Sử dụng một số kĩ thuật dạy học tích cực

Một phần của tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm THPT một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả bồi dưỡng học sinh giỏi môn giáo dục công dân (Trang 26 - 27)

Phần I ĐẶT VẤN ĐỀ

3. Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả bồi dưỡng học sinh giỏi môn Giáo

3.3. Sử dụng phương pháp dạy học tích cực để phát huy tính sáng tạo của học

3.3.3. Sử dụng một số kĩ thuật dạy học tích cực

Kĩ thuật dạy học tích cực là những kĩ thuật có ý nghĩa đặc biệt trong việc tham gia sự phát huy tích cực của HS vào q trình dạy học, kích thích tư duy, sự sáng tạo và sự cộng tác làm việc của học sinh. Học sinh là chủ thể của mọi hoạt động, giáo viên chỉ đóng vai trị là người tổ chức, hướng dẫn học sinh tham gia tích cực vào q trình dạy học, kích thích tư duy, sự sáng tạo và sự cộng tác làm việc của học sinh.

Trong q trình bồi dưỡng học sinh giỏi, tơi nhận thấy cấu trúc đề thi học sinh giỏi có từ 20 – 40% là kiến thức nhận biết và thơng hiểu. Vì vậy, để học sinh ghi nhớ kiến thức một cách logic, dễ nhớ, dễ thuộc tôi đã vận dụng một số kỷ thuật dạy học tích cực như: Kỉ thuật sơ đồ tư duy; kĩ thuật công não, kĩ thuật đặt câu hỏi...Trong đó sử dụng kỉ thuật sơ đồ tư duy khá hiệu quả.

Sơ đồ tư duy (còn được gọi là bản đồ khái niệm) là một sơ đồ nhằm trình bày một cách rõ ràng những ý tưởng mang tính kế hoạch hay kết quả làm việc của cá nhân hay nhóm về một chủ đề. Sơ đồ tư duy – một công cụ tổ chức tư duy nền tảng, có thể miêu tả nó là một kĩ thuật hình họa kết hợp giữa từ ngữ, hình ảnh, đường nét, màu sắc phù hợp với cấu trúc, hoạt động chức năng của bộ não giúp con người khai thác tiềm năng vô tận của bộ não. Nó được coi là sự lựa chọn cho tồn bộ trí óc hướng tới lối suy nghĩ mạch lạc.

Để học sinh ghi nhớ kiến thức, trước hết giáo viên cần nêu chủ đề và cho học sinh liệt kê những hiểu biết của mình về chủ đề đó ra giấy. Khi học sinh đã

liệt kê hết những kiến thức cơ bản bằng sơ đồ, giáo viên khái quát nội dung, học sinh đối chiếu kết quả.

Ví dụ: Khi hướng dẫn học sinh nắm vững kiến thức chuyên đề Công dân

với kinh tế với chủ đề: Hàng hóa – tiền tệ - thị trường, học sinh cần nắm vững các

đơn vị kiến thức cơ bản được khái quát bằng sơ đồ tư duy

V ới việc hướng dẫn học sinh học bài bằng sơ đồ tư duy, các em nhớ bài nhanh, khơng bỏ sót ý, nắm chắc những nội dung, kiến thức cơ bản. Qua đó, khi vào làm bài với những câu nhận biết, học sinh không bao giờ để mất điểm.

Tương tự như chủ đề trên, các chủ đề khác trong các chuyên đề tôi đã vận dụng kĩ thuật sơ đồ tư duy để học sinh nắm vững kiến thức. Chính vì điều đó nên hầu hết đội tuyển học sinh giỏi của trường tôi tham gia thi tôi đều rất yên tâm về những câu hỏi nhận biết và thông hiểu.

Một phần của tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm THPT một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả bồi dưỡng học sinh giỏi môn giáo dục công dân (Trang 26 - 27)