Hợp đồng Kinh doanh Quản lý (O&M)

Một phần của tài liệu Giáo trình hợp tác công tư trong xây dựng và phát triển hạ tầng giao thông vận tải (Trang 35 - 36)

Hợp đồng Kinh doanh - Quản lý (O&M) là hợp đồng được ký giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền và nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án để kinh doanh một Phần hoặc tồn bộ cơng trình trong một thời hạn nhất định.

Một hợp đồng quản lý mở rộng phạm vi ký kết bao gồm một phần hoặc toàn bộ hoạt động quản lý và điều hành của một dịch vụ cơng (dịch vụ cơng ích, bệnh viện, quản lý cảng, ...). Mặc dù nghĩa vụ cung cấp dịch vụ vẫn thuộc trách nhiệm của khu vực nhà nước, hoạt động quản lý kiểm soát và thẩm quyền xử lý hàng ngày được giao cho đối tác tư nhân hoặc nhà thầu. Đối với hầu hết các trường hợp, đối tác tư nhân cung cấp vốn cho hoạt động quản lý điều hành nhưng không cung cấp vốn đầu tư. Hình 2.3 mơ tả cấu trúc tiêu biểu của một hợp đồng quản lý.

Hình 2.3. Cấu trúc Hợp đồng quản lý

Nhà thầu tư nhân được trả một tỷ lệ được thoả thuận trước cho chi phí lao động và các chi phí điều hành dự kiến khác. Để cung cấp động lực cho việc nâng cao hiệu quả hoạt động, nhà thầu được trả thêm một khoản cho việc đạt được những mục tiêu đã được thoả thuận và quy định cụ thể từ trước. Một cách khác, nhà thầu quản lý có thể được nhận một phần lợi nhuận. Khu vực nhà nước vẫn giữ nghĩa vụ cung cấp các khoản đầu tư chủ yếu,

35

sẽ chịu trách nhiệm góp vốn thực hiện các hoạt động đó. Đối tác tư nhân sẽ liên hệ với các khách hàng và khu vực nhà nước chịu trách nhiệm quy định biểu phí dịch vụ. Một hợp đồng quản lý thông thường sẽ cải thiện hệ thống quản lý và tài chính của cơng ty. Các quyết định liên quan đến mức độ dịch vụ và các ưu tiên sẽ được đưa ra trên cơ sở cân nhắc mang tính chất thương mại hơn.

Ưu điểm của mơ hình

Ưu điểm chính của phương án này là có thể đạt được những kết quả hoạt động từ việc quản lý của khu vực tư nhân mà không phải chuyển giao các tài sản cho khu vực tư nhân. Xây dựng hợp đồng quản lý tương đối dễ dàng hơn so với các phương án khác và ít gây tranh cãi hơn. Hợp đồng quản lý có chi phí tương đối thấp do các nhà điều hành cần ít nhân viên hơn cho các dịch vụ cơng ích. Hợp đồng quản lý cũng có thể được xem như là những thỏa thuận quá độ, cho phép có sự cải thiện vừa phải trước khi các hợp đồng và cơ cấu toàn diện hơn được xây dựng. Tương tự, một hợp đồng quản lý có thể được cơ cấu để tăng dần sự tham gia của khu vực tư nhân khi thu được các kết quả tích cực.

Nhược điểm của mơ hình

Sự chia tách giữa một bên là nghĩa vụ đối với quản lý và dịch vụ với một bên là việc lập các kế hoạch mở rộng và đầu tư vốn chứa đựng những rủi ro. Nhà thầu quản lý khơng có thẩm quyền hoặc quyền tự chủ cần thiết (chẳng hạn như với lực lượng lao động) để đạt được những thay đổi sâu sắc, có tính lâu dài. Nếu nhà điều hành được nhận một phần lợi nhuận hoặc được nhận một khoản thanh tốn có tính chất khuyến khích, cần có các biện pháp phịng ngừa việc thổi phồng các kết quả đạt được hoặc việc không tiến hành duy tu bảo dưỡng hệ thống đầy đủ nhằm mục đích tăng thêm lợi nhuận.

Một phần của tài liệu Giáo trình hợp tác công tư trong xây dựng và phát triển hạ tầng giao thông vận tải (Trang 35 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(58 trang)