Tuy nhiên, để xét đến chất lượng quản lý, cần xem xét thêm nhân tố năng suất lao động bình quân.
Quỹ tiền lương
Doanh thu
Năng suất lao động (bình quân)
Tiền lương
(bình quân)
ĐVT : đồng
So sánh thực hiện 2007 so với kế hoạch :
Năm Chỉ tiêu
Kế hoạch (a) Thực hiện (b)
1. Doanh thu 75.000.000.000 89.144.696.650
2. Lao động bình quân 560 517
3. Năng suất lao động bình quân (người) (3) = (1)/(2) 133.928.571 172.426.879
4. Tiền lương bình quân/tháng 2.560.000 2.801.746
5. Quỹ tiền lương (5) = {(1)/(3)}*(4)*12 17.203.200.000 17.382.032.184
6. Chênh lệch quỹ lương (6) = (5b) – (5a) 178.832.184
7. Mức độảnh hưởng của nhân tố doanh thu
(7) = {(1b – 1a)/3a}*4a*12 3.244.453.939
8. Mức độ ảnh hưởng của nhân tố năng suất lao động
(8) = 1b*{(1/3b) – (1/3a)}*4a*12 -4.565.413.939
9. Mức độ ảnh hưởng của nhân tố tiền lương bình quân
(9) = (1b/3b)*(4b – 4a)*12 1.499.792.184
10. Tổng hợp mức độ ảnh hưởng của các nhân tố
(10) = (7) + (8) + (9) 178.832.184
Nhận xét :
- Doanh thu tăng 19% đã làm tăng quỹ tiền lương : 3.244.453.939 đồng.
- Năng suất lao động tăng 29% đã làm giảm quỹ tiền lương 4.565.413.939 đồng.
- Tiền lương bình quân tăng 9% đã làm tăng quỹ tiền lương : 1.499.792.184 đồng.
Vậy, tổng hợp mức độ ảnh hưởng các nhân tố cho thấy : quỹ tiền lương thực hiện tăng 178.832.184 đồng.
ĐVT : đồng
So sánh năm 2007 so với năm 2006 :
Năm Chỉ tiêu
2006 (a) 2007 (b)
1. Doanh thu 79.115.611.557 89.144.696.650
2. Lao động bình quân 484 517
3. Năng suất lao động bình quân (người) (3) = (1)/(2) 163.426.007 172.426.879
4. Tiền lương bình quân/tháng 2.319.772 2.801.746
5. Quỹ tiền lương (5) = {(1)/(3)}*(4)*12 13.473.235.776 17.382.032.184 6. Chênh lệch quỹ lương (6) = (5b) – (5a) 3.908.796.408
7. Mức độảnh hưởng của nhân tố doanh thu
(7) = {(1b – 1a)/3a}*4a*12 1.707.933.813
8. Mức độ ảnh hưởng của nhân tố năng suất lao động
(8) = 1b*{(1/3b) – (1/3a)}*4a*12
-789.304.101
9. Mức độ ảnh hưởng của nhân tố tiền lương bình quân
(9) = (1b/3b)*(4b – 4a)*12 2.990.166.696
10. Tổng hợp mức độ ảnh hưởng của các nhân tố
(10) = (7) + (8) + (9) 3.908.796.408
Nhận xét :
- Doanh thu tăng 13% đã làm tăng quỹ tiền lương : 1.707.933.813 đồng.
- Năng suất lao động tăng 5% đã làm giảm quỹ tiền lương : -789.304.101 đồng.
- Tiền lương bình quân tăng 21% đã làm tăng quỹ tiền lương : 2.990.166.696 đồng.
Vậy, tổng hợp mức độ ảnh hưởng các nhân tố cho thấy : quỹ tiền lương thực hiện tăng 3.908.796.408 đồng.
Chương 5
ĐÁNH GIÁ, KIẾN NGHỊ VÀ KẾT LUẬN 5.1 Đánh giá :
Về tình hình sử dụng lao động :
Lực lượng lao động của công ty tính đến thời điểm tháng 12/2007 là 517 người, tương đối đáp ứng được nhu cầu về nhân sự cho công ty. Lực lượng lao động do phòng tổ chức hành chính quản lý, khi công ty có nhu cầu thì phòng tổ chức hành chính sẽ có chính sách, kế hoạch tuyển dụng theo yêu cầu trình độ mà công việc đòi hỏi.
Tại trụ sở chính, lực lượng lao động có trình độ tương đối cao, khả năng quản
lý tốt, nắm bắt kịp thời những tiến bộ, kỹ thuật mới, nhạy bén với thị trường góp phần rất lớn trong việc đưa hoạt động kinh doanh của công ty ngày càng phát triển, đạt nhiều lợi nhuận.
Ở các đơn vị,cơ sở trực thuộc thì lực lượng lao động có trình độ cao chiếm tỷ lệ
thấp hơn ở trụ sở chính, trong đólao động phổ thông chiếm khoảng 26% làm các công việc có tính chất đơn giản như : bán, soát vé, bảo vệ.
Về tổng quỹ lương và tiền lương bình quân của người lao động trong công ty :
Quỹ lương năm 2006, 2007 cao hơn so với kế hoạch, và năm sau cao hơn năm trước. Do công ty hoạt động tốt đạt lợi nhuận cao nên quỹ lương tăng theo, và do công ty mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh nên tuyển dụng thêm số lượng lao động có tay
nghề chuyên môn nghiệp vụ, vì thế mà số lượng lao động tăng lên làm cho quỹ tiền lương tăng theo.
Tiền lương bình quân của người lao động trong công ty ngày càng được nâng cao đảm bảo ổn định việc làm và đời sống của CNV. Công ty đã áp dụng chế độ trả lương mới theo đúng quy định của Nhà nước, cùng với việc hỗ trợ các khoản phụ cấp,
phúc lợi, khen thưởng nên thu nhập bình quân của người lao động hàng nămđược nâng lên.
Về công tác kế toán tiền lương tại công ty :
Do lĩnh vực kinh doanh đa dạng nên công ty kết hợp hai hình thức trả lương là
trả lương theo hệ số và lương theo sản phẩm. Về lương theo hệ số, công ty áp dụng theo đúng quy định của Chính phủ ban hành. Đối với lương theo sản phẩm thì tính theo tỷ lệ
hoàn thành kế hoạch. Hình thức trả lương theo sản phẩm này có tác dụng làm cho người lao động quan tâm nhiều đến kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, vì nó gắn liền với lợi ích của họ, khi người lao động làm việc tích cực thì doanh thu tăng, lợi nhuận tăng, quỹ lương sẽ tăng lên nên tiền lương bình quân sẽ tăng theo. Do đó tạo nên sự liên kết gắn bó trong công việc giữa người quản lý, lãnh đạo và người lao động.
Việc chi trả lương cho người lao động được thực hiện một cách nhanh chóng, thuận tiện,
kịp thời cho người lao động, được trả bằng tiền mặt một lần vào ngày 30 hàng tháng. Ngoài ra, ở công ty việc nâng lương cũng được áp dụng theo đúng quy định do Nhà nước ban hành. Khi công ty đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh tăng so với kế
lương năng suất vào tháng 11 và tháng 12 hàng năm.
Việc tính và thanh toán các khoản trích theo lương như BHXH, BHYT, KPCĐ
cũng được thực hiện theo tỷ lệ quy định của Nhà nước.
Hiện nay, việc phân công lao động hợp lý nên kích thích được công nhân tăng năng suất lao động. Tuy nhiên, việc chấm công đôi lúc thiếu chính xác, nên chưa phản ánh đúng tinh thần trách nhiệm, thái độ của người lao động đối với công việc. Điều này
làm cho công tác tính lương chưa chính xác, làm hạn chế tính công bằng.
Về chi phí tiền lương trong hoạt động sản xuất kinh doanh :
Tổng chi phí tiền lương năm 2007 cao hơn năm 2006, vì công ty phà An Giang
đã áp dụng sự thay đổi trong chính sách lương mới của Nhà nước, một mặt để đảm bảo đời sống cho công nhân viên trong công ty, một mặt hoàn thành mục tiêu của công ty là nâng cao hiệu quả kinh tế, mở rộng sản xuất kinh doanh.
Tỷ suất chi phí tiền lương trên lợi nhuận năm 2007 tăng so với năm 2006, đồng
thời tiền lương bình quân của người lao động tăng. Điều này cho thấy, công ty sử dụng lao động có hiệu quả nên đời sống của công nhân viên trong công ty được đảm bảo.
5.2 Kiến nghị :
Hiện nay công tác tuyển chọn nguồn nhân lực công ty là tương đối hợp lý và
đúng với chế độ, chính sách. Tuy nhiên để cho công tác này có hiệu quả hơn nữa thì công ty nên tăng cường công tác tuyển chọn và đào tạo nguồn nhân lực :
- Xác định rõ những yêu cầu về trình độ của người lao động đối với tất cả các
công việc.
- Việc tuyển chọn nguồn nhân lực của công ty không nên quá tập trung vào việc xem xét bằng cấp hay sự giới thiệu của người khác mà nên tập trung vào quá trình phỏng vấn và thử việc.
- Trong số công nhân kỹ thuật của công ty, thợ bậc từ 3/7 đến 7/7 chiếm tỷ lệ tương đối. Tuy nhiên, vẫn còn một số lao động phổ thông làm công việc kỹ thuật. Vì thế, công ty nên tạo điều kiện cho lao động phổ thông thi nâng bậc thợ. Mặt khác, đối
với một số lao động trẻ có năng lực lao động tốt. Công ty nên gửi họ đi học để đào tạo
thành thợ bậc cao hoặc giao cho những thợ lành nghề, lâu năm trong công ty kèm cặp, đào tạo ngay trong quá trình làm việc.
- Ở bộ phận gián tiếp, công ty nên khuyến khích cán bộ công nhân viên đi học
nâng cao, có thể là học tại chức, học chính quy từ cao đẳng, đại học và trên đại học.
- Công ty nên tăng cường hơn nữa công tác trẻ hóa đội ngũ công nhân viên.
Đồng thời vẫn nên trọng dụng những thợ bậc cao, những cán bộ khoa học kỹ thuật có
năng lực, trình độ, công tác lâu năm trong nghề.
Bên cạnh đó, ngày công lao động là một yếu tố quan trọng để tính lương cho CB-CNV. Ngoài việc phản ánh mức độ hao phí mà người lao động bỏ ra, nó còn phản
ánh tinh thần trách nhiệm và thái độ của công nhân viên đối với công việc. Vì thế cần đẩy mạnh công tác quản lý lương của người lao động :
Vì việc chấm công lao động chính xác không những sẽ tính lương hợp lý, công
bằng đối với nhân viên mà còn giúp cho người sử dụng lao động xem xét, đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ của từng người lao động đối với công việc được giao. Để điều
chỉnh các chính sách, chế độ phù hợp với trình độ chuyên môn, kỹ thuật mà người lao động đã cống hiến.
Tại công ty, kế toán lao động tiền lương có nhiệm vụ tổng hợp ngày công làm việc thực tế của CB-CNV nhưng không phải là người trực tiếp theo dõi công việc chấm
công. Công việc chấm công hàng ngày do những người được giao nhiệm vụ chấm công ở các phòng ban thực hiện. Việc đi trễ về sớm không đảm bảo giờ công làm việc không
được thể hiện trong bảng chấm công. Do vậy, để khắc phục tình trạng này, cán bộ lao động tiền lương nên thường xuyên theo dõi việc chấm công ở các phòng ban để việc
chấm công được chính xác hơn. Hơn nữa, cán bộ lao động tiền lương cũng nên theo dõi giờ công làm việc của CB-CNV.
Biện pháp để nâng cao tinh thần, trách nhiệm của người lao động :
Nếu đi trễ hoặc về sớm 3 lần trong 1 tháng thì sẽ bị trừ ¼ ngày công.
Nếu đi trễ hoặc về sớm 4-5 lần trong 1 tháng sẽ bị trừ ½ ngày công.
Nếu đi trễ hoặc về sớm trên 5 lần trong 1 tháng sẽ bị trừ một ngày công, đồng
thời phân loại bình xét : loại B hoặc loại C tùy vào mức độ vi phạm.
Trường hợp người lao động làm thêm giờ thì nên lập thêm chứng từ “Phiếu báo làm thêm giờ” cùng mức thưởng hợp lý để thực hiện việc trả lương đúng đắn và khuyến khích người lao động tăng năng suất công việc.
PHIẾU BÁO LÀM THÊM GIỜ
Ngày Tháng Năm
Họ và tên :
Đơn vị công tác :
Thời gian làm thêm Đơn giá Thành tiền Ký nhận Ngày tháng Công việc Tổng cộng x x x x Người lập (ký tên)
Cuối tháng căn cứ vào phiếu báo làm thêm giờ của từng cán bộ công nhân viên, nhân viên hạch toán tiền lương sẽ quy đổi số giờ làm thêm ra ngày công bằng cách lấy
tổng số giờ làm thêm chia cho 8. Nếu số ngày lẻ (dạng số thập phân) thì có thể làm tròn rồi đem bù trừ thời gian đó sang tháng sau. Làm được như vậy người lao động trong
công ty sẽ thấy phấn trấn hơn vì lao động của họ làm ra được bù đắp thỏa đáng.
Để tiền lương và tiền thưởng thật sự là đòn bẩy kích thích tinh thần làm việc
của người lao động, động viên CB-CNV làm việc thì công ty nên xây dựng phương
pháp trả lương thưởng cụ thể như : gắn kết việc chấm điểm thi đua năng suất (A, B, C)
hàng tháng. Loại A = 100% lương tháng, loại B = 70% lương tháng, loại C = 50% lương tháng. Đây là hình thức kinh tế tác động trực tiếp đến năng suất, chất lượng hiệu
quả trong lao động. Mặt khác cũng là cơ sở bình xét các danh hiệu thi đua cuối năm để
doanh nghiệp lựa chọn cán bộ nguồn, chọn đào tạo, khen thưởng, nâng lương trước thời
hạn. Đồng thời giảm mức độ vi phạm kỷ luật lao động. Do vậy, công ty nên sử dụng
thêm hình thức thưởng hàng tháng theo hệ số đóng góp vào công việc để tính mức thưởng và chi trả thưởng cho CB-CNV.
Để đánh giá hệ số đóng góp của người lao động, công ty nên dựa theo một số chỉ
tiêu thiết yếu sau :
Đảm bảo ngày công lao động.
Chấp hành kỷ luật lao động, nội quy công ty.
Đề xuất sáng kiến trong quản lý, tổ chức lao động, sản xuất kinh doanh của
công ty.
5.3 Kết luận :
Tóm lại, ta thấy công tác kế toán tiền lương ở công ty phà An Giang là tương đối
tốt. Với chế độ tiền lương ngày càng được cải thiện, công ty luôn chọn lựa và áp dụng phương thức trả lương, các hình thức phụ cấp có lợi hơn làm cho thu nhập của người lao động mỗi năm tăng lên đáng kể. Công tác tổ chức kế toán của công ty luôn dựa vào quy
định của Nhà nước.
Bộ phận kế toán và tiền lương luôn tính toán kịp thời và chính xác, chế độ nâng lương đảm bảo đúng thời gian quy định về tiền lương cũng đến tận tay người lao động,
còn về chế độ BHXH, BHYT, KPCĐ, trợ cấp ốm đau,… đều được trích nộp đúng thời
hạn quy định.
Với chủ trương sản xuất theo định hướng công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước, Ban Giám Đốc của công ty đã không ngừng cũng cố và hoàn thiện bộ máy quản
lý điều hành sản xuất kinh doanh. Mặt khác, công ty còn tạo điều kiện cho cán bộ công nhân viên được nâng cao tay nghề chuyên môn và năng lực quản lý nhằm đáp ứng nhu
cầu sản xuất kinh doanh trong thời kỳ mới.
Công ty luôn giữ vững tốc độ sản xuất kinh doanh năm sau cao hơn năm trước,
tuân thủ tốt các quy định hạch toán kế toán tài chính, giữ lành mạnh tài chính phục vụ
tốt việc đầu tư phát triển ngành phà và mở rộng sản xuất kinh doanh đa ngành nghề, chăm lo tốt đời sống cho người lao động và phục vụ tốt phúc lợi xã hội.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. TS. Phan Đức Dũng. 2006. Kế toán tài chính. Đại học quốc gia Thành Phố Hồ Chí
Minh, khoa Kinh tế. Nhà xuất bản Thống Kê.
2. Tạp chí lao động và xã hội. Tháng 12/2004. Số chuyên đề về chế độ tiền lương mới (Các Nghị Định về chế độ tiền lương mới, tư vấn tổ chức thực hiện). Quyển một.
3. Tạp chí lao động và xã hội. Tháng 1/2005. Số chuyên đề về chế độ tiền lương mới ( 23 Thông Tư hướng dẫn thực hiện chế độ mới về : tiền lương, bảo hiểm xã hội, trợ cấp
người có công). Quyển hai.
4. Lê Thị Thùy Trang. 2004. Phân tích kế toán tiền lương tại công ty Trách Nhiệm
Hữu Hạn Liên Doanh Công Nghiệp Thực Phẩm An Thái. Luận văn tốt nghiệp Cử nhân