Các yếu tố ảnh hưởng đến thực hiệnchính sách BHXHtự nguyện

Một phần của tài liệu Thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội tự nguyện trên địa bàn huyện Krông Nô, tỉnh Đắk Nông (Trang 26 - 29)

11 1.1 Khái quát chung vềBHXH tự nguyện

1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến thực hiệnchính sách BHXHtự nguyện

1.3.1. Điều kiện kinh tế - chính trị - xã hội

Tốc độ tăng trưởng kinh tế - xã hội của địa phương phản ánh khả năng tiêu dùng và đầu tư, vì vậy nếu tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, đời sống củangười dân dần được cải thiện; việc sản xuất, hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp được thuận lợi, người dân cũng sẵn sàng tham gia BHXH tự nguyện cho bản thân và cho gia đình. Xã hội phát triển, kinh tế tăng cao và bền vững chứng tỏ nhiều người dân có thu nhập cao thơng qua quá trình lao động, sản xuất và là điều kiện đầu tiên để người dân có cơ hội tham gia BHXH. Hơn nữa, khi đời sống kinh tế cao thì nhận thức của người dân cũng được nâng cao, ngoài những việc ý thức đảm bảo cuộc sống hàng ngày cho bản thân và gia đình, họ mong muốn có khoản BHXH khi khơng may gặp các rủi ro xã hội cũng như đảm bảo cuộc sống khi về già, tử tuất khiến cho họ bị mất hoặc bị giảm thu nhập của bản thân, Tuy nhiên điều kiện kinh tế phát triển, người dân ít quan tâm lĩnh vực BHXH tự nguyện để mục đích hưởng quyền lợi khi về già mà chủ yếu nhìn nhận hiện tại, chưa thực sự mặn mà với chính sách BHXH tự nguyện.

1.3.2. Kiến thức về chính sách BHXH tự nguyện

Việc nắm vững các văn bản pháp luật về BHXH và các quy định về thực hiện chính sách BHXH tự nguyện nhằm mục tiêu mang những lợi ích từ kiến thức và sự hiểu biết để truyền đạt cho đối tượng tham gia đồng thời nâng cao được nhận thức về tầm quan trọng của BHXH tự nguyện.

Hiện nay vẫn còn một số người dân ít hiểu biết về chính sách BHXH tự nguyện, do công tác tuyên truyền chưa thực sự tới hầu hết người dân, nên các quyền lợi khi tham gia BHXH tự nguyện người dân chưa nắm bắt đầy đủ, vì vậy quá trình vận động người dân tham gia chưa hiệu quả.

1.3.3. Hệ thống đại lý

Trong các hoạt động kinh doanh hay các hoạt động khác, để đạt mục tiêu theo kế hoạch hoạch đề ra, thì mạng lưới đại lý mang tầm rất quan trọng mang tính hiệu quả hay khơng hiệu quả,

mạng lưới đại lý là khâu kết nối giữa các tổ chức với đối tượng tham gia và đối tượng thụ hưởng. Để xây dựng được mạng lưới đại lý bảo phủ cần đưa ra các kế hoạch và mục tiêu cụ thể, đánh giá mức độ ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp đến các đối tượng, vì vậy việc đào tạo cơng tác chuyên môn và công tác tuyên truyền là hết sức quan trọng đối với hệ thống mạng lưới đại lý.

Mặc dù đã xây dựng các đại lý rãi khắp từ bưu điện tới phường xã và các hội đoàn thể, tuy nhiên mức độ nắm bắt và hiểu về các chính sách BHXH tự nguyện của Đại lý chưa đạt yêu cầu, qua đó làm ảnh hưởng đến cơng tác vận động cũng như phát triển người dân tham gia BHXH tự nguyện.

1.3.4.Trình độ cán bộ làm cơng tác thực hiện chính sách BHXH tự nguyện Trong mọi lĩnh vực, con người là yếu tố quyết định sự thành bại. Trong

cơng tác thực hiện BHXH tự nguyện thì con người có năng lực, trình độ, khả năng tư duy và có đạo đức nghề nghiệp là yếu tố tác động chủ yếu đến hiệu quả của cơng tác thực hiện các chính sách BHXH tự nguyện. Hiện nay các nghiệp vụ phát sinh về thực hiện BHXH tự nguyện, Chuyên viên quản lý thu Bảo hiểm xã hội hàng ngày phải xử lý các nghiệp vụ phát sinh trên phần mềm do các đại lý gửi đến, do đó địi hỏi phải được tuyển chọn cẩn trọng, được đào tạo bài bản, được bố trí hợp lý và phải đảm bảo một số tiêu chuẩn sau:

- Phải có kiến thức kinh tế và xã hội, nắm vững luật pháp, các quy định để nắm vững chun mơn; chịu khó đi sâu, đi sát đơn vị; am hiểu tới từng người dân, thôn bon và các xã, thị trấn.

- Phải có đạo đức, trung thực và trách nhiệm nghề nghiệp cao. - Giao tiếp tốt, có bản lĩnh.

- Năng lực tổ chức, quản lý, điều hành, thực hiện công tác BHXH tự nguyện:

Đây là yếu tố phản ánh trực tiếp đến chất lượng, hiệu quả công tác quản lý, điều hành, khai thác và phát triển đối tượng tham gia BHXH tự nguyện; là quá trình vận dụng, triển khai chủ trương, chính sách BHXH tự nguyện để tổ chức thực hiện vào mỗi địa phương theo những mục tiêu đã định.

Nhưng nơi nào năng lực tổ chức, điều hành thực hiện BHXH tự nguyện tốt, thì hiệu quả người dân tham gia sẽ tăng cao đồng thời người dân sẽ ngày càng nắm vững kiến thức BHXH tự nguyện. Bên cạnh đó, tổ chức bộ máy được thiết lập hoàn chỉnh, vận hành đồng bộ, từng bộ phận thực hiện tốt chức năng và quyền hạn trách nhiệm của mình thì cơng tác phát triển BHXH tự nguyện sẽ đạt kết quả tốt.

Để đạt được yếu tố này cần phải thể hiện phẩm chất, năng lực của đội ngũ cán bộ quản lý, điều hành và cán bộ thu BHXH, cán bộ truyền thông và phát triển đối tượng, Nếu đội ngũ cán bộ này có năng lực, chun mơn vững, phẩm chất đạo đức tốt thì năng lực, tổ chức quản lý điều hành thực hiện chính sách BHXH tự nguyện sẽ đạt kết quả cao và ngược lại.

Khả năng về tài chính của đối tượng tham gia BHXH tự nguyện có ảnh hưởng tới kết quả thực hiện chính sách BHXH tự nguyện, vì chỉ khi có điều kiện về kinh tế khá, thì người dân mới có điều kiện, mới có ý thức tham gia BHXH tự nguyện ngược lại nếu nền kinh tế ở địa phương nhất là các địa phương ở vùng sâu, vùng xa nền kinh tế cịn lạc hậu thì mức độ tham giam BHXH tự nguyện càng khó khăn hơn.

Mơi trường tăng trưởng kinh tế ở địa phương cùng với các thay đổi trong chính sách phát triển kinh tế có ảnh hưởng khơng nhỏ đến khả năng của người dân trong việc tham gia BHXH tự nguyện.

1.3.6. Trình độ nhận thức của người tham gia BHXH tự nguyện.

BHXH tự nguyện là một trong những chính sách về an sinh xã hội, đảm bảo đời số cho người dân khi về già, đảm bảo mỗi người dân khi hết tuổi lao động hoặc khơng cịn khả năng lao động để được hưởng các chính sách BHXH.

Việc tham gia BHXH là tích lũy một phần nhỏ số tiền hiện có để ln đảm bảo rằng chế độ BHXH tự nguyện luôn được nhà nước đảm bảo và đảm bảo tính ổn định trong cơng tác ổn định kinh tế.

Tuy nhiên Do nhận thực của người dân chưa thực quan tâm đến lĩnh vực BHXH tự nguyện nên chưa xác định rằng tham gia BHXH tự nguyện mang tầm quan trọng và đảm bảo chế độ mà chủ yếu nhận thức được và đảm bảo mang tính tương lai gần và hiện tại.

Tiểu kết chương 1

Chương 1 Nêu lên những cơ sở lý luận về thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội tự nguyện trong cơ quan bảo hiểm xã hội. Trong đó, đã khái quát chung về thực hiện BHXH tự nguyện, thực hiện quy trình chính sách BHXH tự nguyện, nội dung cũng như các nhân tố ảnh hưởng đến cơng tác thực hiện chính sách BHXH tự nguyện và kinh nghiệm một số địa phương về thực hiện chính sách BHXH tự nguyện một số huyện . Đây là cơ sở để đánh giá thực trạng thực hiện chính sách BHXH tự nguyện trên địa bàn huyện Krông Nô, tỉnh Đắk Nông.

Chương 2

THỰC TRẠNG NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG VÀ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH BHXH TỰ NGUYỆN

Một phần của tài liệu Thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội tự nguyện trên địa bàn huyện Krông Nô, tỉnh Đắk Nông (Trang 26 - 29)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(67 trang)
w