Theo quy định hiện hành, hàng năm mỗi người trong danh sách của đơn vị được
nghỉ một số ngày phép tùy theo thâm niên (từ 12 ngày trở lên) mà vẫn được hưởng đủ lương. Trong thực tế việc nghỉ phép của người công nhân sản xuất không đồng đều
giữa các tháng trong năm.
Tỷ lệ trích trước theo
KH tiền lương nghỉ
phép của CNSX
Tổng số tiền lương nghỉ phép phải trả cho CNSX theo KH trong năm
Tổng số tiền lương chính phải trả cho CNSX theo KH trong năm
= Số trích trước theo kế hoạch tiền lương nghỉ phép của CNSX trong tháng Số tiền lương chính phải trả cho CNSX trong tháng Tỷ lệ trích trước theo KH tiền lương nghỉ phép của CNSX = *
TK 334 TK 622 TK 622 TK 622 TK 335 (1) (2) (4) (3) 2.3.4 Trình tự hạch toán :
_ Khi tính trước vào chi phí tiền lương nghỉ phép phải trả trong năm cho công
nhân sản xuất :
Nợ TK 622 - Chi phí nhân công trực tiếp
Có TK 335 - Chi phí phải trả
_ Khi thực tế phát sinh tiền lương nghỉ phép phải trả cho công nhân sản xuất :
Nợ TK 335 - Chi phí phải trả (số đã trích trước)
Có TK 334 - Phải trả người lao động
_ Nếu số trả lớn hơn số trích trước :
Nợ TK 622 - Chi phí công nhân trực tiếp
Nợ TK 335 - Chi phí phải trả
Có TK 334 - Phải trả người lao động
_ Nếu số trả nhỏ hơn số trích trước :
Nợ TK 335 - Chi phí phải trả
Có TK 334 - Phải trả người lao động
Có TK 622 - Chi phí công nhân trực tiếp
2.3.5 Sơ đồ tổng hợp tài khoản 335 :
(1) Tiền lương thực tế nghỉ phép. Thanh toán tiền lương nghỉ phép của CNSX. (2) Các khoản đã trích quá ghi giảm phí.
(3) Hàng tháng tiến hành trích trước tiền lương nghỉ phép của CNSX. (4) Các khoản trích thêm.
2.4 Phân tích chi phí lương : 2.4.1 Chi phí lương : 2.4.1 Chi phí lương :
Gồm chi phí lương trong sản xuất và chi chí lương ngoài sản xuất :
2.4.1.1 Chi phí lương trong sản xuất :
Chi phí lương công nhân trực tiếp sản xuất :
Nhân công trực tiếp là những người trực tiếp sản xuất sản phẩm. Lao động của
họ gắn liền với việc sản xuất sản phẩm. Sức lao động của họ được hao phí trực tiếp cho
sản phẩm họ sản xuất ra. Khả năng và kỹ năng của lao động trực tiếp sẽ ảnh hưởng đến
số lượng và chất lượng của sản phẩm.
Chi phí nhân công trực tiếp bao gồm : chi phí về tiền lương, các khoản trích theo lương của công nhân trực tiếp sản xuất. Chi phí nhân công trực tiếp được tính trực tiếp
vào sản phẩm họ sản xuất ra.
Chi phí lương công nhân gián tiếp sản xuất :
Ngoài lao động trực tiếp, trong quá trình sản xuất sản phẩm còn có những lao động phục vụ, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động sản xuất cả lao động trực tiếp.
Những lao động gián tiếp này tuy không trực tiếp sản xuất ra sản phẩm nhưng lại không
thể thiếu trong quá trình sản xuất (thợ bảo trì máy móc thiết bị, nhân viên quản lý phân xưởng,…)
Chi phí lao động gián tiếp không thể tính được một cách chính xác và cho từng
sản phẩm cụ thể mà sẽ được tính là một phần của chi phí sản xuất chung.
2.4.1.2 Chi phí lương ngoài sản xuất :
Đây là những chi phí phát sinh ngoài quá trình sản xuất liên quan đến việc quản
lý chung và tiêu thụ sản phẩm hàng hoá.
Chi phí lương nhân viên bán hàng : gồm các khoản tiền lương phải trả cho nhân viên bán hàng, nhân viên đóng gói, bảo quản sản phẩm hàng hoá, vận chuyển hàng hoá
đi tiêu thụ và các khoản trích BHXH, BHYT, KPCĐ.
Chi phí lương nhân viên quản lý doanh nghiệp : gồm tiền lương và các khoản
phụ cấp, ăn ca phải trả cho Ban Giám Đốc, nhân viên ở các phòng ban và các khoản trích BHXH, BHYT, KPCĐ.
2.4.2 Phân tích tình hình thực hiện chi phí tiền lương :
Dùng phương pháp so sánh, phân tích chung các chỉ tiêu chủ yếu :
2.4.2.1 Xác định chênh lệch về chi phí tiền lương :
Chênh lệch tổng
chi phí tiền lương =
Tổng chi phí tiền lương thực hiện
năm nay
- Tlương kế hoạchổng chi phí tiền
Tổng chi phí tiền lương thực hiện
Tổng chi phí tiền lương kế hoạch * 100%
Để đánh giá chi phí tiền lương chính xác người ta thường liên hệ với kết quả sản
xuất.
Khi phân tích về tiền lương của doanh nghiệp nói chung hoặc phân tích về
chi phí nhân công trực tiếp trong sản xuất, chúng ta cần lưu ý : - Trong sản xuất kinh doanh mục tiêu của doanh nghiệp là :
Nâng cao hiệu quả kinh tế.
Mở rộng sản xuất kinh doanh.
Thực hiện nghĩa vụ với Nhà nước.
Đảm bảođời sống của người lao động.
Do đó, tiền lương cho người lao động phải phục vụ được mục tiêu này của doanh nghiệp.
- Tăng tổng quỹ tiền lương, tăng tiền lương bình quân cho người lao động phải đảm bảo nguyên tắc : tốc độ tăng của tiền lương phải chậm hơn tốc độ tăng của năng suất laođộng, của kết quả sản xuất kinh doanh.
- Trong phân tích chi phí tiền lương chủ yếu là phân tích tỷ suất tiềnlương trên lợi nhuận và trên cơ sở biến động của tỷ suất tiền lương trên lợi nhuận để đánh
giá tình hình chung của chi phí tiền lương tăng giảm phù hợp với kết quả sản xuất kinh
doanh của đơn vị.
Chênh lệch tổng chi phí tiền lương
Tổng chi phí tiền lương kế hoạch * 100%
% chênh lệch =
Chênh lệch tổng
chi phí tiền lương điều chỉnh
theo lợi nhuận
Lợi nhuận thực hiện
Lợi nhuận kế hoạch
Tổng chi phí tiền lương thực hiện Tổng chi phí tiền lương kế hoạch - * = * 100% % thực hiện có liên hệ với kết quả sản xuất
Tổng chi phí tiền lương thực hiện
Tổng chi phí tiền Lợi nhuận thực hiện lương kế hoạch Lợi nhuận kế hoạch
=
2.4.2.2 Tỷ suất tiền lương trên lợi nhuận :
Nếu chỉ xác định tỷ suất chi phí nhân công trực tiếp trong sản xuất thì được thực hiện tương tự theo công thức
- Khi tỷ suất tiền lương trên lợi nhuận giảm mà tiền lương của người lao
động tăng hoặc không thay đổi là hiện tượng tốt.
- Khi tỷ suất tiền lương trên lợi nhuậntăng do tăng tiền lương bình quân của người lao động nhưng không ảnh hưởng xấu đến hiệu quả kinh doanh thì nên chấp
nhận.
- Khi tỷ suất tiền lương trên lợi nhuận tăng mà tiền lương bình quân của người lao động bị giảm tức là sử dụng lao động thấp, ảnh hưởng đến hiệu quả lao động và ảnh hưởng đến đời sống của người lao động. Doanh nghiệp cần cải tiến
toàn bộ hoạtđộng của mình, đặc biệt là việc sử dụng lao độngnhư : Cải tiến tổ chức bộ máy quản lý.
Cải tiến mạng lưới kinh doanh.
Phân bổ lao động vào các bộ phận trong doanh nghiệp cho hợp lý.
Xem xét lại mức độ sử dụng lao động hợp lý của doanh nghiệp, đặc biệt
là lao động trực tiếp sản xuất.
Cải tiến máy móc trang thiết bị công nghệ mới cho người lao động để nâng
cao năng suất laođộng.
Nâng cao tay nghề và trình độ của người lao động.
Khi phân tích chi phí tiền lương ngoài việc xác định tỷ suất tiền lương trên lợi nhuận, chúng ta còn xác định chênh lệch của chi phí tiền lương có liên hệ với kết
quả sản xuất kinh doanh.
Tổng chi phí tiền lương
Lợi nhuận
Tỷ suất tiền lương trên
lợi nhuận = * 100%
Tỷ suất chi phí tiền lương trực tiếp sản xuất
Tổng chi phí tiền lương trực tiếp sản xuất Giá trị sản lượng = * 100% Chênh lệch tổng chi phí tiền lương điều chỉnh
theo lợi nhuận
Lợi nhuận thực hiện
Lợi nhuận kế hoạch
Tổng chi phí tiền lương thực hiện Tổng chi phí tiền lương kế hoạch - * =
Việc đánh giá sự biến động của chi phí tiền lương có liên hệ với kết quả sản
xuất kinh doanh sẽ chính xác hơn.
Nếu dấu hiệu là âm (-) nói lên mức tiết kiệmtương đối
Nếu dấu chênh lệchlà dương (+) nói lên mức chênh lệch quỹ lương không hợp lý.
Khi phân tích chi phí tiền lương cần xem xét tiền lương bình quân thực tế của người lao động.
Khi phân tích cần đánh giá tiền lương bình quân đó có đảm bảo đời sống thiết yếu của người lao động không. Trong điều kiện có lạm phát phải điều chỉnh
tiền lương bình quân dựa vào các chỉ số giá để có điều kiện so sánh và đánh giá chính xác.
Khi phân tích dự kiến về tổng chi phí tiềnlương cho kỳ kế hoạch, cần dựa vào các hình thức trả công lao động trong doanh nghiệp để xác định. Ở doanh nghiệp,
nếu xuất hiện nhu cầu mới về lao động, doanh nghiệp cần cân nhắc lựa chọn việc sử
dụng lao động hợp đồng dài hạn và ngắn hạn sao cho tổng chi phí phải trả là thấp
nhất, từđó dẫnđến tỷ suất chi phí tiềnlương có điền kiện giảm.
Đối với những loại công việc có tính chất thời vụ hay chỉ dồn dập trong
một thời gian nhất định thì doanh nghiệp nên thuê lao động ngắn hạn. Còn những công việc có tính chất thường xuyên, có điều kiện sử dụng lao động liên tục thì thuê hợp đồng dài hạn. Như vậy, nếu có sự kết hợp giữa lao động hợp đồng dài hạn
và lao động hợp đồng ngắn hạn trong điều kiện có thể thì việc sử dụng lao động sẽ có
hiệu quả hơn.
2.4.2.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến chi phí lương :
Phân tích chi phí tiền lương là phân tích tổng quỹ tiền lương m à mụcđích là nhằm tăng cường hiệu quả sử dụng lao động (năng suất lao động) song song với việc
quan tâm đến tiền lương bình quân của người lao động.
Hai yếu tố trên có quan hệ hữu cơ, nhân quả : yếu tố tiềnlương bình quân vừa là nguyên nhân vừa là kết quả của yếu tố năng suất lao động và ngược lại. Trong đó tốc độ tăng năng suất lao động phải cao hơn tốc độ tăng tiền lương bình quân là một vận động hợp quy luật phát triển.
Ta có công thức tính quỹ lương và năng suất lao động như sau :
Quỹ tiền lương Số lao động
(bình quân)
Tiền lương
(bình quân)
= *
Năng suất lao động
(bình quân)
Doanh thu Số lao động (bình quân) =
Công thức quỹ tiền lương được viết lại theo mối quan hệ với các nhân tố :
doanh thu, năng suất lao động, tiền lương như sau :
Quỹ tiền lương
Doanh thu
Năng suất lao động (bình quân)
Tiền lương
(bình quân)
= *
Số lao động (bình quân)
Doanh thu
Năng suất lao động (bình quân) =
Chương 3
KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY PHÀ AN GIANG
3.1 Quá trình hình thành và phát triển công ty phà An Giang :
Công ty phà An Giang được hình thành và đi vào hoạt động từ năm 1996 theo
Quyết định thành lập công ty số 83/QĐUB ngày 7/12/1996 của Uỷ Ban Nhân Dân tỉnh An Giang. Công ty phà được thành lập để thực hiện mục tiêu chủ yếu là cung ứng dịch
vụ vận chuyển ngang sông, thu phí Cầu - Đường bộ, vận tải hàng hóa sông, sản xuất sản
phẩm cơ khí giao thông, xây dựng công trình giao thông. Tên công ty : Công ty phà An Giang
Tên giao dịch quốc tế : An Giang Ferry Company
Trụ sở chính : 360 Lí Thái Tổ – Phường Mỹ Long – TP.Long Xuyên – An Giang
Điện thoại : (076). 846379 – 841919 Fax : 076.842723
Email : angiangferry@vnn.vn
Lĩnh vực hoạt động bao gồm :
1. Vận tải hàng hóa và các phương tiện giao thông đường bộ.
2. Tổ chức cứu hộ các phương tiện giao thông thủy, đóng mới và sửa chữa các phương
tiện vận tải thủy, lắp đặt hệ động lực các phương tiện tàu sông, gia công, lắp ráp, sửa
chữa ponton, cầu sắt, nạo vét luồng lạch lòng sông, bến bãi. 3. Dịch vụ vận tải hàng hóa đường sông, đường biển.
4. Thiết kế phương tiện vận tải thủy, thiết kế công trình giao thông (cầu, đường bộ).
5. Thi công xây dựng công trình giao thông (cầu, đường bộ).
Công ty phà An Giang đã chính thức đi vào hoạt động ngày 1/1/1997 trên cơ sở
sáp nhập các bến phà An Hoà, Năng Gù, Châu Giang, Cồn Tiên và Xí Nghiệp Cơ Khí
Giao Thông thực hiện nhiệm vụ tổ chức đưa đón hành khách, hàng hoá, xe trong và
ngoài tỉnh và sản xuất kinh doanh ngành nghề cơ khí giao thông thuỷ nội địa.
Do công ty mới được thành lập nên trong thời gian đầu hoạt động công ty gặp không ít khó khăn trong quản lý và điều hành việc sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên, dưới
sự điều hành của Ban Giám Đốc và sự nỗ lực, quyết tâm của tập thể cán bộ đã từng bước đưa công ty đi lên. Doanh thu năm 1997 chỉ đạt 8,3 tỷ còn hiện nay năm 2007 doanh thu lên đến 89 tỷ. Đạt được thành quả đó là do công ty luôn đầu tư phương tiện,
máy móc, thiết bị công nghệ, đổi mới phương thức quản lý phù hợp với nền kinh tế thị trường.
Đặc biệt chỉ trong thời gian 5 năm (1997 – 2002) công ty đạt được một số thành quả trên lĩnh vực đầu tư phát triển sản xuất như : năm 1999 công ty đã đầu tư xây dựng
mới bến phà Thuận Giang, lắp đặt ponton cầu dẫn, trụ sở làm việc, trang bị phà trọng tải
lớn tạo điều kiện phục vụ tốt nhân dân, đảm bảo an toàn giao thông thông suốt thay thế
các bến bãi chuồi do địa phương giao. Năm 2000 công ty đầu tư xây dựng cầu Ông Chưởng với tổng kinh phí trên 22 tỷ. Đến tháng 10/2002 chính thức đi vào hoạt động,
ponton cầu dẫn cho hai bến phà Năng Gù và Châu Giang với quy mô lớn để phục vụ phà hai đầu với tổng kinh phí trên 15 tỷ. Các cơ sở hạ tầng của bến phà này được xây dựng văn minh, khang trang, lịch sự. Công ty đã đầu tư xây dựng cầu Cồn Tiên với tổng
kinh phí trên 100 tỷ, ngày 30/4/2007 đi vào hoạt động thay cho bến phà Cồn Tiên và
đang trình UBND tỉnh để xây dựng cầu Tân An.
Với những nỗ lực trên công ty đã nhận được huân chương chương lao động hạng III, II, I. Đón nhận danh hiệu “Anh hùng lao động trong thời kỳ đổi mới” do Chủ Tịch Nước trao tặng, nhận cờ thi đua của Chính Phủ, cờ thi đua của UBND tỉnh và nhiều
bằng khen của Thủ Tướng Chính Phủ, UBND tỉnh.
Công ty phà An Giang là doanh nghiệp Nhà nước hạch toán độc lập, thực hiện
cung ứng dịch vụ theo giá, thu phí theo qui định của Nhà nước. Với nhiệm vụ quản lý
hoạt động kinh doanh, thực hiện đúng chế độ và các quy định về quản lý vốn, tài sản,
chịu trách nhiệm về tính chính xác của việc kê khai, đánh giá khách quan về hoạt động
doanh nghiệp theo nguyên tắc bảo tồn và phát triển vốn.
3.2 Cơ cấu tổ chức của công ty : 3.2.1 Tổ chức bộ máy quản lý :
Công ty phà An Giang có cấu trúc chức năng trực tuyến, Ban Giám Đốc trực
tiếp giám sát, điều hành mọi hoạt động của công ty, các phòng ban và các trạm, các xí
nghiệp đóng trên địa bàn tỉnh An Giang. Tổ chức bộ máy của công ty được xây dựng theo phương châm tinh gọn, linh hoạt, đảm bảo được hiệu lực quản lý và phục vụ tốt
nhất, nhanh nhất cho hoạt động kinh doanh.
Sơ đồ 3.1 : Tổ chức công ty phà An Giang
Phòng Kế Hoạch Tổng Hợp Phòng Vật Tư Phòng Tổ Chức Hành Chính Phòng Kỹ Thuật Phòng Kế Hoạch Tài Vụ Xí Nghiệp An Hoà Xí Nghiệp Cơ Khí Giao Thông Xí Nghiệp Vận Tải Sông Biển Xí Nghiệp Cầu Phà Thuận Giang Xí Nghiệp Phà Năng Gù Xí Nghiệp Phà Châu Giang Ban Giám Đốc Trạm Thu Phí tỉnh lộ 941 Nguồn : Phòng Tổ Chức Hành Chính