Những chính sách liên quan đến lựa chọn thầu thực hiện dự án PPP được thực hiện theo “Chương XII. Triển khai thực hiện dự án” của Nghị định 63/2018/NĐ-CP về đầu tư theo hình thức đối tác cơng tư (có hiệu lực thi hành từ ngày 19/6/2018).
Điều 48. Lựa chọn nhà thầu thực hiện dự án
Nhà đầu tư, doanh nghiệp, dự án ban hành quy chế lựa chọn nhà thầu tư vấn, cung cấp hàng hóa, xây lắp và nhà thầu khác trên cơ sở bảo đảm công bằng, minh bạch, hiệu quả kinh tế để áp dụng thống nhất trong quá trình thực hiện dự án.
Điều 49. Chuẩn bị mặt bằng xây dựng
1. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chịu trách nhiệm tổ chức giải phóng mặt bằng và hồn thành các thủ tục giao đất, cho thuê đất để thực hiện dự án theo quy định của pháp luật về đất đai, hợp đồng dự án và các hợp đồng liên quan.
2. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện trách nhiệm quy định tại Khoản 1 Điều này.
Điều 50. Lập, thẩm định và phê duyệt thiết kế xây dựng
1. Trừ dự án áp dụng loại hợp đồng BT quy định tại Chương V Nghị định này, căn cứ báo cáo nghiên cứu khả thi và quy định của hợp đồng dự án, nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án lập thiết kế xây dựng gửi cơ quan chuyên môn về xây dựng theo quy định của pháp luật về xây dựng thẩm định trước khi phê duyệt, đồng thời gửi cơ quan nhà nước có thẩm quyền để theo dõi, giám sát. Việc thay đổi thiết kế xây dựng làm ảnh hưởng đến quy mô, tiến độ thực hiện dự án phải được sự chấp thuận bằng văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền trước khi phê duyệt.
2. Việc thẩm tra thiết kế xây dựng thực hiện theo quy định của pháp luật về xây dựng. Trong thực tế triển khai các dự án PPP hiện nay, công tác lựa chọn nhà đầu tư gặp phải một số khó khăn đối với cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Đó là phải bố trí nguồn
vốn để lập dự án đầu tư, lập hồ sơ mời thầu lựa chọn nhà đầu tư, chi phí tổ chức lựa chọn nhà đầu tư… Bên cạnh đó, hiện nay cơng tác lập hồ sơ mời thầu lựa chọn nhà đầu tư cũng chưa có hướng dẫn và quy định cụ thể về các tiêu chí để lựa chọn nhà đầu tư phù hợp về năng lực, kinh nghiệm cũng như có nhiều thế mạnh đặc thù đối với tính chất của mỗi dự án… Do đó, trên thực tế, cơ quan nhà nước có thẩm quyền cũng đang lúng túng trong việc xây dựng các tiêu chí lựa chọn nhà đầu tư khi lập hồ sơ mời thầu.
Hiện nay, khi xem xét năng lực tài chính để lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án, cơ quan quản lý nhà nước thường xem xét việc đáp ứng nguồn vốn chủ sở hữu của nhà đầu tư, trong đó thực hiện việc đối chiếu, so sánh tổng nguồn vốn chủ sở hữu mà nhà đầu tư đang có (thể hiện trên báo cáo tài chính đã được kiểm tốn) phải đáp ứng nguồn vốn chủ sở hữu được phân bổ vào các dự án đang và sẽ triển khai thực hiện. Tuy nhiên, các nhà đầu tư thường chỉ chuẩn bị nguồn vốn chủ sở hữu để đáp ứng thực hiện các dự án đang triển khai, rất ít nhà đầu tư chuẩn bị sẵn nguồn vốn chủ sở hữu “để chờ” được thực hiện đầu tư các dự án tiếp theo. Việc chứng minh vốn chủ sở hữu do vậy gặp rất nhiều trở ngại. Ngồi ra, thẩm quyền thực hiện cơng tác thẩm tra, thẩm định và phê duyệt đối với các bước thực hiện dự án có nhiều thay đổi và chưa được quy định thật sự rõ ràng. Do đó cũng gây ra một số khó khăn, lúng túng trong việc tổ chức thực hiện của các nhà đầu tư cũng như cơ quan nhà nước có thẩm quyền, đặc biệt đối với các dự án có thời gian thực hiện kéo dài, dự án phải xử lý chuyển tiếp…
Ngồi ra, quy định về cơng tác giám sát nhà nước đối với các dự án BT, BOT đã được đề cập tại Điều 47 và Điều 48 của Nghị định số 15/2015/NĐ-CP, tuy nhiên vẫn chưa rõ ràng và cụ thể, dễ gây “dẫm chân” với công tác giám sát chất lượng cơng trình (do đơn vị tư vấn giám sát của nhà đầu tư thực hiện). Bên cạnh đó, định mức chi phí tổ chức thực hiện cơng tác giám sát nhà nước chưa được ban hành, gây khó khăn khi tổ chức thực hiện.