Cấu kiện thuộc cấu trúc đấu củng

Một phần của tài liệu Vật liệu kiến trúc thế kỷ XVXVIII tại khu vực chính Điện Kính Thiên (Hoàng Thành Thăng Long) qua tư liệu khai quật năm 20172019. (Trang 56 - 57)

6. Bố cục của luận văn

2.1. Vật liệu kiến trúc thế kỷ XV-XVI

2.1.3.3. Cấu kiện thuộc cấu trúc đấu củng

Cấu kiện đấu củng là hiện vật phát hiện với số lượng không đáng kể, chủ yếu là thành phần ngang và giả ngang. Trong các cấu kiện ngang dạng xọa đầu (đầu có vân mây, đao lửa) lại chia ra thành những kiểu nhỏ như cấu kiện liên kết 5 đấu và cấu kiện liên kết 3 đấu tương ứng với kết cấu đấu củng lớn hay nhỏ.

a. Cấu kiện giả ngang (梁)

Theo kiến trúc cổ Trung Quốc, Ang là cấu kiện xiên hay thanh nâng nằm ở giữa đấu củng, có tác dụng như địn bẩy, lấy trọng lượng của kết cấu mái bên trong để cân bằng trọng lượng gánh đỡ chân mái. Xuất hiện Ang vào khoảng thế kỷ (thứ III) sau Công nguyên đã trở thành một trong những yếu tố hữu dụng nhất của hệ thống đấu củng. Ang nghiêng đặt trưc tiếp dưới mái, có cùng độ đốc với các thanh rui, đi xuống đến bờ mái và kết thúc dưới địn tay hiên. Chức năng của nó là cân bằng trọng lượng của mái hiên với trọng lượng của xà gồ và dầm nằm trong đường tâm của cột mái hiên thơng qua ngun tắc địn bẩy, và được sử dụng cho các mái hiên bên ngoài. Thanh nâng là bộ phận chịu nén chịu lực nâng ra ngồi và khơng vượt q đường tâm của cột. Cơ cấu đóng vai trị hỗ trợ đường chéo, có thể làm giảm bước nhảy của của đấu củng. Chủ yếu được sử dụng cho mái hiên bên trong và bên ngồi. Vào giai đoạn Minh thanh cánh tay địn dần suy giảm chức năng gánh đỡ do lúc này đấu củng ít tham gia vào hệ thống chịu lực chính nên cấu kiện thanh nâng (Ang) chỉ cịn là hình thức giả ngang.

Cấu kiện gỗ dạng ang kí hiệu 19.ĐKT.H1.Go32 cịn đủ dáng, dài 70cm, rộng 12,5, dày 6,5cm. Một đầu tấm gỗ cắt cong uốn xuống hình mũi thuyền (22cm x 4-6cm x 6,5cm), đầu còn lại cắt nhỏ như một mộng lồi (17,2cm x 6,5cm x 1,6cm), gần đầu có đục thủng một mộng hình chữ nhật (3,6cm x3,6cm x 1,6cm). Phần thân dẹt hình khối chữ nhật (30cm x 12,5cm x 6,5cm), mặt trên (cạnh dày) có đục hai mộng sâu 0,8cm cách nhau 9,2cm (giữa đoạn này có đục một mộng vng âm dài 2cm, rộng 2cm, sâu 0,4cm), một mộng dài 8cm, mộng còn lại dài 15,2cm (PLIII, H32: 1-4).

b. Xà có vân mây như ý

cịn ngun, về hình dáng, ở hai đầu xà được đục khá thon tròn, trên các cạnh chạm hoa văn như ý và mây cuộn, phần giữa xà được đục từ 3-5 lỗ mộng nhằm khớp nối với các cấu kiện khác, các lỗ mộng có kích thước 8,5cm x 7cm đến 9cm x 7,5cm, xà được sơn son thếp vàng.

Hiện vật kí hiệu 18.ĐKT.H1.Go07 cịn nguyên, dài 131cm, rộng 13,5cm, dày 11cm. Hai đầu xà thon tròn, chạm vân mây, được sơn son thếp vàng. Hai mặt bên và mặt dưới chạm vân mây. Phần thân, mặt trên đục 5 mộng vuông chữ U để đặt thanh ngang trong đó: 3 mộng giữa (8,5cm x 7cm) mỗi mộng cách nhau 15cm, hai mộng ngoài cùng (6,7cm x 5cm), ở mộng thứ 3 có đục thủng xuống mặt dưới mộng chữ nhật (3,8 x 2,5 x 6)cm. Mặt dưới đục hai mộng vuông chữ U ở hai bên đầu xà một bên (13,5cm x 10,5cm x 2cm), một bên (10cm x 10cm x 2,5) (PLIII, H32: 5-6).

Hiện vật kí hiệu 18.ĐKT.H1.Go09 dài 112cm, rộng 14,3cm, dày 11cm. Thanh xà cịn ngun, có tiết diện hình chữ nhật, thẳng. Hai đầu xà chạm mây cuộn, phần thân xà mặt trên đục 3 mộng dạng vuông chữ U lớn đục từ mặt trên xuống, kích thước: Mộng giữa (9cm x 11cm x 7cm), giữa đáy mộng này có đục lỗ hình chữ nhật (4cm x 3,5cm x 7cm) xuyên xuống mặt dưới, hai mộng bên (12cm x 11cm x 6,4cm) và (7,8cm x 11cm x 5,4cm). Mặt dưới đục hai mộng nằm gần hai đầu xà kích thước (12cm x 11cm x 3cm), (11,2cm x 11cmx 3,5cm) (PLIII, H33: 1-3).

Về vị trí xà thường kết nối với cấu kiện giả ngang phía dưới và kết nối với cấu trúc phần áp mái như rui, hồnh. Loại hình này ở hai đầu đều được chạm vân mây và sơn son thếp vàng (PLIII, H30: 4).

c. Thanh ngang lắp xà củng: 1 tiêu bản ký hiệu 18.ĐKT.H1.Go11

Cấu kiện gỗ còn nguyên, dài 125cm, rộng 14,5cm, dày 8cm. cấu kiện có tiết diện hình chữ nhật dẹt, thẳng, dài. Hai đầu cắt cong một bên tạo hình cánh cung với một cạnh chiều dày của thân. Phần thân, một cạnh được đục rãnh vuông (rộng 2,6-3cm, sâu 3cm) chạy dọc thanh gỗ, còn 5 vết ghép gỗ (dài 15cm). Một cạnh bên đục hình lịng chảo dài 60cm ở phần trung tâm, ở giữa có đục lỗ mộng (thơng sang cạnh bên) dài 3cm, rộng 2,6cm. Hai mặt chiều rộng cắt và bào phẳng. Loại hình này có thể dùng để ghép nối với cấu kiện đấu củng ở vị trí các lỗ mộng (PLIII, H33: 5-6).

Một phần của tài liệu Vật liệu kiến trúc thế kỷ XVXVIII tại khu vực chính Điện Kính Thiên (Hoàng Thành Thăng Long) qua tư liệu khai quật năm 20172019. (Trang 56 - 57)