Hợp đồng Xây dựng – Chuyển giao – Kinh doanh (BTO)

Một phần của tài liệu Giáo trình hợp tác công tư trong xây dựng và phát triển hạ tầng giao thông vận tải (Trang 29)

Theo quy định tại Khoản 4 Điều 3 Nghị định 63/2018/NĐ-CP về đầu tư theo hình thức đối tác cơng tư (có hiệu lực thi hành từ ngày 19/6/2018) thì khái niệm hợp đồng Xây dựng - Chuyển giao - Kinh doanh được quy định cụ thể như sau: “Hợp đồng Xây dựng - Chuyển giao - Kinh doanh (BTO) là hợp đồng được ký giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền và nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án để xây dựng cơng trình hạ tầng; sau khi hồn thành cơng trình, nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án chuyển giao cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền và được quyền kinh doanh cơng trình đó trong một thời hạn nhất định”.

Hợp đồng xây dựng- chuyển giao-kinh doanh (BTO) được xem như là một trong những biến thể của của cơ cấu BOT cơ bản, trong đó việc chuyển giao về sở hữu nhà nước được tiến hành khi việc xây dựng kết thúc mà không phải khi hợp đồng kết thúc.

2..1.3. Hợp đồng Xây dựng - Sở hữu - Kinh doanh (BOO)

Theo quy định tại Khoản 6 Điều 3 Nghị định 63/2018/NĐ-CP về đầu tư theo hình thức đối tác cơng tư (có hiệu lực thi hành từ ngày 19/6/2018) thì khái niệm hợp đồng Xây dựng - Sở hữu - Kinh doanh được quy định cụ thể như sau: “Hợp đồng Xây dựng - Sở hữu - Kinh doanh (BOO) là hợp đồng được ký giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền và nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án để xây dựng cơng trình hạ tầng; sau khi hồn thành cơng trình, nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án sở hữu và được quyền kinh doanh cơng trình trong một thời hạn nhất định; hết thời hạn, nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án chấm dứt hoạt động của dự án đầu tư theo quy định của pháp luật về đầu tư”.

Hợp đồng xây dựng-sở hữu-kinh doanh (BOO) trong đó nhà đầu tư phát triển xây dựng và điều hành cơ sở dịch vụ mà không chuyển lại quyền sở hữu cho khu vực nhà nước. Theo mô hình này, tư nhân chịu trách nhiệm hồn tồn trong việc lên kế hoạch, cung cấp tài chính và vận hành tài sản. Khác với mơ hình BOT, mơ hình này khơng bắt buộc tư nhân phải trả lại tài sản cho Nhà nước, thay vào đó, Nhà nước có quyền lựa chọn hoặc trả lại tài sản hoặc mua lại với mức chi phí đã được tính tốn trước đó. Cơ quan Nhà nước có thể gia hạn thêm hợp đồng đã ký với tư nhân…

Một phần của tài liệu Giáo trình hợp tác công tư trong xây dựng và phát triển hạ tầng giao thông vận tải (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(58 trang)