Trong hoạt động sản xuất kinh doanh thì việc tồn trữ nguyên vật liệu, sản phẩm đóng vai trò rất quan trọng, nó đảm bảo tính liên tục của quá trình sản xuất kinh
Trương Viết Tú - Lớp K41 Marketing 49
doanh. Vấn đề đặt ra ở đây là phải xác định được lượng giá trị tồn kho bao nhiêu để không xảy ra tình trạng ứ đọng vốn, tối thiểu hóa được chi phí bảo quản, chi phí dự trữ mà vẫn đảm bảo được tính liên tục cho sản xuất.
Bảng 2.18: Hệ số vòng quay hàng tồn kho của Công ty
Đơn vị tính: triệu đồng CHỈ TIÊU 2008 2009 2010 09/08Chênh lệch10/09 1.Giá vốn hàng bán 78.205,58 83.663,65 68.188,57 5.458,07 -15.475,08 2.Giá trị tồn kho bình quân 33.172,78 36.063,09 32.473,01 2.890,31 -3.590,08 3.Số vòng quay HTK 2,36 2,32 2,09 -0,04 -0,23 4.Số ngày BQ 1VQ HTK 152,70 155,18 171,44 2,48 16,26
Nguồn: Bảng báo cáo kết quả SXKD – Phòng tài vụ Qua bảng số liệu phân tích ở trên, cho thấy tổng trị giá hàng tồn kho của công ty trong thời gian qua là tương đối lớn và ngày càng tăng lên. Năm 2008, tổng giá trị tồn kho của công ty là 33.172,78 triệu đồng. Sang năm 2009, tổng giá trị tồn kho tăng lên 36.063,09 triệu đồng, tăng 2.890,31 triệu đồng so với năm 2008. Đến năm 2010, con số này giảm xuống còn lại 32.473,01 triệu đồng, giảm 3.590,08 triệu đồng so với năm 2009. Sự biến động của hàng tồn kho trong những năm qua, chủ yếu là sự tăng lên của sản phẩm sản xuất kinh doanh dở dang bởi vậy quy mô sản xuất kinh doanh của công ty ngày càng được mở rộng. Bên cạnh đó giá vốn hàng bán của công ty lại biến động mạnh qua các năm, năm 2009 giá vốn hàng bán đạt cao nhất là 83.663,65 triệu đồng, tăng5.458,07 triệu đồng so với năm 2008. Sang năm 2010, giá vốn hàng bán giảm xuống còn lại 68.188,57 triệu đồng, giảm xuống 15.475,08 triệu đồng so với năm 2009 do trong năm này giá trị các công trình xây dựng của công ty là chưa lớn . Sự biến động của giá vốn hàng bán trong thời gian qua làm cho số vòng quay hàng tồn kho có sự biến động theo. Năm 2008, số vòng quay tồn kho là 2,36 vòng, đến năm 2009 số vòng quay này là 2,32 vòng, giảm xuống 0,04 vòng so với năm 2008. Nguyên nhân của sự giảm xuống của vòng quay tồn kho trong năm 2009 là do tốc độ gia tăng của giá trị hàng tồn kho là thấp hơn tốc độ tăng của giá vốn hàng bán. Sang năm 2010
Trương Viết Tú - Lớp K41 Marketing 50
thì vòng quay hàng tồn kho giảm là do giá trị hàng tồn kho tăng, trong khi đó giá vốn hàng bán trong năm này lại tăng mạnh. Do sự biến động của vòng quay hàng tồn kho làm cho số ngày bình quân một vòng quay hàng tồn kho có sự biến động theo và năm 2010 thì con số này chỉ là 2,09 vòng, giảm xuống 0,23 vòng so với 2009. Nguyên nhân của sự giảm xuống của vòng quay tồn kho trong năm 2009 là do tốc độ gia tăng của giá trị hàng tồn kho là lớn hơn tốc độ tăng của giá vốn hàng bán. Sang năm 2009 và 2010 thì vòng quay hàng tồn kho giảm là do giá trị hàng tồn kho giảm, trong khi đó giá vốn hàng bán trong năm này lại giảm mạnh. Do sự biến động của vòng quay hàng tồn kho làm cho số ngày bình quân một vòng quay hàng tồn kho có sự biến động theo. Nhìn chung, thời gian tồn kho của công ty trong những năm qua là rất lớn, năm 2008 thời gian tồn kho là 152,70 ngày, sang năm 2009 là 155,18 ngày, đã tăng lên 2,48 ngày so với năm 2008 điều này cho thấy rằng, công ty đang ngày càng mở rộng sản xuất kinh doanh, hứa hẹn đem lại doanh thu cao trong những năm tới, đến năm 2010 thời gian tồn kho này lên đến 171,44 ngày, tăng 16,26 ngày so với năm 2009. Điều này cho thấy rằng, công ty đang ngày càng mở rộng sản xuất kinh doanh, hứa hẹn đem lại doanh thu cao trong những năm tới. Tuy nhiên, giá trị hàng tồn kho của công ty trong những năm qua là rất lớn, nó chiếm tỷ trọng rất lớn trong tổng nguồn vốn lưu động của Công ty. Vì thế, công ty cần hết sức coi trọng trong việc đánh giá ảnh hưởng của bộ phận này tới kết quả kinh doanh. Trong thời gian tới, công ty cần hoạch định lượng hàng tồn kho trên cơ sở khả năng sản xuất thực nhằm tính được lượng hàng tồn kho tối ưu, đảm bảo tính liên tục cho sản xuất với mức chi phí bảo quản, tồn trữ là thấp nhất, từ đó nâng cao hiệu quả hoạt động của công ty.