VII. QUẢN TRỊ THÀNH TÍCH
1. Quy trình đánh giá
1.1. Chuẩn bị
Giai đoạn chuẩn bị, doanh nghiệp cần:
Kiểm tra bảng câu hỏi khảo sát đánh giá dành cho các ứng viên, xác định năng lực
quan trọng của tổ chức và doanh nghiệp.
Xác nhận lại “nhân sự được đánh giá”, và những người tham giá công cuộc đánh
giá nhân sự này.
Cán bộ quản lý sẽ cùng với giám đốc phịng Tài chính - Nhân sự trực tiếp trao đổi
Thông báo tới tất cả các cán bộ nhân viên trong công ty về dự án đánh giá năng lực
3600.
Tổ chức một cuộc họp giải thích rõ mục đích, vai trị, ý nghĩa của việc đánh giá,
cách thức thực hiện đánh giá cho tất cả nhân sự tham gia đánh giá.
Cam kết đảm bảo bí mật các câu trả lời cho người đánh giá.
1.2. Thực hiện thu thập thông tin đánh giá
Chia danh sách những người tham gia đánh giá nhân sự thành các nhóm dựa theo
mối quan hệ với “nhân sự được đánh giá”: Cán bộ quản lý, đồng nghiệp, cấp dưới trực tiếp báo cáo, nhân sự được mời từ bên ngoài.
Tổ chức cho “nhân sự được đánh giá” và “những người tham gia đánh giá” trả lời
bảng câu hỏi khảo sát. Việc đánh giá thường được thực hiện online. Ấn định thời gian (deadline) trả lời bảng câu hỏi phù hợp để tránh trường hợp có người sao lãng bỏ quên hoặc vội vã làm đại cho xong khiến cho kết quả đánh giá không khách quan.
Những câu hỏi trong bảng câu hỏi khảo sát phải tập trung chú trọng đến những
hành vi có thể quan sát được. Tránh những câu hỏi mơ hồ, khó hiểu, gây nghi vấn và những câu hỏi thiên về cảm xúc.
Tồn bộ q trình thực hiện đánh giá năng lực được giám sát bằng cán bộ quản lý,
người huấn luyện từ bên ngồi để bảo đảm tính khách quan.
1.3. Thực hiện báo cáo
Báo cáo sẽ do một bên thứ ba thực hiện tổng hợp lại. Bao gồm kết quả đánh giá,
điểm mạnh, điểm yếu, nội dung để “nhân sự được đánh giá” cần hoàn thiện hoặc phát huy. Người viết báo cáo sẽ được lựa chọn kĩ lưỡng để đảm bảo tính khách quan, trung thực và phải tổng hợp được rõ ràng.
Báo cáo chỉ ghi ra kết quả, tổng hợp điểm trung bình của từng nhóm đối tượng
tham gia đánh giá, khơng thể hiện ý kiến của từng cá nhân đối với “nhân sự được đánh giá”.
Nhân sự được đánh giá cần được chỉ ra các hành vi, chương trình hành động tiếp
theo để họ có thể cải thiện hoặc phát huy điểm yếu, điểm mạnh của bản thân.
Có 2 bản báo cáo:
Báo cáo cho từng cá nhân về những điểm mạnh, điểm yếu và nhu cầu phát triển
trong tương lai.
Báo cáo cho doanh nghiệp (Giám đốc nhân sự hoặc Tổng Giám đốc) về đánh giá chung năng lực của nhân sự tham gia khảo sát và các hoạt động công ty nên thực hiện để cải thiện hoặc nâng cao năng lực cho đội ngũ nhân viên.
1.4. Thảo luận và huấn luyện/ hướng dẫn phát triển bảnthân cho cán bộ quản lý được đánh giá thân cho cán bộ quản lý được đánh giá
Tổ chức họp cuộc họp với các “nhân sự được đánh giá” để thảo luận, phân tích
điểm mạnh, điểm yếu, điểm cần hoàn thiện của từng người.
Phân tích những điểm mạnh, điểm yếu này sẽ ảnh hưởng như thế nào đến sự phát
triển của cơng ty nói chung và nhân sự đó nói riêng.
Đưa ra và tiến hành thảo luận chi tiết kế hoạch phát triển và cải thiện cho nhân sự
được đánh giá và cách thức để đạt được những điều đó.
An ủi, động viên đối với những nhân sự có quá nhiều điểm yếu để tạo động lực,
giúp họ tránh bị mất tinh thần. Đưa ra những chiến lược “ đặc biệt” giúp đỡ những cá nhân này.