4 3 2 1 4 3 2 1 2 1 Cành cây 3 2 1 2 1 1 1 2 1
* Phân tích mẫu đất
Xác định độ ẩm của đất theo TCVN 4196 - 1995.
Xác định hàm lượng mùn (%) theo phương pháp Walley - Black.
Xác định hàm lượng Nitơ dễ tiêu (mg/ 100g) theo phương pháp Chiurin
- Cononova...
Xác định hàm lượng Photpho dễ tiêu (mg/ 100g) theo TCVN 1525: 2001 (ISO 6491: 1988).
Xác định hàm lượng kali dễ tiêu (mg/ 100g) theo TCVN 6196-3: 2000. Xác định năng suất phần trên mặt đất của thảm cây bụi và phân tích chỉ tiêu lí, hóa học của đất được thực hiện tại Phịng thí nghiệm trung tâm Khoa học và sự sống của Đại học Thái Nguyên và phòng Thực vật, khoa Sinh- KTNN Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên.
Chƣơng 3
ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI VÙNG NGHIÊN CỨU 3.1. Điều kiện tự nhiên
3.1.1. Vị trí địa lý
Sông Công được thành lập năm 1985, là một thị xã trẻ của tỉnh Thái Nguyên. Ba mặt Đông, Tây và Nam giáp huyện Phổ Yên; phía Bắc giáp thành phố Thái Nguyên.
Thị xã có vị trí khá thuận lợi: cách thủ đơ hà Nội 65 km về phía Bắc, cách thành phố Thái Nguyên 15 km về phía Nam, cách sân bay Nội Bài 45 km, cách Hồ Núi Cốc 17 km.
3.1.2. Địa hình
Thái Ngun có nhiều dãy núi cao chạy theo hướng Bắc-Nam và thấp dần xuống phía Nam. Cấu trúc vùng núi phía Bắc chủ yếu là đá phong hóa mạnh tạo thành nhiều dộng và thung lũng nhỏ. Phía Tây Nam có dãy Tam Đảo với đỉnh cao nhất 1.590m, các vách núi dựng đứng và kéo dài theo hướng Tât Bắc-Đơng Nam. Ngồi dãy núi trên cịn có dãy Ngân Sơn bắt đầu từ Bắc Kạn chạy theo hướng Tât Bắc-Đông Nam đến Võ Nhai và dãy núi Bắc Sơn cũng chạy theo hướng Tât Bắc-Đông Nam. Cả ba dãy núi Tam Đảo, Ngân Sơn, Bắc Sơn đều là những dãy núi cao che chắn gió mùa đơng bắc.
Thái Nguyên là một tỉnh trung du miền núi nhưng địa hình lại khơng phức tạp lắm so với các tỉnh trung du miền núi khác, đây là một thuận lợi của Thái Nguyên cho canh tác lâm nghiệp và phát triển kinh tế xã hội nói chung so với các tỉnh trung du miền núi khác.
Thị xã Sơng Cơng có địa hình tương đối bằng phẳng, mang đặc điểm của vùng trung du, nền dốc dần từ Bắc xuống Nam và từ Đơng sang Tây, có nhiều ngọn núi cao vài trăm mét. Nơi cao nhất trong khu vực nội thị là ngọn núi Tảo (54m), độ nền cao trung bình thường ở mức 15 - 17 m.
3.1.3. Đất đai
Thị xã Sơng Cơng có diện tích đất tự nhiên là 8.276,27 ha, gồm: đất Nông nghiệp, đất Lâm nghiệp, đất ở, đất chuyên dùng và đất chưa sử dụng. Vùng Gị Đầm có nền đất tốt, cường độ chịu lực R = 2 - 2,5 kg/cm2
, vùng ven sơng địa hình lịng chảo có cường độ chịu lực thấp hơn R = 1 - 1,5 kg/cm2. Mực nước ngầm xuất hiện ở độ sâu từ 4 - 5 m.
Tình hình sử dụng đất ở Sông Công:
Đất Nông nghiệp có diện tích 4.502,09 ha (chiếm 54,4%), gồm: đất trồng lúa (2.071,61 ha), đất cỏ dùng vào chăn nuôi (59,74 ha), đất trồng cây hàng năm khác (394,09 ha) và đất trồng cây lâu năm khác (1.898,65 ha).
Đất Lâm nghiệp (diện tích đất có rừng) có diện tích 1.896,91 ha (chiếm 22,2%).
Đất ở có diện tích 423,29 ha (chiếm 5,1%), gồm: đất ở nông thôn (288,34 ha) và đất ở thành thị (134,95 ha).
Đất chun dùng có diện tích 1.394,09 ha (chiếm 16,8%).
Đất chưa sử dụng có diện tích 59,89 ha (chiếm 0,72%), gồm: đất bằng chưa sử dụng 18,42 ha và đất đồi núi chưa sử dụng 41,47 ha.
3.1.4. Khí hậu
Thái Ngun có khí hậu nhiệt đới gió mùa nóng ẩm chia làm 2 mùa rõ rệt, mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10 và mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Lượng mưa trung bình khoảng 2000 đến 2500 mm; cao nhất vào tháng 8 và thấp nhất vào tháng 1. Mùa đông được chia thành 3 vùng rõ rệt: vùng lạnh nhiều nằm ở phía bắc huyện võ Nhai; vùng ấm gồm các huyện: Đại Từ, Thành phố Thái Nguyên, Đồng Hỷ, Phú Bình, Phổ Yên và Thị xã Sơng Cơng. Nhiệt độ chênh lệch giữa tháng nóng nhất (tháng 6: 28,90-C) với tháng lạnh nhất (tháng 1: 15,20
C) là 13,70C. Tổng giờ nắng trong năm dao động từ 1.300 đến 1.750 giờ và phân phối tương đối đều cho các tháng trong năm.
Nhìn chung, khí hậu tỉnh Thái Ngun thuận lợi cho phát triển ngành nông, lâm nghiệp.
Thị xã Sông Công thuộc vùng trung du Bắc Bộ. Nhiệt độ khơng khí trung bình là 230C, nhiệt độ tháng cao nhất là 280C, nhiệt độ tháng thấp nhất là 16,10C; nhiệt độ cao tuyệt đối là 39,40C và nhiệt độ thấp tuyệt đối là 30
C. Độ ẩm trung bình năm (%) là 82%, độ ẩm trung bình tháng cao nhất là 86%, độ ẩm tháng trung bình thấp nhất là 78%, độ ẩm tháng trung bình thấp tuyệt đối là 16%.
Lượng mưa trung bình hàng năm là 2168 mm, số ngày mưa hàng năm là 142 ngày, lượng mưa tháng lớn nhất 443 mm, lượng mưa tháng nhỏ nhất là 22 mm, số ngày mưa trên 50 mm là 12 ngày, số ngày mưa trên 100 mm là 2 - 3 ngày, lượng mưa ngày lớn nhất là 353 mm, lượng nưa tháng lớn nhất là 1103 mm, lượng nưa tăng dần từ đầu mùa đến cuối mùa và đạt mức lớn nhất vào tháng Tám.
3.1.5. Thủy văn
Thị xã Sơng Cơng có dịng Sơng Cơng chảy qua, Sơng Cơng dài 96 km, bắt nguồn từ Định Hóa qua Đại Từ, thị xã Sơng Cơng, Phổ Yên, rồi nhập vào sông Cầu.
Trên Sông Công đã xây dựng hồ Núi Cốc với dung tích hồ 175,5 triệu m3 khi mực nước bình thường và 240,5 triệu m3
khi mực nước lên cao.
Sơng Cơng có diện tích lưu vực 951 km2, cao trung bình 224m, độ dốc trung bình là 27,3 %, mật độ sông suối 1,20 km/km2. Tổng lượng nước 0,794 km3 ứng với lưu lượng trung bình năm là 25 m3/s, mơ đun dịng chảy năm là 261/s.km2. Mùa lũ từ tháng 6 đến tháng 10, chiếm 74,70% lượng nước cả năm, tháng 8 có lượng dịng chảy lớn nhất chiếm 19,3% lượng nước cả năm, tháng cạn kiệt nhất chiếm 1,8% lượng nước cả năm.
3.1.6. Tài nguyên khoáng sản
Thái Nguyên được đánh giá là tỉnh có trữ lượng than lớn thứ 2 trong các tỉnh thành cả nước bao gồm than mỡ, than đá được phân bố tập chung ở 2 huyện Đại Từ và Phú Lương. Tiềm năng than mỡ có khoảng trên 15 triệu tấn, trong đó trữ lượng tìm kiếm thăm dò khoảng 8,5 triêu tấn, chất lượng tương đối tốt, tập chung ở các mỏ: Phấn Mễ, Làng Cẩm, Âm Hồn.
Than đá với tổng trữ lượng tìm kiếm và thăm dị khoảng 90 triệu tấn tập chung ở các mỏ: Bá Sơn, Khánh Hòa, Núi Hồng.
Khống sản kim loại có nhiều ở Thái Ngun:
- Quặng sắt: có 47 mỏ và điểm quặng trong đó có 2 cụm mỏ lớn: cụm mỏ sắt ở Trại Cau có trữ lượng khoảng 20 triệu tấn có hàm lượng sắt khoảng 58,% - 61,8%. Cụm mỏ sắt Tiến Bộ nằm trên trục đường ĐT 259 có tổng trữ lượng quặng khoảng 30 triệu tấn: quặng Titan: đã phát hiện 18 mỏ và điểm quặng sa khoáng và quặng gốc phân bố chủ yếu ử huyện Phú Lương và Đại Từ, trong đó có 01 mỏ đã thăm dị và khai thác (mỏ Cây Châm, Phú Lương), thành phần chính của quặng là Ilmenít. Tổng trữ lượng dự kiến khoảng 18 triệu tấn.
- Ngồi ra cịn có đồng, thủy ngân, thiếc, chì, kẽm, vàng,… có rải rác ở các địa phương trong tỉnh.
- Khống sản phi kim loại có: pyrít, barít, phốtphorít… trong đó đáng chú ý là phốtphorít ở một số điểm quặng: Núi Văn, Làng Mới, La Hiên. Tổng trữ lượng khoảng 60.000 tấn.
- Thái Ngun có nhiều khống sản vật liệu xây dựng trong đó đáng chú ý là đất sét, xi măng ở 2 mỏ Cúc Đường và Khe Mo, trữ lượng khoảng 84,6 triệu tấn. Đá Cacbônat bao gồm đá vôi xây dựng, đá vôi xi măng. Đơlơmit tìm thấy ở nhiều nơi. Riêng đá vơi xây dựng có trữ lượng xấp xỉ khoảng 100 tỉ m3, trong đó 3 mỏ Núi Voi, La Hiên, La Giang có trữ lượng 222 triệu tấn, ngoài ra gần đây mới phát hiện mỏ sét Cao Lanh tại xã Phú Lạc, Đại Từ có chất lượng tốt, hàm lượng Al2CO3 cao, trữ lượng dự kiến 20 triệu
m3. Đó là vùng nguyên liêu dồi dào cho sự phát triển ngành vật liệu xây dựng, trong đó có xi măng và đá ốp lát.
Nhìn chung, tài ngun khống sản tỉnh Thái Ngun rất phong phú về chủng loại có ý nghĩa lớn trong cả nước. Tiềm năng quặng sắt tạo cho Thái Nguyên một lợi thế lớn trong việc phát triển các ngành cơng nghiệp luyện kim, khai khống… để trở thành một trong các trung tâm luyện kim lớn của cả nước.
3.2. Khái quát điều kiện xã hội vùng nghiên cứu
3.2.1. Dân số
Theo số liệu thống kê của huyện Sông Công, đến năm 2010 trên địa bàn huyện có 49.840 nhân khẩu. Dân số trung bình của huyện tăng 0,52% trong năm 2010.
Tỉ lệ dân số nam và nữ của huyện có biến động nhỏ trong những năm qua (tỉ lệ dân số nữ ln thấp hơn nam trong vịng 5 năm từ 2005-2010).
Tỉ lệ dân thành thị tăng nhanh qua các năm gần đây và chiếm tỉ lệ cao hơn dân số ở nông thôn.
- Số người sống ở thành thị: 26.577 người, chiếm 53,3%. - Số người sống ở nông thôn: 23.263 người, chiếm 46,7%. - Dân số nữ: 24.560 người, chiếm 49,3%.
- Dân số nam: 25.280 người, chiếm 50,7%.
Dân cư huyện Sông Công phân bố không đều, ở vùng cao và vùng núi dân rất thưa thớt, trong khi đó ở vùng thành thị và đồng bằng dân cư lại dày đặc. Mật độ dân số trung bình là 602 người/km2, cao nhất là ở phường Thắng Lợi (1.772 người/km2), thấp nhất ở xã Vinh Sơn (259 người/km2). Mật độ dân số này thuộc loại cao so với các huyện khác trong tỉnh Thái Nguyên.
3.2.2. Kinh tế
Người dân ở đây sống chủ yếu bằng 3 nghề chính: nơng nghiệp, lâm nghiệp và cơng nghiệp, trong đó nghề nơng là chủ yếu.
Trong 5 năm qua, giá trị sản xuất trong tồn ngành nơng, lâm và công nghiệp đều tăng qua các năm, tốc độ tăng nhanh nhất là ngành công nghiệp từ
764.172 triệu đồng năm 2007 tăng lên 1.609,9 triệu đồng năm 2010. Giá trị sản xuất nông nghiệp tăng chậm hơn nhưng tổng giá trị sản xuất nông nghiệp (theo giá cố định 1994) đạt 9.877,6 triệu đồng gấp 6,1 lần giá trị sản xuất công nghiệp là 1609.9 triệu đồng.
Các mơ hình chăn ni quy mơ, tập chung ngày càng phát triển. Số trang trại hiện có trên địa bàn huyện tính đến 01/07/2010 là 25 trang trại (24 trang trại chăn nuôi, 1 trang trại trồng cây lâu năm). Đàn lợn giảm mạnh với số lượng hiện nay là 17.443 con, đàn trâu được duy trì ổn định ở mức 4.874 con, đàn bò tăng hơn năm trước với 2002 con, đàn gia cầm tăng nhanh với số lượng hiện nay là 377.000 con.
Các loại cây trồng có giá trị kinh tế cao được phát triển mạnh như: chè, lạc, đậu tương, mía, tạo ra thu nhập đáng kể cho người dân. Sản lượng lương thực có hạt giảm từ 17.345 tấn (2007) xuống 16.970 tấn (2010). Bình quân lương thực đầu người đạt 340 kg/ người/ năm. Sản xuất lương thực đủ đáp ứng nhu cầu toàn huyện.
Ngành Lâm nghiệp đã chuyển hướng khai thác sang trồng và bảo vệ rừng. Diện tích trồng rừng mới tập chung tính đến năm 2010 đạt 145 ha, diện tích rừng được chăm sóc là 1660 ha.
Ngành cơng nghiệp phát triển mạnh, tập chung nhiều khu công nghiệp lớn, đa dạng về thành phần và ngành sản suất. Phân theo loại hình kinh tế gồm: Quốc doanh Trung ương, Quốc doanh Địa phương, Ngoài quốc doanh, khu vực kinh tế có vốn đầu tư của nước ngồi. Phân theo ngành công nghiệp gồm: công nghiệp khai thác, công nghiệp chế biến, sản xuất và phân phối điện nước.
3.2.3. Giao thông, thủy lợi
Hệ thống giao thông trong thị xã rất thuận lợi, 89% xã, phường có đường ơ tô đến trung tâm xã là đường nhựa, 11% xã có đường cấp phối, khơng có xã nào có đường đất và đường đá.
Tổng chiều dài kênh mương nội đồng được kiên cố hóa tính đến thời điểm 31/21/2010 là: cứng hóa kênh nội đồng cấp 1 được 53,695 km, cứng hóa kênh nội đồng cấp 2 được 37,75 km. Hệ thống kênh mương nội đồng phục vụ việc tưới tiêu cho cây trồng thuận lợi, diện tích gieo trồng cây hàng năm được tưới tiêu là 4.500 ha, tỉ lệ diện tích được tưới tiêu cho cây trồng hàng năm là 82%.
3.2.4. Văn hóa, giáo dục, y tế
- Về văn hóa: Sơng Cơng là một thị xã trẻ, có nền kinh tế phát triển mạnh, giao thơng thuận lợi nên trình độ dân trí cao.
- Về hệ thống giáo dục: Các xã trong thị xã đã có các trường từ mầm non đến trung học cơ sở. Toàn thị xã đã đạt phổ cập giáo dục mầm non và trung học cơ sở. Các trường tiểu học khơng cịn trường tạm và lớp học tranh, tre, nứa lá.
- Về y tế: Trên địa bàn thị xã có 11 trung tâm y tế, trong đó có 1 bệnh viện, 1 phòng khám đa khoa và 9 trạm y tế xã phường. Số giường bệnh/1000 bệnh nhân là 6,5 giường. Số cán bộ y tế/1000 bệnh nhân là 7,4 người. Cán bộ ngành y, dược đều được đào tạo trong các trường trung cấp, cao đẳng, đại học chuyên nghiệp, có 72 bác sĩ và trên đại học, 32 y sĩ và kĩ thuật viên, 246 y tá và điều dưỡng viên, 5 dược sĩ cấp cao, 14 dược sĩ trung cấp. Với độ ngũ cán bộ y tế có trình độ chun mơn cao, đảm bảo cho cơng tác chăm sóc và bảo vệ sức khỏe người dân trong tồn thị xã.
3.2.5. Điện, nước sạch
Có 100% số hộ trong thị xã được hưởng nguồn điện lưới quốc gia. Hệ thống nước sạch phục vụ cho sinh hoạt của người dân lấy từ nguồn nước ngầm (giếng khơi, nước khoan) và nước máy do trung tâm nước sạch của thị xã cung cấp tương đối đảm bảo vệ sinh môi trường.
Chƣơng 4
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.1. Thực trạng hiện nay về sự phân bố của các thảm cây bụi
Theo kết quả điều tra năm 2010, tổng diện tích đất tự nhiên của thị xã Sông Cơng là 8.276,27 ha. Trong đó diện tích đất Lâm nghiệp (diện tích đất có rừng) chiếm 1.896,91 ha gồm cả rừng tự nhiên và rừng trồng, diện tích rừng tự nhiên cịn rất ít, phần lớn là rừng trồng.
Do chưa có biện pháp quản lý việc khai thác và sử dụng tài nguyên rừng hợp lý nên nhiều nơi người dân địa phương chặt trắng rừng lấy gỗ bán, làm củi, có nhiều nơi rừng bị đốt cháy lấy đất làm nương rẫy.
Sau khai thác, những nơi xa khu dân cư đất bị bỏ hoang hóa như đất ở thơn Lát Đá, xã Bình Sơn (ĐNC số 1, 2), đã hình thành nên trạng thái TCB cao (2-4 tuổi), thành phần loài cây bụi ở đây chủ yếu là Sim (Rhodomytrus
tomentosa), Mua thường (Melastoma normale), Thành ngạnh (Cratoxylum cochinchinense), Ba chạc (Euodia lepta) và đã xuất hiện một vài loài cây gỗ nhỏ
như Sịi tía (Sapium discolour), Muối (Rhus chinensis).
Đất ở những nơi gần khu dân cư được người dân sử dụng trồng chè, sau vài năm trồng chè không thành đất lại bị bỏ hoang để chăn thả trâu bò như đất ở làng Mới phường Bách Quang (ĐNC số 3,4) và đất ở thôn Bờ Lở, xã Vinh Sơn (ĐNC số 5). Ba điểm nghiên này đều nằm trên đất có địa hình khá bằng phẳng nhưng đất lại nghèo dinh dưỡng, khô cằn và rất chua . Sau khi đất bị bỏ hoang, thảm cỏ và thảm cây bụi thấp được hình thành (2-4 tuổi), thành phần loài cây cỏ và cây bụi ở đây chủ yếu là Cỏ lông (Ischaemum indicum), Sim (Rhodomytrus tomentosa), Mua thường (Melastoma normale), Ba chạc (Euodia lepta).
Một số nơi rừng bị khai thác lấy đất trồng keo và làm nương rẫy như đất ở tổ dân phố Cầu Gáo phường Bách Quang. Keo được trồng ở đỉnh và sườn đồi còn ở chân đồi người dân sử dụng làm nương rẫy, sau vài năm đất lại bị bỏ hoang, cây bụi mọc lên hình thành nên TCB cao (3-5 tuổi). Thành phần lồi cây bụi chủ yếu là Bùm bụp (Mallotus apelta) chiếm đến 80% diện tích.
Có nơi rừng tự nhiên bị khai thác chọn, sau đó bị chặt trắng trồng keo