Kỹ năng nhận dạng đề thi

Một phần của tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm THPT một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả bồi dưỡng học sinh giỏi môn giáo dục công dân (Trang 28 - 31)

Phần I ĐẶT VẤN ĐỀ

3. Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả bồi dưỡng học sinh giỏi môn Giáo

3.4. Rèn luyện kỹ năng làm bài cho học sinh

3.4.2. Kỹ năng nhận dạng đề thi

Thực tế, khi đề thi được phát ra, các bạn học sinh sẽ có khoảng 5-10 phút để kiểm tra một lượt đề thi. Chính vì vậy, học sinh khơng nên vội vàng làm bài ngay mà hãy dùng khoảng thời gian này để nhận biết dạng đề, xem xét toàn diện cấu trúc đề thi và mức độ khó dễ của từng câu hỏi.

Thường thì các câu hỏi trong đề thi học sinh giỏi chủ yếu là vận dụng kiến thức đã học để giải quyết các tình huống hoặc lý giải một vấn đề, hoặc trình bày một quan điểm của mình về các vấn đề trong xã hội.

- Dạng đề 1: Có thể trích dẫn một câu tục ngữ, một câu ca dao, một đoạn

thơ, một câu hát… từ đó đặt ra yêu cầu xác định câu tục ngữ, câu ca dao, đoạn thơ hay câu hát đó liên quan đến nội dung nào đã học trong chương trình. Sau đó trình bày hiểu biết của mình về nội dung đó?

Ví dụ “Có cơng mài sắt có ngày nên kim”

(Tục ngữ Việt Nam) a. Câu tục ngữ trên liên quan đến bài nào đã học trong chương trình mơn Giáo dục cơng dân THPT?

b.Trình bày hiểu biết của em về nội dung bài học đó?

-Dạng đề 2: Có thể đưa ra một số thơng tin, một hiện tượng nào đó và từ

đó yêu cầu học sinh vận dụng kiến thức đã họ để lý giải về hiện tượng trên.

Ví dụ: Thơng tin: “…Thành phố Hồ Chí Minh đã nhập khẩu 13.000 tấn thịt lợn,

tăng hơn 100% so với năm 2018. Phía doanh nghiệp cũng cam kết nhập khẩu thêm mặt hàng này. Song nếu giữ nguyên giá nhập khẩu lợn thịt, cộng thuế và chi phí đưa ra thị trường khiến giá thịt nhập khẩu cao tương đương với thịt 25

nóng. Do đó Sở cơng thương thành phố Hồ Chí Minh đề xuất miễn hoặc giảm thuế nhập khẩu cho mặt hàng thịt lợn dịp cao điểm…”

(Theo nguồn báo Công an nhân dân online ngày 30/12/2019) Hỏi:

a. Vận dụng kiến thức đã học để lý giải hiện tượng trên. b. Trình bày tác động của quy luật giá trị.

- Dạng đề 3: Có thể từ một câu hát, thơng tin về một vấn đề nào đó sau đó sẽ yêu cầu vận dụng kiến thức đã học hãy làm rõ ý nghĩa hoặc suy nghĩ của lời bài hát hay vấn đề đó.

Ví dụ 1: Trong bài hát “Một đời người một rừng cây” của nhạc sĩ Trần

Long Ẩn có câu: “Ai cũng chọn việc nhẹ nhàng, gian khổ sẽ dành phần ai”. Vận dụng kiến thức đã học em hãy làm rõ ý nghĩa của lời bài hát trên.

- Dạng đề 4: Bài tập tình huống: Thường là các bài tập tình huống liên quan đến nội dung kiến thức đã học trong chương trình Giáo dục cơng dân 11. Trong tình huống đó thường có những câu hỏi xoay quanh tình huống đó về những vấn đề đã được học. Bao giờ câu hỏi cũng lồng vào phần lý thuyết đã học, hoặc có thể kèm theo câu "em có đồng ý với ý kiến đó khơng? Vì sao?" hoặc giải thích hiện tượng, nhận xét về vấn đề đó và cũng có thể là liên hệ bản thân em cần phải làm gì.

Ví dụ 1:

Sau khi học xong bài 2: “Hàng hóa - Tiền tệ - Thị trường” (Giáo dục công dân 11).

-Nguyệt cho rằng: Mọi sản phẩm của lao động đều là hàng hóa.

-Thảo cho rằng: Mọi hàng hóa đều là sản phẩm của lao động.

- Thắng cho rằng: Khơng phải mọi hàng hóa đều là kết quả của quá trình lao động.

a. Theo em, ai nói đúng? Vì sao?

b. Em có nhận xét gì về tình hình sản xuất hàng hóa của đất nước ta trong những năm gần đây?

Ví dụ 2: Mặc dù giá thu mua tôm sú trên thị trường đang đồng loạt giảm

mạnh nhưng vì mới đầu tư hệ thống lọc nước đắt tiền nên chị A dự định vẫn tiếp tục mở rộng quy mô nuôi tôm. Chồng chị A lại muốn thu hẹp hoặc chuyển sang ni cá ba sa vì giá cả mặt hàng này trên thị trường đang cao. Còn con trai của vợ chồng chị A cho rằng nên ni tơm cầm chừng chờ khi nào giá lên thì mở rộng quy mơ.

a. Trong tình huống trên các quy luật kinh tế nào chi phối hoạt động sản xuất của gia đình chị A? Hãy giải thích.

b. Em đồng ý với ý kiến của ai? Vì sao?

+ Dạng đề 5: Có thể ra theo kiểu viết một bức thư, một tham luận, 1 suy nghĩ của bản thân về một vấn đề nào đó, 1 chủ đề nào đó..

Ví dụ: Hưởng ứng Ngày thế giới tưởng niệm các nạn nhân tử vong do tai nạn giao thơng năm 2016. Đồn trường tổ chức cuộc thi viết bản tin phát thanh với chủ đề: “Tai nạn giao thơng - nỗi lo của tồn xã hội”. Em hãy viết bài tham gia cuộc thi trên.

+ Dạng đề 6: Trình bày hiểu biết, suy nghĩ của mình về một vấn đề nào đó trong xã hội. Tức là từ một sự kiện, một vấn đề nào đó nổi bật trong năm để viết lên suy nghĩ của mình hoặc bản thân có sự nhìn nhận, đánh giá như thế nào về một vấn đề nóng nào đó trong xã hội.

Ví dụ: Tối ngày 15 tháng 12 năm 2018, sau khi Việt Nam chiến thắng

trong trận đá chung kết giải AFF Cúp 2018, hàng triệu con người Việt Nam đã đổ ra đường mang theo cờ đỏ sao vàng, băng rôn, khẩu hiệu, kèn trống,... và cất vang bài hát “Tự hào hát mãi lên Việt Nam ơi”.

Là một công dân của nước Việt Nam em có suy nghĩ gì về vấn đề này?

+ Dạng đề 7: Nêu hiểu biết về một sự kiện nổi bật nào đó trong năm và nêu ý nghĩ của sự kiện đó.

Ví dụ: “Cùng với sự thành cơng rực rỡ của Đại hội Đảng tồn quốc lần thứ XII. Ngày 22/5/2016 sắp tới sẽ diễn ra một sự kiện chính trị đặc biệt quan trọng mang tầm bậc nhất của đất nước, đó là đợt sinh hoạt chính trị pháp lý - dân chủ sâu rộng trong các tầng lớp của nhân dân”.

(Trích Báo điện tử Đảng cộng sản Việt Nam, 04/3/2016).

a. Em hãy cho biết đó là sự kiện nào của đất nước ta? Ý nghĩa của sự kiện đó?

b. Sự kiện trên thể hiện nội dung dân chủ trong lĩnh vực nào? Trình bày hiểu biết của em về nội dung dân chủ trong lĩnh vực đó?

+ Dạng đề 8: Học sinh viết lên cảm xúc suy nghĩ của mình về một chủ đề nào đó mà đề yêu cầu.

Ví dụ 1: Mái trường - Thiên đường tuổi học trị?

Ví dụ 2: Có ý kiến cho rằng: “Hãy sống thật với bản thân, gia đình và xã hội”

Ý kiến của em,…

Ví dụ 3: ...Cảm ơn là một trong các biểu hiện của ứng xử có văn hố, là hành vi văn minh, lịch sự trong quan hệ xã hội. Trong ứng xử giữa cộng đồng, khi cảm ơn được trình bày một cách chân thành, một mặt phản ánh bản chất văn

hoá của cá nhân, một mặt giúp mọi người dễ cư xử với nhau hơn... (Báo Điện tử Nhân dân, Thứ ba ngày 05/01/2016 Trang "Diễn đàn Văn hoá").

Suy nghĩ của em về văn hoá cảm ơn?

Sau khi nhận biết dạng đề, học sinh cần phải định hướng nội dung triển khai, câu hỏi muốn nói đến vấn đề gì và gạch ra giấy nháp những nội dung, kiến thức cần nhớ đến để triển khai. Bên cạnh đó, việc nhận biết đề thi cịn giúp cho các bạn học sinh tránh rơi vào tình trạng “lạc đề”.

Một phần của tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm THPT một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả bồi dưỡng học sinh giỏi môn giáo dục công dân (Trang 28 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(41 trang)
w