Kỹ thuật sản xuất

Một phần của tài liệu Vật liệu kiến trúc thế kỷ XVXVIII tại khu vực chính Điện Kính Thiên (Hoàng Thành Thăng Long) qua tư liệu khai quật năm 20172019. (Trang 68 - 70)

6. Bố cục của luận văn

3.1 Đặc trưng vật liệu kiến trúc thế kỷ XV-XVIII tại khu vực điện Kính Thiên

3.1.1.3. Kỹ thuật sản xuất

- Kỹ thuật sản xuất gạch ngói

xuất vật liệu xây dựng. Gạch ngói thế kỷ XV-XVI được làm ra thường khá mịn, vuông thành sắc cạnh, trừ một số loại gạch dùng trong xây lát chất liệu có nhiều sạn hơn. Nhưng chất liệu làm vật liệu xây dựng chủ yếu làm vật liệu xây dựng là đất sét mịn được chọn và xử lý đất rất kỹ để loại bỏ tạp chất và đảm bảo sản phẩm tạo ra bền đẹp, không bị cong vênh hay nứt nẻ.

Tạo dáng: Gạch, ngói thế kỷ XV-XVI đều được làm bằng khn. Kỹ thuật tạo khn trên gạch, ngói thời kỳ này thường rất quy chuẩn tạo cho các loại hình gạch, ngói vng thành sắc cạnh, bề mặt phẳng đều. Gạch làm ra thường được chỉnh sửa lại [21: tr.125].

+ Kỹ thuật sản xuất các loại gạch: chủ yếu được làm trực tiếp từ khn, ít phải tu

chỉnh bằng tay, chủ yếu chỉ có các rìa cạnh được cắt tỉa cho vng thành sắc cạnh. Trường hợp gạch có chữ thì sau khi in khn gạch, con dấu được đóng hay khắc vào rìa cạnh hoặc bề mặt gạch khi đất còn ướt trước khi được phơi se và đem nung. Bên cạnh đó cịn có loại gạch được làm bằng khn sau đó ghép nối với nhau bằng tay, đó là loại gạch khối hộp rỗng được ghép từ 4 mặt lại với nhau tạo thành một viên gạch hoàn chỉnh tiêu biểu như loại gạch thơng gió trang trí rồng, gạch hình hộp trang trí hoa cúc.

+ Kỹ thuật sản xuất ngói: Hầu hết loại hình ngói thu được ở địa điểm chính điện

Kính Thiên từ năm 2017-2019 chỉ phát hiện được loại hình ngói cong (ngói ống và ngói lịng máng). Khơng có tài liệu nào mơ tả hoặc kỹ thuật làm ngói cong ở Việt Nam. Ở

Trung Quốc, kỹ thuật làm ngói được minh họa trong cuốn “Thiên cơng khai vật”, ngói được làm bằng khn gỗ hình trịn với bàn xoay. Người thợ gốm dùng đất sét với kích cỡ phù hợp đã được cắt phẳng đặt lên khn ngói trịn và dùng tay quay để chuốt. Dùng dao chia đều bốn điểm trên viên ngói để tạo ra viên ngói âm. Các loại ngói dương cũng được làm tương tự nhưng có kích thước nhỏ hơn và được chia thành hai phần bằng nhau [21,

tr.127].

Đối với loại hình ngói âm (ngói lịng máng), ngói thường có hình thang, khn làm ngói có thể được để trơn hoặc bằng khn vải. Rìa cạnh ngói có thể cắt phẳng hoặc cắt bẻ (cắt ½ phần cịn lại dùng tay bẻ).

Đối với ngói dương (ngói ống), làm bằng khn sau đó ghép nối với nhau. Với loại lợp thân mái được ghép từ hai phần thân và đi, đi ngói được làm khá cầu kỳ, thường được vê trịn, phần ghép nối thường có đường chỉ nổi hoặc gờ nổi cao.

Kỹ thuật ghép nối cịn được sử dụng trên loại ngói trang trí diềm mái như ngói ống, ngói trích thủy. Các bộ phận được làm riêng biệt sau đó ghép nối với nhau tạo nên sản

phẩm hoàn chỉnh. Đối với các sản phẩm được tráng men cịn thêm cơng đoạn tráng men nhưng chưa có nghiên cứu nào cụ thể về cách tráng men trên các loại hình vật liệu.

Đối với đồ gỗ: dựa vào chức năng, từng cấu kiện sẽ được chế tác theo từng cách

khác nhau và được sơn son thếp vàng.

Đối với loại hình vật liệu kiến trúc bằng đá: Giai đoạn thế kỷ XV- XVI vật liệu đá

được dùng trong chế tác loại hình chân tảng dùng để đỡ cho cáccấu kiện gỗ ở bên trên. Giai đoạn này chủ yếu chân tảng đục thành ụ tròn để kê chân cột, bề mặt ụ tròn thường được đục nhám làm tăng thêm ma sát với chân cột làm cho kết cấu kiến trúc được vững chắc hơn.

Một phần của tài liệu Vật liệu kiến trúc thế kỷ XVXVIII tại khu vực chính Điện Kính Thiên (Hoàng Thành Thăng Long) qua tư liệu khai quật năm 20172019. (Trang 68 - 70)