Kỹ năng làm bài thi

Một phần của tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm THPT một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả bồi dưỡng học sinh giỏi môn giáo dục công dân (Trang 31 - 33)

Phần I ĐẶT VẤN ĐỀ

3. Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả bồi dưỡng học sinh giỏi môn Giáo

3.4. Rèn luyện kỹ năng làm bài cho học sinh

3.4.3. Kỹ năng làm bài thi

Sau khi học sinh có kỹ năng nhận dạng đề thi, việc làm bài thi theo các dạng đề thi đã nhận dạng được là một kỹ năng rất quan trọng để có thể lấy được điểm cao nhất.

Ở dạng đề 1: Có thể trích dẫn một câu tục ngữ, một câu ca dao, một đoạn thơ, một câu hát… từ đó đặt ra yêu cầu xác định câu tục ngữ, câu ca dao, đoạn thơ hay câu hát đó liên quan đến nội dung nào đã học trong chương trình. Sau đó trình bày hiểu hiết của mình về nội dung đó?

Với dạng này học sinh cần lưu ý:

+ Xác định đúng phạm vi kiến thức liên quan

+ Trình bày được hiểu biết của mình về kiến thức đó: từ khái niệm, nội dung, ví dụ, biểu hiện, ý nghĩa, bài học, liên hệ bản thân…

- Dạng đề 2: Có thể đưa ra một số thơng tin, một hiện tượng nào đó và từ đó yêu cầu học sinh vận dụng kiến thức đã họ để lý giải về hiện tượng trên.

Với dạng này yêu cầu học sinh: + Đọc kỹ vấn đề đó, hiện tượng đó

+ Xác định xem hiện tượng đó, vấn đề đó thuộc phạm vi kiến thức bài nào trong chương trình đã học.

+ Trình bày nội dung kiến thức có liên quan đến hiện tượng đó, sự kiện đó. + Nếu câu hỏi vận dụng kiến thức đã học để giải thích vấn đề thì phải nêu được kiến thức đã học có liên quan đến bài đó từ khái niệm, thực trạng, hậu quả, giải pháp nhất là liên hệ bản thân.

+ Nếu hỏi vấn đề đó phản ánh điều gì thì trả lời thẳng vào vấn đề đó đồng thời lồng vào liên hệ bản thân về vấn đề đó.

+ Đề có thể họ sẽ nêu một số vấn đề đang được dư luận quan tâm, báo chí nhắc nhiều và từ những vấn đề nêu ra, học sinh sẽ vận dụng kiến thức đã học để lý giải hoặc trình bày quan điểm của mình về vấn đề đó

+ Thái độ của bản thân trước thơng tin đó, hiện tượng đó.

+ Liên hệ bản thân

- Dạng đề 3 Có thể từ một câu hát, một câu chuyên, thông tin về một vấn đề nào đó sau đó sẽ yêu cầu vận dụng kiến thức đã học hãy làm rõ ý nghĩa hoặc suy nghĩ của lời bài hát hay câu chuyện đó, vấn đề đó.

Với dạng này học sinh cũng cần lưu ý:

+ Xác định xem câu hát, câu chuyện đó, thơng tin đó có ý nghĩa gì? ý nghĩ đó có liên quan đến bài học nào?

+ Thái độ nhận thức, đánh giá, cảm nhận và hành động của bản thân + Ví dụ, dẫn chứng

+ Liện hệ bản thân

- Dạng đề 4: Bài tập tình huống Với dạng này học sinh cần chú ý:

+ Đọc kỹ tình huống, trả lời ngắn gọn, hỏi gì trả lời nấy, diễn đạt rõ ràng trả lời đúng theo yêu cầu của từng câu hỏi nhỏ trong tình huống. Thơng thường bài tập tình huống thường có khoảng một đến ba câu hỏi nhỏ.

+ Đối với câu hỏi “em đồng ý với ý kiến của ai? Vì sao” thì trả lời “đồng ý với ai…” chú ý thường có thể sẽ có hai ý kiến đúng nên lúc làm bài phải đọc kĩ. Sau đó vận dụng kiến thức có liên quan để giải thích.

+ Sau câu hỏi đối với tình huống thì sẽ là một câu hỏi về kiến thức cụ thể. Đối với câu này học sinh sẽ trình bày đầy đủ những kiến thức đã được học theo phạm vi yêu cầu của đề.

+ Chú ý trong quá trình trả lời cần vận dụng kiến thức để phân tích, lý giải cho vấn đề đưa ra. Sau đó mới chốt lại vấn đề cho chặt chẽ

- Dạng đề nghị luận xã hội về vấn đề đạo lí đạo đức hoặc là vấn đề hiện tượng trong đời sống xã hội. Dạng này cần lưu ý các vấn đề sau:

+ Lưu ý cách dạng đề nêu cảm xúc, suy nghĩ của em về các vấn đề xã hội, đạo đức. Có 2 kiểu đề:

Một là: Kiểu đề đưa ra 1 nhận định, 1 câu nói, 1 câu danh ngơn, tục ngữ… Hai là: Yêu cầu bàn luận về 1 phẩm chất tính cách, trạng thái, tâm lí… Yêu cầu:

Giải thích khái niệm (nếu có) là gì? Lí giải vấn đề: Tại sao?

Biểu hiện: Vấn đề đó được thể hiện như thế nào trong cuộc sống hằng ngày (đưa dẫn chứng để chứng minh)

Đánh giá: Luận bàn vấn đề (đề mở, thể hiện bản lĩnh của người viết, quan niệm của người viết đối với vấn đề đó đúng hay sai, có thể lật ngược vấn đề hay không?

Kết bài: Rút ra bài học về nhận thức và hành động

- Dạng đề về tư tưởng, đạo lý: Vấn đề bàn luận thường là những khía cạnh đạo đức, tư tưởng, tình cảm trong cuộc sống như tình yêu thương gia đình, bạn bè, ý thức trách nhiệm, hình thành nhân cách, tính cách trung thực, ích kỉ, vị tha, dũng cảm, hèn hạ, trạng thái bình yên, khoảng lặng trong tâm hồn.

Đối với dạng đề về nghị luận 1 tư tưởng đạo lí, đề giải quyết vấn đề cần phải xem xét nó dưới nhiều góc độ. Cách đơn giản nhất là nên đặt câu hỏi: nó là gì? Nó như thế nào? Vì sao nó lại thế? Được thể hiện trong cuộc sống ra sao? Như thế có ý nghĩa gì đối với cuộc sống, con người và với bản thân.

- Dạng đề đề nghị luận xã hội về một vấn đề, một hiện tượng trong xã hội: Yêu cầu của kiểu bài này là học sinh cần làm rõ hiện tượng đời sống (qua việc miêu tả, phân tích nguyên nhân, các khía cạnh của hiện tượng…) từ đó thể hiện thái độ đánh giá của bản thân cũng như đề xuất ý kiến, giải pháp trước hiện tượng đời sống. Cần có cách viết linh hoạt theo yêu cầu của đề bài, tránh làm bài máy móc hoặc chung chung.

Học sinh tham gia thi chọn đội tuyển HSG cấp tỉnh

Một phần của tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm THPT một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả bồi dưỡng học sinh giỏi môn giáo dục công dân (Trang 31 - 33)