0
Tải bản đầy đủ (.doc) (67 trang)

Phân tích tình hình vốn và nguồn vốn

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN CƠ KHÍ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH-THỪA THIÊN HUẾ (COXANO) (Trang 27 -67 )

2.2.1.1 Phân tích tình hình vốn

2.2.1.1.1 Phân tích tình hình tài sản cố định và đầu tư dài hạn

Tình hình tài sản cố định và đầu tư dài hạn của Công ty qua 3 năm 2008 – 2010 được thể hiện qua bảng sau:

Trương Viết Tú - Lớp K41 Marketing 27

Trương Viết Tú - Lớp K41 Marketing 28

Bảng 2.4: Tài sản cố định và đầu tư dài hạn của Công ty qua 3 năm ( 2008-2010) Đơn vị tính: triệu đồng CHỈ TIÊU 2008 2009 2010 2009/2008 2010/2009 +/- % +/- % 1.Tài sản cố định 6.886,78 8.792,31 10.318,12 1.905,53 172,66 1.525,81 117,35 2.Các khoản phải thu

dài hạn 0 0 0 0 0 0 0

3.Các khoản đầu tư tài

chính dài hạn 6.286,30 8.339,57 9.626,74 2.053,27 132.66 1.287,17 115,43

4.Chi phí trả trước dài

hạn 1.636,40 2.008,35 1.652,53 371,95 122,72 -355,82 82,28

Tổng tài sản cố định 14.809,48 19.140,23 21.597,39 4.330,75 129,24 2.457,16 112,83 Nguồn: Bảng cân đối kế toán qua các năm – Phòng tài vụ

Trương Viết Tú - Lớp K41 Marketing 29

Thứ nhất, các khoản phải thu dài hạn: Do đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty, nên khoản phải thu dài hạn chiếm tỷ trọng rất lớn. Tuy nhiên, khoản mục này không thay đổi qua các năm, đặc biệt khoản này bằng 0, đây là kết quả rất tốt, đã cho thấy rằng sự quản lý khoản mục này của Công ty có sự cố gắng rất nhiều. Đến năm 2008 – 2010 thì Công ty đã thu hết số nợ dài hạn của khách hàng. Số tiền thu về được giúp cho Công ty trả số nợ dài hạn của Công ty, từ đó đã giảm được các chi phí về lãi suất góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty.

Thứ hai, các khoản đầu tư tài chính dài hạn: Khoản đầu tư tài chính dài hạn chủ yếu là đầu tư vào công ty liên kết, liên doanh và đầu tư cổ phiếu. Năm 2008 tổng số vốn đầu tư là gần 6,3 tỷ đồng, trong đó Công ty đã đầu tư vào công ty liên kết ( Công ty Coxano Trường Sơn) là 5,6 tỷ đồng, đầu tư cổ phiếu vào hai công ty là Công ty tư vấn đầu tư & xây dựng Thừa Thiên Huế và Công ty cổ phần coxano Hương Thọ là gần 0,7 tỷ đồng. Đến năm 2009 tổng số vốn đầu tư gần 8,4 tỷ đồng, sự gia tăng này chủ yếu là do năm 2009 công ty đã đầu tư vào Công ty cổ phần Trường Phú gần 2,1 tỷ đồng. Khoản đầu tư này được tăng lên trong năm 2010, với số vốn đầu tư là gần 9,7 tỷ đồng, chủ yếu là đầu tư vào công ty liên kết Coxano Trường Sơn. Các khoản đầu tư tài chính dài hạn của Công ty được tăng lên hàng năm và đã đem lại một phần lợi nhuận đáng kể cho công ty.Trong 3 năm qua, khoản lợi nhuận từ việc đầu tư này là gần 2 tỷ đồng, đây là một kết quả rất tốt mà công ty đã đạt được. Nhìn chung, công ty ngày càng mở rộng phạm vi hoạt động kinh doanh, gia tăng các khoản đầu tư trong những năm qua, đã đem lại kết quả rất tốt. Do vậy có thể đánh giá rằng công ty đã sử dụng khoản tài chính dài hạn này là có hiệu quả.

Thứ ba, tài sản cố định: Tài sản cố định là một bộ phận của tư liệu sản xuất, có vai quan trọng trong năng lực sản xuất của công ty. Đầu tư vào tài sản cố định hợp lý, không chỉ giúp cho công ty tự tin hơn và có sức cạnh tranh hơn trên thương trường mà nó còn giúp cho công ty có thể tiết kiệm được các khoản chi phí phát sinh không cần thiết.

Để đánh giá tình hình tài sản cố định của Công ty trong thời gian qua, ta tiến hành phân tích ở các nội dung sau:

Trương Viết Tú - Lớp K41 Marketing 30

+ Phân tích kết cấu tài sản cố định và tình hình trang bị tài sản cố định của Công ty qua 3 năm ( 2008 - 2010 ): Việc xem xét kết cấu của tài sản cố định trong công ty có một ý nghĩa hết sức quan trọng, nó có thể cho chúng ta biết sơ bộ về tình hình đầu tư dài hạn vào các bộ phận cấu hành nên toàn bộ giá trị tài sản cố định và khả năng đáp ứng cho quá trình sản xuất của tài sản cố định trong thời gian tới. Kết cấu của tài sản cố định và tình hình trang bị tài sản cố định của Công ty cổ phần cơ khí xây dựng công trình Thừa Thiên Huế trong 3 năm 2008 – 2010 được thể hiện ở bảng sau:

Trương Viết Tú - Lớp K41 Marketing 31

Bảng 2.5: Cơ cấu Tài SảnCố Định và tình hình trang bị tài sản cố định của Công ty qua 3 năm Đơn vị tính: triệu đồng CHỈ TIÊU 2008 2009 2010 Tốc độ phát triển(%) GT % GT % GT % 09/08 10/09 Tổng giá trị TSCĐ (nguyên giá) 17.342,01 100,00 23.685,72 100,00 23.893,41 123,78 136,58 100,8 Trong đó 1.Nhà cửa, vật kiến trúc 1.564,86 9,02 1.887,43 7,97 2.607,07 10,93 120,61 138,12 2.Máy móc thiết bị 10.341,34 59,64 15.526,33 65,55 14.802,51 61,95 150,14 95,33 3.Phương

tiện vận tải, truyền dẫn 3.632,53 20,95 4.265,04 18,01 4.412,87 18,46 117,41 103,46 4.Thiết bị, dụng cụ

quản lý 982,25 5,66 1.034,67 4,34 1.241,17 5,19 115,96 119,95

5. TSCĐ khác 821,03 4,73 972,25 4,10 829,79 3,47 118,96 85,34

Nguồn: Bảng cân đối kế toán qua các năm – Phòng tài vụ

Trương Viết Tú - Lớp K41 Marketing 32

Qua bảng phân tích ta thấy, mức độ đầu tư vào TSCĐ của Công ty trong những năm qua luôn tăng lên. Giá trị TSCĐ năm 2008 là 17.342,01 triệu đồng, năm 2009 là 23.585,72 triệu đồng tăng lên 36,58% so với năm 2008. Đến năm 2010 tổng giá trị TSCĐ là 23.893,41 triệu đồng, tăng 0,87% so với năm 2009. Trong tổng giá trị TSCĐ thì máy móc thiết bị là loại TSCĐ chiếm tỷ trọng lớn, từ 59,64% đến 65,55%. Năm 2008 loại TSCĐ này có giá trị là 10.341,34 triệu đồng, sang năm 2009 do nhu cầu sản xuất, công ty đã tăng đầu tư cho máy móc thiết bị và đạt đã tăng lên là 15.526,33 triệu đồng, tương ứng 50,14% so với năm 2008. Sang năm 2010 do nhu cầu sản xuất, công ty đã giảm về vấn đề đầu tư cho máy móc thiết bị và giá trị còn lại là 14.802,51 triệu đồng, giảm 4,67% so với năm 2009. Tuỳ tỷ trọng loại máy móc thiết bị trong tổng giá trị TSCĐ có biến động và đây là loại TSCĐ quan trọng nên công ty luôn chú trọng đầu tư các loại TCĐ này, giá trị của nó tăng lên hàng năm về số tuyệt đối và tương đối

Về phương tiện vận tải truyền dẫn: loại TSCĐ này cũng được công ty chú trọng đầu tư hàng năm, giá trị của nó tăng lên cả về số tuyệt đối và tương đối. Năm 2008 thì giá trị loại TSCĐ này 3.632,52 triệu đồng, chiếm 20,95% trong tổng TSCĐ, đến năm 2010 thì giá trị loại TSCĐ này là 4.412,87 triệu đồng, chiếm 18,46% trong tổng TSCĐ.

Về nhà cửa, vật kiến trúc: Trong hai năm 2008 và 2009 thì loại TSCĐ này không có sự biến động, vì đây là loại TSCĐ đã được đầu tư từ những năm trước và nó không trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh, nên tỷ trọng của nó trong tổng TSCĐ là rất nhỏ, và ít biến động qua các năm. Năm 2010 thì công ty có sự nâng cấp, sửa chữa một số nhà xưởng để phục vụ cho việc kinh doanh của mình, do đó mà giá trị TSCĐ này được tăng lên trong năm.

Về thiết bị, dung cụ và một số TSCĐ khác: chiếm tỷ trọng từ 8 đến 10% trong tổng giá trị TSCĐ. Hai nhóm TSCĐ này cũng được công ty đầu tư, nâng cấp qua các năm, nhằm giúp cho việc ra các quyết định được dễ dàng và nhanh chóng, ngày càng nắm bắt tốt hơn những tiến bộ của thời đại tri thức. Đây cũng là những nhân tố góp phần đến sự thành công của công ty.

+ Phân tích tình hình biến động và tình trạng kỹ thuật của TSCĐ tại Công ty trong 3 năm qua. Sự biến động của TSCĐ phản ánh tình hình tăng giảm TSCĐ của công ty

Trương Viết Tú - Lớp K41 Marketing 33

qua một chu kỳ hoạt động kinh doanh. Qua đó chúng ta có thể tìm ra được các nguyên nhân gây ra sự biến động đó, từ đó có những cách thức, biện pháp để duy trì sự hoạt động của các loại TSCĐ một cách lâu dài và hiệu quả.

Bảng 2.6: Tình hình biến động và tình trạng kỹ thuật TSCĐ của Công ty qua 3 năm 2008 – 2010

Đơn vị tính: triệu đồng

CHỈ TIÊU 2008 2009 2010

Chênh lệch 09/08 10/09 1.Giá trị TSCĐ đầu năm 16.107,02 17.342,01 23.685,72 1.234,99 6.343,71 2.Giá trị TSCĐ tăng trong

năm 1.757,72 7.096,43 207,69 5.338,71 -6.888,74

3.Giá trị TSCĐ giảm trong

năm 522,73 752,72 0 229,99 -752,72

4.Giá trị TSCĐ cuối năm 17.242,01 23.685,72 23.893,41 6.343,71 207,69 5.Khấu hao lũy kế 14.106,82 14.893,41 16.820,98 1.786,59 1.927,57

6.Hệ số hao mòn TSCĐ 0,76 0,63 0,70 -0,13 0,07

Nguồn: Bảng cân đối kế toán qua các năm – Phòng tài vụ Qua bảng 2.6 chúng ta thấy, giá trị TSCĐ tăng trong ba năm lớn hơn nhiều so với giá trị TSCĐ giảm trong năm đã làm cho TSCĐ của công ty tăng lên vào cuối năm.Điều này thể hiện được sự chú trọng đầu tư vào TSCĐ của công ty trong những năm qua, nhằm tăng năng lực sản xuất cũng như tính cạnh tranh của công ty trên thị trường. Bên cạnh đó, công ty cũng đã tiến hành thanh lý một số TSCĐ đã cũ, lạc hậu, không đảm bảo yêu cầu cho sản xuất để thu hồi một khối lượng vốn đầu tư và giảm bớt chi phí sửa chữa TSCĐ.

Nhìn chung hệ số hao mòn TSCĐ của công ty là rất cao trên 63% trong các năm. Năm 2008 hệ số hao mòn đạt giá trị cao nhất 0,76 lần, năm 2009 hệ số này giảm còn 0,63 lần, đến năm 2010 thì hệ số này tăng lên là 0,70 lần. Điều này có ý nghĩa là

Trương Viết Tú - Lớp K41 Marketing 34

TSCĐ của công ty đã quá cũ và công ty cũng đã quan tâm, chú trọng đến công tác đầu tư, mua sắm mới TSCĐ. Tóm lại, để đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh được duy trì một cách liên tục và đạt công suất cao, trong những năm tới công ty cần tiếp tục chú trọng hơn nữa trong việc đầu tư và nâng cấp TSCĐ.

2.2.1.1.2 Phân tích tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn

Phân tích tình hình biến động của tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn của Công ty qua 3 năm ( 2008-2010 ), ta dựa vào bảng dưới đây.

Bảng 2.7: Tình hình tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn của công ty qua 3 năm

Đơn vị tính: triệu đồng CHỈ TIÊU 2008 2009 2010 Chênh lệch 09/08 10/09 1.Tiền 170,61 3.455,53 1.343,46 3.284,92 -2.122,07 2.Các khoản phảithu ngắn hạn 14.576,06 18.655,60 19.038,99 4.079,54 383,39 3.Hàng tồn kho 39.329,33 32.796,87 32.149,17 -6.532,46 -647,70 4.TSLĐ khác 1.172,34 1.102,43 2.630,09 -159,91 1.617,66 Tổng TSLĐ 55.248,34 55.920,43 55.161,72 672,09 -758,71 Nguồn: Bảng cân đối kế toán qua các năm – Phòng tài vụ Thứ nhất, vốn lưu động bằng tiền: Ta thấy, lượng tiền mặt chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong tổng tài sản và cũng không có sự biến động lớn qua các năm. Bởi vì, công ty ít có nhu cầu thu, chi thường xuyên nên mức dự trữ tiền mặt không cần thiết phải lớn. Năm 2008 lượng tiền mặt là 170,61 triệu đồng, sang năm 2009 giá trị này là 3.455,53 triệu đồng tăng và năm sang năm 2010 là 1.343,46 triệu đồng giảm . Thực tế, lượng tiền mặt dự trữ ở công ty như vậy là phù hợp, vì hầu hết các giao dịch của công ty là thông qua ngân hàng, hơn nữa để hạn chế tiền nhàn rỗi và hàng năm khoản lãi từ tiền gửi của công ty đem lại là khá cao.

Thứ hai, các khoản phải thu ngắn hạn: Các khoản phải thu ngắn hạn đóng vai trò rất quan trọng trong hoạt động kinh doanh của Công ty. Qua bảng số liệu ta thấy, loại tài sản này chiếm tỷ trọng lớn trong tổng tài sản lưu động. Tuy nhiên do công ty đã quản lý tốt các khoản phải thu ngắn hạn nên khoản này được giảm dần. Năm 2008 khoản phải thu ngắn hạn của công ty là 14.576,06 triệu đồng, đến năm 2009 khoản phải thu này lại tăng lên là 18.655,60 triệu đồng và sang năm 2010 khoản này lại tăng

Trương Viết Tú - Lớp K41 Marketing 35

lên là 19.038,99 triệu đồng, đã tăng lên so với năm 2009. Nhưng nhìn chung điều này chứng tỏ tình hình thu tiền của công ty qua các năm là khá tốt, giảm dần sự chiếm dụng vốn của khách hàng, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của công ty.

Thứ ba, hàng tồn kho: Hàng tồn kho của công ty ở mức rất cao, chiếm hơn 1/2 giá trị tài sản lưu động và tăng liên tục qua các năm. Năm 2008 giá trị hàng tồn kho là trên 39 tỷ đồng, sang năm 2009 hàng tồn kho tăng lên là gần 33 tỷ đồng và đến năm 2010 thì giá trị này là trên 32 tỷ đồng. Giá trị hàng tồn kho giảm xuống dần chủ yếu là sự giảm xuống của sản phẩm sản xuất kinh doanh dở dang, còn nguyên vật liệu tồn kho chỉ chiếm rất ít. Trong những năm qua công ty không ngừng đầu tư, mở rộng phạm vi hoạt động kinh doanh, mà chủ yếu là trong lĩnh vực xây dựng dân dụng và các công trình giao thông. Trong khi đó giá trị các công trình này thường rất lớn và hoàn thành trong thời gian dài do đó mà giá trị sản phẩm dở dang của công ty là rất lớn và chiếm tỷ trọng rất cao trong hàng tồn kho. Nhìn chung giá trị hàng tồn kho ngày càng tăng lên qua 3 năm, điều đó cho thấy rằng công ty ngày càng phát triển, mở rộng sản xuất và hứa hẹn đem lại doanh thu ngày càng cao.

2.2.1.2. Phân tích tình hình nguồn vốn

Để đánh giá sự biến động nguồn vốn của doanh nghiệp ta đi vào phân tích các loại nguồn vốn sau.

2.2.1.2.1. Nợ phải trả

Tình hình nợ phải trả của công ty được thể hiện qua bảng sau:

Bảng 2.8: Tình hình biến động nợ phải trả của công ty giai đoạn 2008-2010

Đơn vị tính: triệu đồng CHỈ TIÊU 2008 2009 2010 09/08Chênh lệch10/09

Trương Viết Tú - Lớp K41 Marketing 36

Tổng cộng 53.906,38 56.826,00 58.609,74 2.919,32 1.783,74 1.Nguồn vốn tín dụng 16.988,00 14.992,89 22.967,56 -1.995,02 7.974,67 -Vay ngắn hạn 14.297,69 13.568,74 22.241,34 -728,95 8.672,60 -Vay dài hạn 2.690,31 1.424,15 726,22 -1.266,16 -697,93 2.Các khoản đi chiếm dụng 36.918,38 41.833,11 35.642,18 4.914,73 -6.190,93 Nguồn: Bảng cân đối kế toán qua các năm – Phòng tài vụ Nợ phải trả gồm nguồn vốn tín dụng và các khoản chiếm dụng. Nguồn vốn tín dụng của công ty hàng năm là rất lớn, để đáp ứng cho nhu cầu sản xuất kinh doanh của mình thì công ty phải đi vay ngắn hạn và dài hạn, chủ yếu là vay ngân hàng. Giá trị khoản tín dụng có xu hướng giảm dần qua các năm. Năm 2008 nguồn vốn tín dụng là 16.988,00 triệu đồng, đến năm 2009 thì nguồn vốn tín dụng giảm xuống còn là 14.992,89 triệu đồng, giảm 1.995,02 triệu đồng so với năm 2008. Năm 2010, thì giá trị khoản này tăng lên 22.967,56 triệu đồng, tăng 7.974,67 triệu đồng so với năm 2009. Các khoản vay ngắn hạn có xu hướng tăng lên và chiếm tỷ trọng cao trong nguồn vốn tín dụng, còn các khoản vay dài hạn có xu hướng giảm dần. Từ bảng 8 ta có thể thấy rằng trong giai đoạn 2008 – 2009 thì nợ ngắn hạn giảm khoảng 0,7 tỷ đồng còn nợ dài hạn tăng trên 1,1 tỷ đồng, trong giai đoạn 2009 – 2010 thì nợ ngắn hạn lại tăng lên gần 9 tỷ đồng, trong khi đó nợ dài hạn lại giảm hơn 0,7 tỷ đồng. Sự giảm đột biến của nợ ngăn hạn và nợ dài hạn trong giai đoạn này là công ty đã thu được hết tiền nợ dài hạn của khách hàng và đã chi trả khoản ngắn hạn và khoảng vay dài hạn này. Có thể thấy chính sách vay tín dụng của công ty là muốn giảm đi các khoản nợ dài hạn, để nhằm

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN CƠ KHÍ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH-THỪA THIÊN HUẾ (COXANO) (Trang 27 -67 )

×