đảng bộ xã, thị trấn ở huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội Thực trạng, nguyên nhân và kinh nghiệm
2.2.1. Tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức, trách nhiệm các tổ chức, các lực lượng trong tiến hành công tác phát triển đảng viên trong thanh niên của các
các lực lượng trong tiến hành công tác phát triển đảng viên trong thanh niên của các đảng bộ xã, thị trấn ở huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội
Mọi hoạt động của con người đều phải bắt đầu từ nhận thức, trên cơ sở nhận thức và chỉ có nhận thức đúng mới có cơ sở để đảm bảo cho hoạt động đúng. C. Mác đã chỉ rõ: “Bởi vì cái thúc đẩy con người hành động đều phải thông qua đầu óc của
họ” {40, tr.391}. Vì vậy, đây là giải pháp cơ bản, trung tâm bao trùm, xuyên suốt quá
trình nâng cao chất lượng công tác về phát triển đảng viên trong thanh niên của các đảng bộ xã, thị trấn ở huyện Ba Vì. Nhận thức là cơ sở của hành động, nâng cao chất lượng công tác phát triển đảng viên trong thanh niên của các đảng bộ xã, thị trấn ở huyện Ba Vì chỉ có thể đạt hiệu quả tốt khi tác tổ chức, các lực lượng mà trực tiếp là cấp ủy, tổ chức đảng, đội ngũ cán bộ, đảng viên và các lực lượng, nhất là tổ chức Đồn Thanh niên nhận thức đúng đắn vai trị quan trọng của cơng tác này, đồng thời có năng lực tổ chức thực hiện tốt, có trách nhiệm cao.
Đảng bộ, các chi bộ trực thuộc các xã, thị trấn là hạt nhân lãnh đạo chính trị ở cơ sở, lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ chính trị của địa phương, trực tiếp theo dõi, bồi dưỡng, rèn luyện, phân công giúp đỡ, thực hiện các khâu các bước trong quy trình cơng tác kết nạp đảng viên, thi hành kỷ luật Đảng. Thực hiện chức năng này, đảng bộ các xã, thị trấn có vai trị đặc biệt quan trọng trong sự trưởng thành và phát triển đúng hướng của đối tượng thanh niên phấn đấu trở thành đảng viên, trực tiếp tác động đến quá trình xây dựng, hồn thiện phàm chất chính trị, năng lực của từng đối tượng. Cần phải nhận
thức rõ công tác phát triển đảng viên trong thanh niên là nhiệm vụ chính trị lâu dài, thường xuyên, liên tục của cấp ủy, chi bộ cơ sở. Đảng ủy, chi ủy của các đảng bộ xã, thị trấn chịu trách nhiệm trước cấp ủy cấp trên về lãnh đạo, chỉ đạo, tiến hành và kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển đảng viên nói chúng, trong thành niên nói riêng của địa phương.
Vì vậy, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức trách nhiệm, phàm chất, năng lực cho cấp ủy, chi bộ, đội ngũ đảng viên là giải pháp có ý nghĩa quyết định đến nâng cao chất lượng công tác phát triển đảng viên trong thanh niên của các đảng bộ xã, thị trấn ở huyện Ba Vì trong thời gian tới. Để tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức và phát huy đầy đủ vai trò của ấp ủy, chi bộ, đội ngũ đảng viên và các lực lượng tiến hành công tác này cần thực hiện tốt một số biện pháp cụ thể sau:
Một là, phải làm cho cấp ủy, chi bộ, đội ngũ đảng viên nhận thức sâu sắc nhiệm vụ và xác định rõ trách nhiệm chính trị của mình về nâng cao chất lượng công tác phát triển đảng viên trong thanh niên của đảng bộ xã, thị trấn.
Việc thống nhất nhận thức, xác định trách nhiệm chính trị là rất cần thiết, bắt nguồn từ vai trị của nhận thức với hoạt động thực tiễn. Khơng có nhận thức thực tiễn đúng dẫn đến lệch lạc trong hành động, kết quả hoạt động sẽ không đạt mục tiêu đề ra. Phải thường xuyên giáo dục, quán triệt trong cấp ủy, chi bộ, mọi đảng viên trong các đảng bộ xã, thị trấn nhận thức rõ ý nghĩa, tầm quan trọng của công tác phát triển đảng viên trong thanh niên; hiểu sâu sắc, đầy đủ đây là trách nhiệm chính trị của các tổ chức đảng, của mọi cán bộ, đảng viên. Thực hiện tốt nội dung này cũng là để thực hiện nhiệm vụ trung tâm của các đảng bộ xã, thị trấn, trực tiếp thực hiện mục tiêu, điều kiện tiên quyết nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức đảng, đội ngũ đảng viên, góp phần thực hiện thắng lợi nghiệm vụ xây dựng, phát triển nông thôn ngày càng giàu, đẹp, văn minh; góp phần “bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời
sau” theo Di chúc của Bác Hồ, lấy đó làm cơ sở đánh giá phân loại, xếp loại tổ chức
đảng và đảng viên.
Mặt khác, cấp ủy, chi bộ phải quán triệt và động viên cán bộ, đảng viên tích cực học tập, nghiên cứu nắm vững quan điểm, nguyên tắc, quy trình, các chỉ thị, nghị quyết, hướng dẫn thi hành của cấp trên về công tác phát triển đảng viên, chú trọng
huấn, bồi dưỡng bí thư chi bộ, cấp ủy viên cơ sở theo chương trình của
Ban tuyên
giáo Trung ương, chương trình giáo dục và phổ biến pháp luật... Lãnh đạo,
chỉ đạo
tổ chức chặt chẽ, có chất lượng các đợt sinh hoạt chính trị, nhất là việc “Học
tập và
làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh ” theo các nội dung chuyên đề
hàng năm
được triển khai, kết hợp với việc tuyên truyền các nhiệm vụ kinh tế, văn hóa,
xã hội
trên địa bàn xã, thị trấn.
Ba là, nâng cao chất lượng sinh hoạt đảng, các đồn thể chính trị - xã hội, nhất là Đoàn Thanh niên xã, thị trấn.
Qua sinh hoạt của các tổ chức nhằm giáo dục nâng cao nhận thức trách nhiệm của đội ngũ cán bộ, đảng viên, đoàn viên, hội viên với nhiệm vụ xây dựng, chỉnh đốn Đảng nói chung, cơng tác phát triển đảng viên trong thanh niên nói riêng. Chú trọng nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ và tổ chức đoàn thanh niên ở các đảng bộ xã, thị trấn, thơng qua nội dung sinh hoạt góp phần khẳng định các quan điểm, nguyên tắc của Đảng, phát huy dân chủ, giữ nghiêm kỷ luật, tăng cường kỷ cương, đoàn kết thống nhất, nâng cao nhận thức, phát huy trí tuệ và trách nhiệm của mọi đảng viên. Sinh hoạt Đảng, Đoàn Thanh niên thường xuyên có nền nếp, bảo đảm chất lượng chính là tạo ra mơi trường bồi dưỡng, rèn luyện rất cơ bản, tồn diện và thuận lợi cho cơng tác tạo nguồn, phát hiện nguồn trong công tác phát triển đảng viên trong thanh niên. Đồng thời, thông qua sinh hoạt Đảng, đoàn thể, nhất là sinh hoạt Đoàn, lực lượng thanh niên sẽ nhanh chóng trương thành về nhiều mặt, đánh giá được những ưu điểm để thúc đấy họ phát huy, nhân lên, phát hiện và chỉ ra cho họ những hạn chế, khuyết điểm để tự khắc phục, rèn luyện; đồng thời nâng cao cả phấm chất, năng lực, phương pháp, tác phong cho đối tượng phát triển đảng trong thanh niên.
Trong sinh hoạt chi bộ, đoàn thể cần thực hiện tốt các bước chuấn bị, nội dung sinh hoạt hàng tháng, hàng quý, từng năm. Các bước sinh hoạt phải đảm bảo đúng nguyên tắc, thủ tục. Sinh hoạt chi bộ, đồn thể phải phát huy tinh thần dân chủ, trí tuệ, sự sáng tạo, trách nhiệm của đội ngũ đảng viên, đoàn viên, hội viên để đề ra chủ trương, biện pháp lãnh đạo chính xác với nhiệm vụ từng tháng, từng q, từng năm. Trong đó, cơng tác phát triển đảng viên trong thanh niên là một nội dung cần được quan tâm đề cập trong các nghị quyết, nhất là nghị quyết chuyên đề, thường kỳ về
công tác phát triển đảng viên cần đề cập sâu sắc nội dung lãnh đạo về tạo nguồn, bồi dưỡng, rèn luyện, thử thách thanh niên trong thời kỳ phấn đấu trở thành đảng viên. Nội dung nghị quyết cần tập trung làm rõ: đặc điểm tình hình, chất lượng lực lượng thanh niên hiện có của đảng bộ, chi bộ; điểm mạnh, điểm yếu của từng đối tượng phát triên đảng; yêu cầu rèn luyện, thử thách, bồi dưỡng, phương hướng, phân công đảng viên giúp đỡ; xác định rõ chỉ tiêu, hình thức, biện pháp tạo nguồn, bồi dưỡng, rèn luyện cụ thể với các đối tượng thanh niên và từng người đang trong quá trình phấn đấu trở thành đảng viên trong từng tháng, từng quý và cả thời gian theo dõi, giúp đỡ, thử thách, xác định trách nhiệm của đảng bộ, chi bộ, đội ngũ đảng viên, nhất là đảng viên được phân công theo dõi, giúp đỡ, cũng như trách nhiệm của đối tượng phát triển đảng.
Tự phê bình và phê bình là một chế độ, nội dung quan trọng trong sinh hoạt Đảng, là một biện pháp hữu hiệu trong công tác phát triển đảng viên, bồi dưỡng, rèn luyện nguồn phát triển đảng. Trong thực hiện tự phê bình và phê bình phải có tính chân thành, thẳng thắn, trung thực, thơng qua đó đấu tranh với những biểu hiện tiêu cực, suy thối, giúp đỡ nhau, đóng góp cho tập thể cấp ủy, chi bộ và từng đảng viên, chống mọi biểu hiện lợi dụng phê bình để đả kích, nói xấu, hạ thấp uy tín hoặc trù dập người phê bình... Thực tế hiện nay, ở nhiều chi bộ cơ sở việc thực hiện còn nhiều hạn chế, đặc biệt là ở đội ngũ đảng viên trẻ, đối tượng đang trong q trình theo dõi, thử thách của cơng tác phát triển đảng: cịn có những biểu hiện nhất trí chung chung, dựa vào ý kiến của cấp ủy, của lãnh đạo, khơng giám nêu chính kiến, chưa có nhiều ý kiến sâu sắc, khơng khí sinh hoạt căng thẳng, đùn đấy cho nhau. Vì vậy, bí thư đảng bộ, chi bộ phải giáo dục, quán triệt cho đội ngũ đảng viên nói chung, đảng viên dự bị và các đối tượng phát triển đảng là thanh niên nhận thức đầy đủ về trách nhiệm, quyền hạn của mình trong sinh hoạt và xây dựng chi bộ. Mặt khác, tổ chức đảng, bí thư chi bộ phải nêu cao tính Đảng, tính chiến đấu, tiền phong, gương mẫu để biết lắng nghe, tôn trọng, tiếp thu, giải thích, định hướng ý kiến của đảng viên. Sinh hoạt chi bộ phải tạo ra môi trường cho đảng viên trẻ trưởng thành về mọi mặt, nhất là sửa chữa, khắc phục được khuyết điểm, hoàn thiện tác phong, tư cách người đảng viên, củng cố niềm tin, nâng cao trình độ hiểu biết, tin tưởng ở tập thể và năng lực bản thân.
Bốn là, đảng ủy, chi bộ của các đảng bộ xã, thị trấn lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức các hoạt động phong trào thơng qua đó phát hiện nguồn, giáo dục, bồi dưỡng, thử thách, giúp đỡ quần chúng trẻ trở thành đảng viên.
Chất lượng công tác phát triển đảng viên của các đảng bộ xã, thị trấn là chất lượng tổng hợp mọi hoạt động trong q trình tiến hành cơng tác này. Nâng cao chất lượng công tác phát triển đảng viên trong thanh niên phải nâng cao chất lượng các hoạt động cụ thể, trong đó có các hoạt động phát hiện nguồn thơng qua các phong trào quần chúng, giáo dục, thử thách nguồn, giúp đỡ, hồn thiện quy trình phát triển đảng đối tượng trở thành đảng viên. Vì vậy, các tổ chức đảng ở xã, trị trấn luôn phải là hạt nhân của mọi phong trào để phát hiện những quần chúng ưu tú có phàm chất, năng lực trong thực tiễn, được nhân dân tin tưởng để bồi dưỡng họ trở thành đối tượng phát triển đảng. Cũng thông qua các phong trào, đưa đội ngũ đảng viên dự bị đang trong thời gian thử thách tham gia các hoạt động để đánh giá mức độ phát triển của từng đồng chí, đã khắc phục được đến đâu những khuyết điểm, hạn chế của bản thân, phát huy ra sao những ưu điểm của mình, từ đó đánh giá chính xác phàm chất, năng lực của từng người, để hoàn thiện các khâu các, bước kết nạp, chuyển chính cho các đối tượng này.
Thử thách đảng viên là vấn đề có tính ngun tắc của mọi tổ chức đảng để kiểm nghiệm và chứng tỏ đối tượng thanh niên thực sự ưu tú, đủ tiêu chuẩn đảng viên của Đảng. Tham gia các hoạt động xây dựng địa phương, các phong trào thi đua yêu nước, các cuộc vận động xây dựng nông thơn mới, xây dựng làng, xã, cơ quan văn hóa, các hoạt động văn hóa, văn nghệ , thể dục thể thao, sinh hoạt tập thể, cộng đồng... là trách nhiệm của các đối tượng nguồn phát triển đảng viên. Đây là biện pháp tốt để thanh niên tự bồi dưỡng, tự rèn luyện mọi lúc, mọi nơi, mọi điều hồn cảnh, có tác dụng thiết thực để họ tiến bộ về nhiều mặt, nâng cao ý thức trách nhiệm, đạo đức, năng lực, khả năng tổ chức phong trào. Đồng thời, qua quá trình thử thách, rèn luyện trong các phong trào thực tiễn của địa phương khẳng định được tính đúng đắn, sát thực của các nghị quyết của cấp ủy về công tác phát triển đảng viên trong thanh niên; là căn cứ để loại bỏ những phần tử cơ hội, những đối tượng thiếu ý chí ngay từ trong q trình phấn đấu, khơng để họ chui vào Đảng; tìm ra những quần
chúng thực sự có năng lực, phấm chất đáp ứng yêu cầu của tổ
chức để giúp đỡ họ trở
thành đảng viên.
Năm là, đổi mới cách nhìn nhận, đánh giá của các tổ chức đảng, các lực lượng, của cán bộ, đảng viên đối với thanh niên và công tác thanh niên trong thời kỳ mới, thúc đẩy thanh niên phấn đấu trở thành đảng viên.
Đây khơng chỉ là một nhu cầu tồn tại có tính ngun lý về mặt lý luận mà còn là giải pháp thực tiễn cực kỳ quan trọng đối với các đảng bộ xã, thị trấn ở huyện Ba Vì. Đổi mới nội dung đánh giá thanh niên để tạo thống nhất nhận thức về công tác phát triển đảng viên trong thanh niên trên địa bàn của các đảng bộ xã, thị trấn hiện nay, khắc phục lối nhìn nhận khơng đúng, có phần phiến diện, chủ quan, hẹp hòi và định kiến từ những hạn chế, tiêu cực của thanh niên mà đi đến chê bai, hạ thấp vai trị của họ. Chính sự định kiến, thiếu khách quan, khơng khoa học trong cách nhìn nhận, đánh giá thanh niên đã dẫn tới coi thường lớp trẻ, thiếu tin cậy ở họ. Không chỉ đối với những thanh niên chưa có việc làm, còn sống phụ thuộc vào gia đình mà ngay cả với những người đã có việc làm, đã tạo ra thu nhập cho cá nhân, gia đình và xã hội vẫn bị đánh giá thấp; vẫn còn dè dặt khi sử dụng, giao việc. Trong xem xét đối tượng phát triển Đảng, một số cán bộ, đảng viên chưa chấp nhận hoặc còn e ngại những thanh niên nhiều bạn bè, nhiều mốt quần áo, hay đi nhà hàng cho dù chính họ biết lao động để làm giàu một cách chính đáng. Khơng ít thanh niên trên địa bàn của các đảng bộ xã, thị trấn có điều kiện lập nghiệp, mở xưởng sản xuất, hùn vốn, thuê người làm và thực tế họ đã đem lại lợi ích khơng nhỏ cho bản thân mà cịn cho bạn bè, cho người làm công và tạo ra sản phấm cho xã hội. Đó là xu hướng tích cực trong việc học tập và tìm kiếm việc làm. Đồng thời kiên quyết bác bỏ lối sống thực dụng, chạy theo đồng tiền mà sao lãng các giá trị đạo đức xã hội. Phải nhìn nhận và đánh giá thanh niên trong sự vận động và phát triển của xã hội, phải thấy mặt mạnh là cơ bản, coi đó là lực lượng kế cận của Đảng, để có thái độ tin tưởng, khoa học khi giao nhiệm vụ và giúp thanh niên vượt khó vươn lên trong cuộc sống. Đảng viên phải là
“người lãnh đạo, là tấm gương của tuổi trẻ”{34, tr.82}.