bốc hơi. Nếu làm nguội q nhiều thì kết quả là khối lượng chung giảm. Nếu lượng ẩm tại lớp vỏ bốc hơi quá nhiều khi làm nguội thì cấu trúc của vỏ sẽ dai.

Các biến đổi hóa lý:

Sự biến đổi ẩm: song song với sự biến đổi nhiệt độ, ẩm trong vật liệu

cũng biến đổi do quá trình trao đổi ẩm với mơi trường (lị nướng). Đặc trưng của quá trình trao đổi ẩm là sự bốc hơi nước, tiến tới cân bằng với độ ẩm môi

Biến đổi hệ keo: sự tác dụng tương hỗ giữa protein, tinh bột và nước làm

cho bột nhào tiến đến trạng thái mềm, dẻo. Protein trương nở ở nhiệt độ 30oC, nhiệt độ cao hơn thì độ trương nở giảm dần, trên 50oC protein đơng tụ và mất nước. Nước đó sẽ được tinh bột hút trong quá trình trương nở và hồ hố, xảy ra trong suốt q trình nướng, làm cho sản phẩm khơ hơn.

Biến đổi trạng thái: dưới tác dụng của nhiệt độ cao, trạng thái của sản

phẩm biến đổi đáng kể. Dưới tác động nhiệt độ nướng lên thành phần của khối bột, protein bị đơng tụ giải phóng nước cịn tinh bột thì bị hồ hóa hình thành cấu trúc lớp vỏ bánh: mềm, xốp, tách từng lớp.

Các biến đổi hóa học:

Tinh bột hồ hóa một phần, và bị phân hủy tạo dextrin, đường.

Xảy ra phản ứng Maillard giữa đường khử và acid amin trong giai đoạn đầu của nướng (nhiệt độ thấp).

Xảy ra phản ứng Caramel làm mất đường nhưng tạo màu nâu sản phẩm khi nhiệt độ nướng lên cao.

Các biến đổi hóa sinh và sinh học: nhiệt độ nướng cao (2000C) nên tiêu diệt hết các vi sinh vật.

Các biến đổi cảm quan:

Q trình nướng xúc tiến sự biến đổi tính chất sinh – lý – hóa của các thành phần tham gia cấu thành bánh bán thành phẩm, làm cho bánh thành phẩm chín. Sự biến đổi đó dẫn đến sự tạo thành hương vị, màu sắc đặc trưng và làm tăng giá trị cảm quan của sản phẩm.

Thiết bị: lò nuớng đuờng hầm Cấu tạo:

Bao gồm 1 đường hầm (có thể dài tới 120m và rộng 1,5m), bánh sẽ được vận chuyển xuyên qua đường hầm bằng băng tải trên những tấm bằng kim loại hay trên một dây cuaroa có đục lỗ hay dạng lưới đan bằng kim loại (băng tải có thấm dầu). Máy được chia làm nhiều vùng gia nhiệt. Trong mỗi vùng nhiệt độ và độ ẩm được kiểm soát một cách độc lập bằng nguồn nhiệt và van hơi. Chúng có thể giữ lại hay loại bỏ ẩm bằng cách tạo sự cân bằng giữa khơng khí mới và khơng khí tuần hồn bên trong. Hơi nước (trong thiết bị đun trực tiếp là sản phẩm của quá trình đốt) được tách ra trong từng vùng riêng biệt. Có thể thiết kế thành hệ thống thu hồi nhiệt.

Hệ thống máy tính được lập trình kiểm sốt tốc độ của dây cuaroa, lượng nhiệt cần cung cấp, vị trí của các van khí có thể tự động thay đổi điều kiện nướng trong từng vùng, để có thể sản xuất ra những chủng loại bánh bông lan với màu sắc và độ ẩm khác nhau.

Ưu điểm:

Năng suất lớn.

Kiểm sốt q trình chính xác. Tốn ít nhân cơng, tự động hố cao.

Có sử dụng những thiết bị trao đổi nhiệt tại cửa ra của khí thải nhờ đó mà có thể tiết kiệm năng lượng và rút ngắn thời gian khởi động.

Nhược điểm:

Chi phí cao.

Tốn nhiều diện tích

Nguyên tắc:

Bánh được vận chuyển trên băng tải thấm dầu, đi vào lò nướng và trải qua ba giai đoạn nướng:

Giai đoạn 1: bánh được nướng ở môi trường có độ ẩm cao (khoảng 60 – 70%), và nhiệt độ không quá 1500C. Trong giai đoạn này, tinh bột bị hồ hóa thu hút một lượng nước đáng kể làm cho bánh khơ hơn; protein bị biến tính tạo cấu trúc cho bánh; CO 2 được tạo thành do sự phân hủy của chất tạo xốp thốt ra ngồi; hơi ẩm bốc ra làm giảm dần độ ẩm của bánh; lớp ngoài cùng chưa thành vỏ cứng mà chỉ mới thành lớp mỏng dẻo và đàn hồi, do vậy chưa ảnh hưởng đến quá trình truyền nhiệt, sản phẩm chín đều, hơi ẩm và CO2

thốt ra dễ dàng khơng làm nứt vỡ bánh.

Giai đoạn 2: nhiệt độ lò nướng tăng lên khoảng 190 – 2050C và độ ẩm thấp hơn. Giai đoạn này tiếp tục các biến đổi như trên, đồng thời xảy ra một số biến đổi hóa học như: đường bị caramen hóa hoặc do phản ứng melanoid (phản ứng giữa đường khử với các acid amin) tạo cho lớp vỏ ngồi có màu vàng nâu, các phản ứng tạo mùi thơm cho bánh. Bên cạnh đó các vi sinh vật cũng bị tiêu diệt đáng kể.

Giai đoạn 3: là giai đoạn cuối của quá trình nướng, được tiến hành và giữ ở nhiệt độ 1700C. Đây là giai đoạn cố định cấu trúc sản phẩm và kết thúc quá trình bay hơi nước.

Thiết bị được gia nhiệt gián tiếp bằng lị tạo khí đốt. Ở đây khơng thể dung hơi nước gia nhiệt vì nhiệt độ của hơi nước chỉ đạt 1000C, trong khi đó nhiệt độ nướng là gần 2000C. Gia nhiệt gián tiếp để tránh gây mùi cho sản phẩm.

Thông số công nghệ:

Nhiệt độ 190 - 2050C Thời gian nướng: 8-9 phút

Hình 19. Mơ hình lị nướng đường hầm

Hình 20. (1) Mức độ giảm ẩm trong miếng bột khi tăng nhiệt độ, (2) Giản

đồ nướng

10. Quá trình làm nguội

Làm nguội là q trình ngược lại với q trình đun nóng. Nó là q trình hạ nhiệt độ từ nhiệt độ ban đầu cao đến nhiệt độ cuối cùng bằng nhiệt độ mơi trường chung quanh hay cao hơn một ít.

Hầu hết các biến đổi vật lý của quá trình làm nguội là ngược lại với q trình đun nóng, tuy nhiên cũng có một vài biến đổi khơng thuận nghịch.

Mục đích:

Chuẩn bị: cho q trình bao gói.

Thiết bị:

Tốc độ băng tải làm nguội: 14m/phút

Hình 21. Thiết bị băng tải làm nguội 11. Bao gói

Mục đích:

Mục đích bảo quản: bánh sau khi nướng dễ bị hút ẩm trở lại khi để ở

điều kiện môi trường xung quanh, nên phải bảo quản trong các bao bì chống thấm dầu nước.

Mục đích hồn thiện: bao bì được in mẫu mã bắt mắt góp phần tăng giá

trị cảm quan cho thực phẩm. Bao bì cịn được thổi khí trơ căng phồng lên để tránh khi rớt bị vỡ ra.

Thiết bị:

Cuộn bao bì đã được in nhãn hiệu sẵn, được duỗi ra và xếp thành hình khối chữ nhật, một hệ thống tự động định lượng và đặt bánh lên bề mặt băng tải, màng plastic bao bọc bánh, được cắt rời và xếp thành bao hoàn chỉnh,

Một phần của tài liệu (TIỂU LUẬN) báo cáo học PHẦN PHÁT TRIỀN sản PHẨM đề tài BÁNH BÔNG LAN THANH LONG (Trang 27)