Trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp, sử dụng hiệu quả vốn lưu động là một vấn đề then chốt gắn liền với sự tồn tại và phát triển với các đơn vị kinh doanh. Phân tích hiệu quả sử dụng vốn lưu động chúng ta xem bảng sau:
Bảng 2.20: Hiệu quả sử dụng vốn lưu động
Đơn vị tính: triệu đồng
CHỈ TIÊU 2008 2009 2010 Chênh lệch
09/08 10/09 1.Doanh thu thuần 83.164,40 87.513,94 75.047,36 4.349,54 -12.466,58 2.Lợi nhuận sau thuế 2.105,99 2.193,07 1.976,19 87,08 -216,88 3.TSLĐ bình quân 51.527,90 55.584,39 55.541,07 4.056,49 -43,32 4.Vòng quay TSLĐ
(vòng) 1,61 1,57 1,35 -0,04 -0,22
5.Tỷ lệ sinh lợi
TSLĐ (%) 4,09 3,95 3,55 -0,14 -0,4
Nguồn: Bảng báo cáo kết quả SXKD – Phòng tài vụ Qua số liệu ở bảng phân tích, ta thấy rằng vòng quay vốn lưu động và tỷ lệ sinh lợi của vốn lưu động có sự biến động qua các năm. Cả vòng quay vốn lưu động và tỷ lệ sinh lợi vốn lưu động có sự tăng với tốc độ nhanh hơn trong năm 2009 và chậm lại trong năm 2010. Cụ thể, năm 2009. số vòng quay vốn lưu động giảm mạnh và chỉ còn 1,57 vòng, đã giảm 0,04 vòng so với năm 2008, bên cạnh đó tỷ lệ sinh lợi vốn lưu động cũng tăng đáng kể, giảm 0,14% so với năm trước. Nguyên nhân giảm là do trong năm 2009 doanh thu thuần bị tăng, kèm theo đó là sự tăng lên của lợi nhuận, nhưng vốn lưu động sử dụng bình quân trong năm này lại tăng lên với tốc độ nhanh. Vốn lưu động tăng là do hàng tồn kho tăng mạnh, mà hàng tồn kho lại chiếm tỷ trọng lớn trong
Trương Viết Tú - Lớp K41 Marketing 53
vốn lưu động của công ty. Trong năm 2009, công ty có tốc độ luân chuyển và tỷ lệ sinh lợi vốn lưu động giảm cũng có nghĩa là thời gian cho một vòng quay vốn ngày càng dài hơn. Như vậy, trong năm 2009 tình hình sử dụng vốn lưu động giảm, tăng khả năng ứ động vốn. Trong năm tới, công ty cần điều chỉnh lại cơ cấu vốn lưu động sao cho mức dự trữ vốn lưu động của công ty phải được điều hòa theo yêu cầu, vừa đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh của công ty được tiến hành bình thường và đảm bảo tiết kiệm vốn, nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty. Sang năm 2010, số vòng quay vốn lưu động giảm và chỉ còn 1,35 vòng, đã giảm xuống 0,22 vòng so với năm 2009, bên cạnh đó tỷ lệ sinh lợi vốn lưu động cũng giảm 0,4% so với năm trước. Nguyên nhân giảm là do trong năm 2010 doanh thu thuần, lợi nhuận có giảm xuống, nhưng kèm theo đó vốn lưu động sử dụng bình quân trong năm này lại tăng lên với tốc độ nhanh. Vốn lưu động giảm là do hàng tồn kho tăng mạnh, mà hàng tồn kho lại chiếm tỷ trọng lớn trong vốn lưu động của công ty. Trong năm 2010, công ty có tốc độ luân chuyển và tỷ lệ sinh lợi vốn lưu động giảm cũng có nghĩa là thời gian cho một vòng quay vốn ngày càng dài hơn. Như vậy, trong năm 2010 tình hình sử dụng vốn lưu động giảm, tăng khả năng ứ động vốn. Trong năm tới, công ty cần điều chỉnh lại cơ cấu vốn lưu động sao cho mức dự trữ vốn lưu động của công ty phải được điều hòa theo yêu cầu, vừa đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh của công ty được tiến hành bình thường và đảm bảo tiết kiệm vốn, nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty.
Trương Viết Tú - Lớp K41 Marketing 54
CHƯƠNG III: MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN CƠ
KHÍ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH THỪA THIÊN HUẾ
Để có thể đưa ra các biện pháp sử dụng vốn thích hợp và có hiệu quả ở Công ty, chúng ta cần khái quát lại những hạn chế và thành tựu trong việc sử dụng vốn tại đơn vị này trong 3 năm qua.
3.1. Những ưu điểm và nhược điểm trong quá trình sử dụng vốn sản xuất kinh doanh tại công ty trong 3 năm qua.