0
Tải bản đầy đủ (.doc) (67 trang)

Khả năng thanh toán lãi vay

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN CƠ KHÍ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH-THỪA THIÊN HUẾ (COXANO) (Trang 44 -67 )

Tỷ số này dùng để đo mức độ mà lợi nhuận phát sinh do sử dụng vốn để đảm bảo trả lãi vay hàng năm của Công ty. Khả năng thanh toán lãi vay của Công ty trong 3 năm qua được thể hiện qua bảng sau:

Bảng 2.14: Khả năng thanh toán lãi vay của công ty giai đoạn 2008-2010

Đơn vị tính: triệu đồng

CHỈ TIÊU 2008 2009 2010 Chênh lệch

09/08 10/09 1.Lợi nhuận trước thuế 2.225,64 2.432,93 2.184,69 207,29 -248,24 2.Lãi vay 2.877,28 1.126,89 3.017,49 -1.750,39 1.890,6 3.Khả năng thanh toán

lãi vay (lần) 1,77 3,16 1,72 1,39 1,39

Nguồn: Bảng báo cáo kết quả SXKD – Phòng tài vụ

Trương Viết Tú - Lớp K41 Marketing 44

Từ bảng số liệu phân tích ở trên ta thấy khả năng thanh toán lãi vay của công ty là tương đối tốt. Năm 2009 hệ số này đạt là 3,16 lần, tăng1,39 lần so với năm 2008. Bởi vì, trong năm 2009 tổng lợi nhuận trước thuế đạt 2.432,93 triệu đồng, trong khi đó lãi tiền vay lại giảm mạnh làm cho khả năng đảm bảo lãi vay trong năm là rất thấp. Sang năm 2010 thì lợi nhuận trước thuế của Công ty giảm xuống, bên cạnh đó thì các khoản nợ trong năm này cũng tăng, làm lãi tiền vay tăng mạnh do đó mà hệ số thanh toán lãi vay của Công ty tăng lên so với năm 2009. Trong những năm qua, Công ty đang từng bước khắc phục và đang dần làm ăn có hiệu quả, nên đảm bảo chi trả lãi nợ vay đầy đủ và Công ty luôn có xu hướng giảm các khoản vay dài hạn, tăng các khoản nợ ngắn hạn để giảm chi phí lãi vay, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh.

2.2.4. Hiệu quả sử dụng vốn

2.2.4.1. Phân tích hiệu quả sinh lời

Bảng 2.15: Chỉ tiêu về hiệu quả sinh lợi của công ty giai đoạn 2008-2010

Đơn vị tính: triệu đồng

CHỈ TIÊU 2008 2009 2010 Chênh lệch

09/08 10/09 1.Doanh thu thuần 83.194,40 87.513,94 75.047,36 4.349,54 -12.466,58 2.Lợi nhuận sau thuế 2.105,99 2.193,07 1.976,19 87,08 -216,88 3.Tổng tài sản 70.057,82 75.060,67 76.759,12 5.002,85 1.698,45 4.Vốn CSH bình

quân 14.807,55 15.556,95 15.551,50 74,94 -5,45

5.Tỷ suất sinh lợi

trên doanh thu (%) 2,53 2,51 2,63 -0,02 0,12

6.Tỷ suất sinh lợi

trên tổng tài sản (%) 3,01 2,29 2,57 -0,09 -0,35 7. Tỷ suất sinh lợi 14,22 14,09 12,70 -0,13 -1,39

Trương Viết Tú - Lớp K41 Marketing 45

trên VCSH (%)

Nguồn: Bảng báo cáo kết quả SXKD – Phòng tài vụ

* Tỷ suất sinh lời trên doanh thu

Chỉ tiêu này phản ánh cứ 100 triệu đồng doanh thu trong kỳ phân tích thì có bao nhiêu đồng lợi nhuận. Điều này có nghĩa trong năm 2008 cứ 100 triệu đồng doanh thu trong kỳ phân tích thì có 2,53 triệu đồng lợi nhuận, năm 2009 là 2,51 triệu đồng lợi nhuận, sang năm 2010 là 2,63 triệu đồng lợi nhuận. Điều này cho thấy tỷ suất sinh lợi trên doanh thu của Công ty có sự biến động qua các năm, tuy trong năm 2009 tỷ suất có giảm so với năm 2008 nhưng lợi nhuận trong năm này có tăng, chứng tỏ Công ty vẫn đảm bảo được lợi nhuận ngày một tăng. Trong năm 2010 tỷ suất này đã giảm xuống so với năm 2009, doanh thu trong năm này cũng giảm xuống nhưng không đáng kể làm cho lợi nhuận cũng giảm theo, nhưng tốc độ giảm của lợi nhuận thấp hơn nên đã làm cho tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu năm này giảm đi. Như vậy, doanh thu hàng năm có sự biến động mạnh nhưng Công ty vẫn luôn đảm bảo được mức lợi nhuận là tương đối tốt, cho thấy tình hình kinh doanh của Công ty trong những năm qua từng bước khắc phục và có hiệu quả.

* Tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản ( Hiệu suất đầu tư tính trên tài sản )

Đây là chỉ tiêu tổng hợp nhất được dùng để đánh giá khả năng sinh lợi của một đồng vốn đầu tư. Năm 2008 tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản là 3,01%, năm 2009 tỷ suất sinh lợi này là 2,29% và năm 2010 là 2,57%. Nhìn chung, tỷ suất này có biến động qua các năm, trong năm 2009 tỷ suất sinh lời giảm so với 2008 là do công ty kinh doanh có nhiều kho khăn, cho nên lợi nhuận trong năm này giảm đi rất nhiều trong khi đó mức độ của tài sản cũng giảm làm cho tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản. Sang năm 2010 thì tỷ suất sinh lợi này có chiều hướng giảm xuống thêm, nhưng ở tốc độ thấp, tỷ suất sinh lợi trong năm vẫn ở mức chấp nhận được. Nhìn chung, qua các năm tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản có biến động nhưng vẫn theo xu hướng tích cực và ngày càng đem lại hiệu quả cho Công ty khi mà mở rộng đầu tư quy mô sản xuất trong những năm tới.

Trương Viết Tú - Lớp K41 Marketing 46

* Tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu

Tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu của Công ty biến động qua các năm. Năm 2008, tỷ suất sinh lợi đạt được là cao nhất, đạt 14,22%. Nguyên nhân, do trong năm 2008 Công ty hoạt động kinh doanh có hiệu quả cao hơn làm cho lợi nhuận từ sản xuất kinh doanh tăng nhiều đồng thời lợi nhuận khác cũng tăng cao, đã làm cho tổng lợi nhuận sau cùng tăng, từ kết quả trên cho thấy vốn chủ sở hữu trong năm 2008 có hiệu quả hơn.

Sang năm 2009, tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu giảm mạnh chỉ còn 14,09% giảm tới 0,13% so với năm trước. Nguyên nhân là do tốc độ tăng của lợi nhuận sau thuế nhanh hơn của vốn chủ sở hữu. Công ty chủ yếu sử dụng vốn chủ sở hữu để tài trợ cho tài sản của mình, do vậy trong năm 2010 tỷ suất sinh lợi này giảm mạnh, chứng tỏ tài sản của Công ty chưa được sử dụng hợp lý để đem lại mức lợi nhuận như trong năm 2010, làm cho vốn chủ sở hữu sử dụng kém hiệu quả đi. Nhìn chung, vốn sở hữu của Công ty bỏ ra đầu tư đạt được mức sinh lợi khá tốt, thấp nhất cũng đạt 12,70%, chứng tỏ vốn chủ sở hữu bỏ ra đầu tư đều đem lại hiệu quả. Tuy nhiên, tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu của Công ty đang có xu hướng không tốt. Công ty cần khắc phục tình trạng này để duy trì mức phát triển của năm 2010, không ngừng nâng cao hiệu quả vốn chủ sở hữu.

2.2.4.2. Hiệu quả sử dụng tổng vốn2.2.4.2.1. Hệ số vòng quay tài sản2.2.4.2.1. Hệ số vòng quay tài sản 2.2.4.2.1. Hệ số vòng quay tài sản

Bảng 2.16: Số vòng quay tài sản của công ty giai đoạn 2008-2010

Đơn vị tính: triệu đồng

CHỈ TIÊU 2008 2009 2010 Chênh lệch

09/08 10/09 1.Doanh thu thuần 38.164,40 87.513,94 75.047,36 4.349,54 -12.466,58 2.Tổng tài sản 70.057,82 75.060,67 76.759,12 5.002,85 1.698,45 3.Số vòng quay

TS(vòng) 1,19 1,17 0,98 -0,12 -0,19

Nguồn: Bảng báo cáo kết quả SXKD – Phòng tài vụ Hệ số vòng quay tài sản phụ thuộc bởi doanh thu và tài sản sử dụng. Số vòng quay tài sản của Công ty thấp và biến động qua các năm. Cụ thể là năm 2009, tài sản

Trương Viết Tú - Lớp K41 Marketing 47

đầu tư của Công ty là 75.060,67 tỷ đồng, thu được 87,51 tỷ đồng doanh thu do vậy số vòng quay tài sản là 1,17 vòng. Nếu so với năm 2008 thì tốc độ luân chuyển tài sản đã (giảm 0,02 vòng). Sang năm 2010, tốc độ luân chuyển tài sản bị (giảm xuống 0,19 vòng) so với năm 2009, trong năm 2010 công ty đầu tư 76,75 tỷ đồng tài sản mà thu về được 75,04 tỷ đồng doanh thu. Nhìn chung, trong giai đoạn 2008 – 2009 số vòng quay đã giảm đi, chứng tỏ Công ty đã sử dụng tài sản chưa có hiệu quả. Còn trong giai đoạn 2009 – 2010, tuy số vòng quay thấp hơn nhưng có chiều hướng ngày càng được cải thiện. Đây cũng thể hiện thành công trong việc sử dụng vốn của công ty.

2.2.4.2.2. Phân tích khả năng chuyển đổi thành tiền của các khoản phải thu

Bảng 2.17: Khả năng chuyển đổi thành tiền của các khoản phải thu

Đơn vị tính: triệu đồng CHỈ TIÊU 2008 2009 2010 09/08Chênh lệch10/09 1.Doanh thu thuần 83.164,40 87.513,94 75.047,36 4.349,54 -12.466,58 2.KPT bình quân 16.932,98 16.615,83 18.847,29 -317,15 2.231,46 3.Vòng quay các

KPT 4,91 5,27 3,87 0,36 -1,29

4.Kỳ thu tiền bình

quân (ngày) 73,30 68,35 90,41 -4,95 22,06

Nguồn: Bảng báo cáo kết quả SXKD – Phòng tài vụ Khả năng chuyển đổi thành tiền của các khoản phải thu phản ánh tốc độ chuyển đổi các khoản phải thu thành tiền mặt, khả năng thu hồi nợ của công ty và được thể hiện qua bảng 2.17. Qua bảng phân tích số liệu ở bảng trên chúng ta có thể thấy rằng, các khoản phải thu của Công ty trong những năm qua có sự giảm xuống, tăng lên đáng kể,

Trương Viết Tú - Lớp K41 Marketing 48

đây là dấu hiệu rất tốt của công ty trong việc quản lý và thu hồi công nợ. Trong khi đó doanh thu lại có sự biến động mạnh mẽ qua các năm, làm cho vòng quay các khoản phải thu cũng có sự biến động theo. Năm 2008 vòng luân chuyển các khoản phải thu đạt tới 4,91 vòng, thì sang 2009 tăng lên 5,72 vòng, tăng 0,36 vòng so với năm 2008. Kết quả như vậy là do giá trị khoản phải thu trong năm 2009 đã giảm xuống so với năm 2008 ( giảm gần 0,32 tỷ đồng ), trong khi đó doanh thu năm 2009 lại tăng lên rất nhiều so với năm 2008 ( tăng hơn 4 tỷ đồng ). Qua đó chúng ta thấy rằng tình hình thu hồi nợ trong năm này tốt hơn so với trong năm 2008, công ty kinh doanh có hiệu quả, công tác quản lý, thu hồi nợ rất tốt tuy nhiên, trong những năm qua công ty đã nỗ lực không ngừng trong việc thu hồi các khoản nợ, các khoản nợ của công ty năm sau đã giảm rất lớn so với năm trước. Sang năm 2010, vòng luân chuyển các khoản phải thu giảm, cụ thể là giảm xuống là 3,98 vòng. Tốc độ luân chuyển vốn giảm qua đó cho ta thấy rằng trong năm 2010 công ty kinh doanh không được hiệu quả, công tác quản lý, thu hồi nợ không được tốt tuy nhiên, trong những năm qua công ty đã nỗ lực không ngừng trong việc thu hồi các khoản nợ, các khoản nợ của công ty năm sau đã giảm rất lớn so với năm trước. Với sự biến động của vòng luân chuyển các khoản phải thu thì kỳ thu tiền bình quân của công ty cũng có sự biến động theo. Năm 2009 kỳ thu tiền bình quân là 68,35 ngày, giảm 4,95 ngày so với năm 2008, sang năm 2010 thì kỳ thu tiền bình quân lại tăng lên 90,11 ngày, tăng 22,06 ngày so với năm 2009.

Nhìn chung, Công ty đã thực hiện khá tốt công tác quản lý và thu hồi các khoản phải thu. Mặc dù doanh thu qua 3 năm có sự biến động mạnh mẽ nhưng công ty vẫn thực hiện thu hồi nợ khá tốt, nhưng khoản phải thu không được giảm qua các năm mà lại tăng. Do vậy mà đã làm cho vòng luân chuyển các khoản phải thu và kỳ thu tiền bình quân của công ty có sự biến động, nhưng công ty đang cố dần dần khắc phục theo chiều hướng tích cực. Trong những năm tiếp theo, quy mô sản xuất kinh doanh ngày càng được mở rộng vì vậy công ty cần phải phát huy tốt hơn nữa những điều đã đạt được trong việc quản lý và thu hồi các khoản phải thu.

2.2.4.2.3. Phân tích khả năng chuyển đổi thành tiền của hàng tồn kho

Trong hoạt động sản xuất kinh doanh thì việc tồn trữ nguyên vật liệu, sản phẩm đóng vai trò rất quan trọng, nó đảm bảo tính liên tục của quá trình sản xuất kinh

Trương Viết Tú - Lớp K41 Marketing 49

doanh. Vấn đề đặt ra ở đây là phải xác định được lượng giá trị tồn kho bao nhiêu để không xảy ra tình trạng ứ đọng vốn, tối thiểu hóa được chi phí bảo quản, chi phí dự trữ mà vẫn đảm bảo được tính liên tục cho sản xuất.

Bảng 2.18: Hệ số vòng quay hàng tồn kho của Công ty

Đơn vị tính: triệu đồng CHỈ TIÊU 2008 2009 2010 09/08Chênh lệch10/09 1.Giá vốn hàng bán 78.205,58 83.663,65 68.188,57 5.458,07 -15.475,08 2.Giá trị tồn kho bình quân 33.172,78 36.063,09 32.473,01 2.890,31 -3.590,08 3.Số vòng quay HTK 2,36 2,32 2,09 -0,04 -0,23 4.Số ngày BQ 1VQ HTK 152,70 155,18 171,44 2,48 16,26

Nguồn: Bảng báo cáo kết quả SXKD – Phòng tài vụ Qua bảng số liệu phân tích ở trên, cho thấy tổng trị giá hàng tồn kho của công ty trong thời gian qua là tương đối lớn và ngày càng tăng lên. Năm 2008, tổng giá trị tồn kho của công ty là 33.172,78 triệu đồng. Sang năm 2009, tổng giá trị tồn kho tăng lên 36.063,09 triệu đồng, tăng 2.890,31 triệu đồng so với năm 2008. Đến năm 2010, con số này giảm xuống còn lại 32.473,01 triệu đồng, giảm 3.590,08 triệu đồng so với năm 2009. Sự biến động của hàng tồn kho trong những năm qua, chủ yếu là sự tăng lên của sản phẩm sản xuất kinh doanh dở dang bởi vậy quy mô sản xuất kinh doanh của công ty ngày càng được mở rộng. Bên cạnh đó giá vốn hàng bán của công ty lại biến động mạnh qua các năm, năm 2009 giá vốn hàng bán đạt cao nhất là 83.663,65 triệu đồng, tăng5.458,07 triệu đồng so với năm 2008. Sang năm 2010, giá vốn hàng bán giảm xuống còn lại 68.188,57 triệu đồng, giảm xuống 15.475,08 triệu đồng so với năm 2009 do trong năm này giá trị các công trình xây dựng của công ty là chưa lớn . Sự biến động của giá vốn hàng bán trong thời gian qua làm cho số vòng quay hàng tồn kho có sự biến động theo. Năm 2008, số vòng quay tồn kho là 2,36 vòng, đến năm 2009 số vòng quay này là 2,32 vòng, giảm xuống 0,04 vòng so với năm 2008. Nguyên nhân của sự giảm xuống của vòng quay tồn kho trong năm 2009 là do tốc độ gia tăng của giá trị hàng tồn kho là thấp hơn tốc độ tăng của giá vốn hàng bán. Sang năm 2010

Trương Viết Tú - Lớp K41 Marketing 50

thì vòng quay hàng tồn kho giảm là do giá trị hàng tồn kho tăng, trong khi đó giá vốn hàng bán trong năm này lại tăng mạnh. Do sự biến động của vòng quay hàng tồn kho làm cho số ngày bình quân một vòng quay hàng tồn kho có sự biến động theo và năm 2010 thì con số này chỉ là 2,09 vòng, giảm xuống 0,23 vòng so với 2009. Nguyên nhân của sự giảm xuống của vòng quay tồn kho trong năm 2009 là do tốc độ gia tăng của giá trị hàng tồn kho là lớn hơn tốc độ tăng của giá vốn hàng bán. Sang năm 2009 và 2010 thì vòng quay hàng tồn kho giảm là do giá trị hàng tồn kho giảm, trong khi đó giá vốn hàng bán trong năm này lại giảm mạnh. Do sự biến động của vòng quay hàng tồn kho làm cho số ngày bình quân một vòng quay hàng tồn kho có sự biến động theo. Nhìn chung, thời gian tồn kho của công ty trong những năm qua là rất lớn, năm 2008 thời gian tồn kho là 152,70 ngày, sang năm 2009 là 155,18 ngày, đã tăng lên 2,48 ngày so với năm 2008 điều này cho thấy rằng, công ty đang ngày càng mở rộng sản xuất kinh doanh, hứa hẹn đem lại doanh thu cao trong những năm tới, đến năm 2010 thời gian tồn kho này lên đến 171,44 ngày, tăng 16,26 ngày so với năm 2009. Điều này cho thấy rằng, công ty đang ngày càng mở rộng sản xuất kinh doanh, hứa hẹn đem lại doanh thu cao trong những năm tới. Tuy nhiên, giá trị hàng tồn kho của công ty trong những năm qua là rất lớn, nó chiếm tỷ trọng rất lớn trong tổng nguồn vốn lưu động của Công ty. Vì thế, công ty cần hết sức coi trọng trong việc đánh giá ảnh hưởng của bộ phận này tới kết quả kinh doanh. Trong thời gian tới, công ty cần hoạch định lượng hàng tồn kho trên cơ sở khả năng sản xuất thực nhằm tính được lượng hàng tồn kho tối ưu, đảm bảo tính liên tục cho sản xuất với mức chi phí bảo quản, tồn trữ là thấp nhất,

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN CƠ KHÍ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH-THỪA THIÊN HUẾ (COXANO) (Trang 44 -67 )

×