II. MÔ TẢ GIẢI PHÁP
5. Thực nghiệm sư phạm
5.2. Kết quả đạt được
5.2.1.1. Phân tích phiếu điều tra kết quả học tập của HS (đính kèm phần minh
phụ lục)
* Kết quả khảo sát cho thấy:
Lớp đối chứng: Có 83.9% học sinh cho rằng, Sinh học “khó có thể giúp em
phát triển khả năng sáng tạo” và “nội dung kiến thức của bài học khó hiểu, ít liên quan đến thực tế cuộc sống” đặc biệt 70.9% HS cho rằng: “Bài học không giúp em vận dụng kiến thức trong giải quyết các vấn đề thực tiễn” .... Do vậy dẫn đến tình trạng học sinh chưa hứng thú nhiều với môn Sinh học.
Như vậy, nhiều HS đối chứng đều nhận thấy với cách dạy học theo phương pháp truyền thống môn Sinh chưa giúp nhiều các em trong việc phát triển khả năng liên hệ kiến thức với các môn học khác, phát triển năng lực tư duy và năng lực hợp tác. Đồng thời các em cũng chưa rèn luyện nhiều các năng lực chuyên biệt như năng lực thực hành, năng lực sáng tạo, năng lực thuyết trình, cơng nghệ thơng tin, năng lực giải quyết vấn đề đặc biệt là khả năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn cịn hạn chế.
Lớp thực nghiệm: Thơng qua bảng kết quả phiếu hỏi học sinh lớp thực
nghiệm nhận thấy các chủ đề dạy học được xây dựng giúp giảm bớt các kiến thức phần “Vi sinh vật” khó hiểu và gần với thực tiễn cuộc sống hơn. Trong đó, “Bài học giúp em phát triển năng lực tư duy” với 96.8% ý kiến đồng ý và “Các hoạt động giúp em làm việc nhóm hiệu quả” với 93.6% và 100% HS cho rằng: “Bài học giúp em vận dụng kiến thức trong giải quyết các vấn đề
thực tiễn”. Bên cạnh đó với mơ hình giáo dục THLM theo định hướng giáo dục STEM/STEAM, học sinh được phát triển các năng lực toàn diện như giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo, tư duy, thuyết trình, cơng nghệ thơng tin… (Bảng 2.2, phụ lục 2)
5.2.1.2. Phân tích các sản phẩm của học sinh. * Sổ theo dõi dự án.
Sổ theo dõi dự án được trình bày mạch lạc, chi tiết. Nhiệm vụ của các thành viên được phân công cụ thể, chi tiết chứng tỏ các em đã có các kĩ năng lên kế hoạch cho học tập, kĩ năng làm việc nhóm. Các em cũng đã biết dùng sơ đồ tư duy để lên kế hoạch thực hiện dự án, các nhiệm vụ của dự án được thiết kế một cách có hệ thống phù hợp với nội dung học.
Đặc biệt, để giúp cho việc thu thập, ghi chép thơng tin và hỗ trợ làm việc nhóm đối với người sử dụng, các nhóm đã sử dụng chương trình soạn thảo văn bản đơn giản OneNote trong bộ office 365 được phát triển bởi tập đoàn Microsoft. Với việc sử dụng OneNote trong việc lập sổ theo dõi dự án, mỗi thành viên trong nhóm có thể chia sẻ sổ ghi chép cho nhau và dễ dàng sửa chúng thuận tiện ở cả nhóm cùng một lúc.
Hình 5.1. Giao diện Onenote các nhóm sử dụng để ghi sổ theo dõi dự án
Mặc dù HS rất bận rộn với các công việc học tập trên trường lớp và học tại các trung tâm bồi dưỡng kiến thức nhưng đa số các em cố gắng tham gia các buổi họp nhóm nhiệt tình, đóng góp các ý kiến mang tính xây dựng cho dự án. Các em cũng rất sáng tạo khi sử dụng mạng xã hội để họp nhóm
online qua Microsoft Team, facebook, skype… Điều này đặc biệt hiệu quả trong tình hình dịch bệnh Covid như hiện nay.
Trong quá trình thực hiện dự án, vào các giờ ra chơi, các nhóm thường tranh thủ thảo luận, trao đổi về tiến độ công việc được giao, trao đổi những thắc mắc khi chưa được giải thích thoả đáng. Khơng khí lớp học lúc nào cũng sơi nổi hào hứng. Qua đó cũng thể hiện năng lực nhận thức và hành động của HS được bồi dưỡng và phát huy cao hơn nhiều so với cách học thơng thường.
Hình 5.2. HS trao đổi dự án qua nhóm facebook và trong giờ ra chơi * Bài thuyết trình, brochure (phụ lục 5).
Về nội dung, các bài trình chiếu, brochure, poster… thể hiện được mục tiêu và ý nghĩa của dự án. Các thơng tin trong bài trình chiếu, brochure, poster khá đa dạng, hợp lý và logic chặt chẽ. Kết quả dự án gắn liền với thực tiễn.
Về hình thức, các slide được sắp xếp hợp lý, dễ quan sát, nội dung không quá tải, màu, nền, phơng chữ phù hợp, có sử dụng liên kết và các hiệu ứng một cách hiệu quả, hình ảnh minh họa khá hợp lý.
Các nhóm tích cực tìm hiểu về các sử dụng các kĩ thuật dạy học và các phần mềm ứng dụng tin học để sản phẩm trình bày (đa phần trên PowerPoint, phần mềm chỉnh sửa video chuyên nghiệp Kinemaster, trình duyệt Canva…) để bản báo cáo được đẹp, sinh động và thể hiện đầy đủ nội dung cần thiết.
Hình 5.3. Một số brochure HS thiết kế dựa trên ứng dụng Canva
Thông qua các dự án các em đã mạnh dạn và tự tin trình bày trước đám đơng. Các em trình bày khơng bị lệ thuộc vào phương tiện, có sự phối hợp nhịp nhàng giữa giọng điệu và cử chỉ. Bên cạnh đó các em cịn trả lời được các câu hỏi chất vấn từ nhóm bạn và giáo viên một cách linh hoạt, tạo được khơng khí phấn khởi cho cả lớp.
Hình 5.4. HS tự tin thuyết trình trước lớp (ảnh chụp trực tiếp và cắt từ video)
* Sản phẩm thật của HS
Hầu hết các các nhóm đã có ý thức trong việc tạo các sản phẩm như: sữa chua, dưa chua, rượu nếp, mẻ …
Sản phẩm có hình thức và thẩm mỹ đạt u cầu, một số nhóm tạo ra các sản phẩm ngon, đẹp mắt và đảm bảo vệ sinh có khả năng sử dụng trong gia đình. Một số nhóm đã tổ chức những hội chợ nhỏ, sử dụng sản phẩm để kinh doanh. Một số nhóm tạo các sản phẩm chưa thật sự tốt nhưng nhìn chung các em đã biết làm việc nhóm, biết thực hiện dự án nhóm một cách khoa học, biết vận dụng kiến thức sách vở vào thực tế. Từ đó góp phần phát triển năng lực HS một cách tồn diện.
Hình 5.5. Sản phẩm của HS một số trường THPT trong tỉnh Nam Định triển khai áp dụng sáng kiến
Hình 5.6. Một số hoạt động của HS trường THPT Nguyễn Văn Cừ - tỉnh Hải Dương, trường THPT Thái Phiên – Thành phố Hải Phòng triển khai áp dụng