Hoavăn trang trí:

Một phần của tài liệu Vật liệu kiến trúc thế kỷ XVXVIII tại khu vực chính Điện Kính Thiên (Hoàng Thành Thăng Long) qua tư liệu khai quật năm 20172019. (Trang 67 - 68)

6. Bố cục của luận văn

3.1 Đặc trưng vật liệu kiến trúc thế kỷ XV-XVIII tại khu vực điện Kính Thiên

3.1.1.2. Hoavăn trang trí:

Trang trí trên gạch: Chủ đề trang trí trên các loại VLKT đất nung thế kỷ XV-XVI

khá phong phú: linh vật gồm có rồng, hoa lá gồm có hoa sen, hoa cúc, đường chỉ nổi kết hợp chấm trịn, chữ Hán.

Rồng trang trí trên gạch khá hạn chế, trong ba năm 2017-2019 chỉ phát hiện 3 tiêu bản gạch được trang trí rồng. Hai tiêu bản gạch thẻ được trang trí rồng, thân rồng uốn lượn giống hình sin, thân hướng về phía trước thân dàn trải theo chiều ngang viên gạch. Đầu rồng ngẩng cao bờm hất về phía sau, miệng ngậm ngọc, thân rồng có vảy, lưng có vây, rồng có 4 chân mỗi chân có 5 móng. Bên cạnh đó cịn có hai tiêu bản trang trí rồng trên gạch hình hộp. Rồng trang trí trên gạch phát hiện khá hạn chế nhưng có thể thấy chúng được chế tác khá tinh xảo, sắc nét, nổi khối và khỏe khoắn.

Hoa cúc trên gạch chỉ phát hiện trên loại gạch hình hộp, hoa cúc trang trí trên hai mặt chiều dài gạch đối diện nhau. Cánh hoa cúc đặc, cánh nhỏ gồm 14 cánh, bên ngoài là 6 cánh cúc lớn, 4 góc viên gạch in nổi 4 chấm trịn để trơn hoặc vẽ hình trơn ốc. Hai mặt để trơn cịn lại được in chữ Hán, có thể đểxác định ví trí của viên gạch. Hoa văn trang trí được khắc bằng tay khá chi tiết, sắc nét.

Hoa văn trang trí hình chấm trịn chỉ phát hiện trên loại hình gạch chữ nhật và có hai loại mơ típ hoa văn là nhũ đinh trang trí trên mặt gạch cắt nhau tạo thành hình chữ X và nhũ đinh cắt nhau thành hình ơ trám loại gạch này chỉ xuất hiện trên chất liệu gạch chữ nhật xám.

Cùng với các loại hình gạch trang trí hoa văn, gạch thế kỷ XV-XVI cịn có loại gạch được in minh văn, in chữ hán Hữu thuộc Hữu sở vệ Hiệu thuộc 1 trong 4 sở vệ lực bao gồm “Hữu sở Vệ Hiệu Lực”, “Tả sở Vệ Hiệu Lực”, “Tiền sở Vệ Hiệu Lực” và “Trung sở Vệ Hiệu Lực”. Bên cạnh đó cịn có các minh văn ghi quan phủ thế kỷ XV-XVI như Tam Phụ quân, Hổ Uy quân. Các minh văn ghi địa danh thế kỷ XV-XVI như Thu Vật huyện Vũ Linh hương, Thu Vật huyện Nhân Khảm hương.

Trang trí trên ngói: hoa văn trang trí trên ngói vẫn là các loại hình rồng, hoa cúc,

hoa sen.

Hình rồng được trang trí chủ yếu trên đầu ngói ống, ngói trích thủy. Rồng trang trí trên đầu ngói ống được cuộn trịn trong khn hình trịn. Rồng trên ngói trích thủy và đầu ngói ống nửa hình trịn rồng được dàn trải theo chiều ngang. Rồng trang trí trên các loại hình này đều được uốn 4-5 khúc dỗng và đều là loại rồng có 5 móng và các loại hình ngói được trang trí trên cả hai loại hình ngói tráng men và khơng tráng men.

Mơ típ trang trí hoa cúc trang trí trên ngói xuất hiện trên các loại hình ngói ống và ngói trích thủy ở cả hai loại hình ngói tráng men và khơng tráng men.

Hoa sen được trang trí duy nhất trên loại hình ngói úp nóc. Ngồi ra cịn loại hình hoa văn như ý trang trí trên diềm mái trang trí.

Trang trí trên đồ gỗ: Hoa văn như ý và cụm mây đao lửa trang trí trên xà và kẻ góc

hoa văn này được các nhà nghiên cứu so sánh với hoa văn trên thành bậc đá của thềm điện Kính Thiên đã cho thấy hoa văn này khá tương đồng với nhau.

Một phần của tài liệu Vật liệu kiến trúc thế kỷ XVXVIII tại khu vực chính Điện Kính Thiên (Hoàng Thành Thăng Long) qua tư liệu khai quật năm 20172019. (Trang 67 - 68)