Dạng sống thực vật

Một phần của tài liệu nghiên cứu những đặc điểm cơ bản của thảm cây bụi tại một số xã ở thị xã sông công, tỉnh thái nguyên (Trang 54)

3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn

4.4. Dạng sống thực vật

Dạng sống là một đặc tính biểu hiện sự thích nghi của thực vật đối với điều kiện môi trường. Cho nên, việc nghiên cứu dạng sống sẽ cho thấy mối quan hệ chặt chẽ của các dạng sống với điều kiện tự nhiên của từng vùng và biểu hiện sự tác động của các điều kiện sinh thái với từng loài thực vật.

Trong phần thống kê này chúng tôi áp dụng thang phân loại dạng sống cho khu vực nghiên cứu theo thang phân loại của Raunkiaea (1934), Nguyễn Nghĩa Thìn (1999, có sửa đổi): dựa vào vị trí của chồi so với mặt đất ở mùa bất lợi cho sinh trưởng, gồm 5 nhóm dạng sống cơ bản:

1. Phanerophytes (Ph): nhóm cây có chồi trên mặt đất 2. Chamaetophytes (Ch): nhóm cây có chồi sát mặt đất 3. Hemicryptophytes (He): nhóm cây có chồi nửa ẩn 4. Cryptophytes (Cr): nhóm cây có chồi ẩn

Bảng 4.3. Sự phân bố dạng sống thực vật trong các điểm nghiên cứu

Dạng sống

Điểm nghiên cứu

Ph Ch He Cr Th Tổng cộng ĐNC số 1 Số loài 4 0 4 2 0 10 Tỉ lệ (%) 40,0 0 40,0 20,0 0 100,0 ĐNC số 2 Số loài 5 0 3 1 0 9 Tỉ lệ (%) 55,6 0 33,3 11,1 0 100,0 ĐNC số 3 Số loài 7 1 1 0 0 9 Tỉ lệ (%) 77,8 11,1 11,1 0 0 100,0 ĐNC số 4 Số loài 10 2 1 1 0 14 Tỉ lệ (%) 71,6 14,2 7,1 7,1 0 100,0 ĐNC số 5 Số loài 5 1 3 0 1 10 Tỉ lệ (%) 50,0 10,0 30,0 0 10,0 100,0 ĐNC số 6 Số loài 6 0 4 0 0 10 Tỉ lệ (%) 60,0 0 40,0 0 0 100,0 ĐNC số 7 Số loài 7 0 2 1 1 11 Tỉ lệ(%) 63,6 0 18,2 9,1 9,1 100,0 ĐNC số 8 Số loài 2 1 0 0 0 3 Tỉ lệ (%) 66,7 33,3 0 0 0 100,0 ĐNC số 9 Số loài 1 1 0 0 0 2 Tỉ lệ (%) 50,0 50,0 0 0 0 100,0 ĐNC số 10 Số loài 2 1 1 0 1 5 Tỉ lệ(%) 40,0 20,0 20,0 0 20,0 100,0 Tổng Số loài 28 2 11 2 1 44 Tỉ lệ (%) 63,7 4,5 25,0 4,5 2,3 100,0

Trong các ĐNC trên, có tất cả 5 nhóm dạng sống thực vật. Nhóm cây chồi trên đất (Ph) có số loài nhiều nhất 28 loài (chiếm 63,7% tổng số loài), tiếp đến là cây chồi nửa ẩn (He) có 11 loài (chiếm 25,0%); cây chồi sát mặt đất (Ch) có 2 loài (chiếm 4,5%); cây chồi ẩn (Cr) có 2 loài (chiếm 4,5%); cây sống 1 năm (Th) có 1 loài (chiếm 2,3%).

Phổ dạng sống thực vật trong các kiểu thảm trên của các trạng thái TTV ở Sông Công là: SB= 63,7Ph+ 4,5Ch+ 25,0He+ 4,5Cr+ 2,3Th

63.7 4.5 25 4.5 2.3 0 10 20 30 40 50 60 70 Ph Ch He Cr Th T lệ ( % ) Dạng sống

Hình 4.2: Phổ dạng sống thực vật trong các điểm nghiên cứu

Tuy thời gian phục hồi của từng trạng thái có khác nhau nhưng nhóm cây chồi trên đất (Ph) trong mỗi kiểu thảm vẫn chiếm tỉ lệ cao nhất trong các nhóm dạng sống thực vật.

Để thấy rõ ảnh hưởng qua lại giữa điều kiện tự nhiên với các nhóm dạng sống thực vật, chúng tôi sẽ đi sâu phân tích tính đa dạng loài trong từng nhóm dạng sống, thể hiện khả năng thích nghi sống của chúng trong từng trạng thái thảm nghiên cứu.

4.4.1. Điểm nghiên cứu số 1

Qua nghiên cứu chúng tôi thấy rằng, trạng thái này có 3 dạng sống cơ bản là nhóm cây có chồi trên đất (Ph), nhóm cây chồi nửa ẩn (He) và nhóm cây chồi ẩn (Cr).

Nhóm cây có chồi trên đất (Ph) chiếm ưu thế hơn (chiếm 40%) gồm 4 loài: Sim (Rhodomyrtus tomentosa), Mua thường (Melastoma normale), Thành ngạnh (Cratoxylum cochinchinense), Ba chạc (Euodia lepta).

Nhóm cây chồi nửa ẩn (He) chiếm 40% gồm 4 loài: Thông đất (Psilotum nudum), Bòng bong lá nhỏ (Kigodium flexuosum), Cỏ ba cạnh (Scleria radula), Cỏ lá tre lá nhỏ (Centotheca lappacea).

Nhóm cây chồi ẩn (Cr) chiếm tỉ lệ thấp hơn (20%) gồm 2 loài: Kim cang lá to (Smilax perfoliata), Guột (Dicranopteris linearis).

Các nhóm cây chồi sát mặt đất (Ch) và cây sống 1 năm (Th) không có loài nào. Theo chúng tôi, mặc dù điều kiện ánh sáng thuận lợi nhưng do thảm tươi bên dưới bị tầng cây bụi cao che phủ hoàn toàn nên chế độ ánh sáng ở phía dưới của lớp thảm tươi rất yếu làm giảm sự có mặt của các nhóm dạng sống cây chồi sát mặt đất (Ch) và cây sống 1 năm (Th).

4.4.2. Điểm nghiên cứu số 2

Trạng thái này có 3 nhóm dạng sống, về cơ bản giống ĐNC số 1, trong đó nhóm cây có chồi trên đất (Ph) chiếm tỉ lệ cao nhất, nhóm cây chồi ẩn (Cr) chiếm tỉ lệ nhỏ nhất, tiếp đó là nhóm cây chồi nửa ẩn (He).

Nhóm cây có chồi trên đất (Ph) chiếm 55,6% gồm 5 loài. Các loài thuộc nhóm dạng sống này đều là những loài tiên phong ưa sáng, có khả năng chịu hạn, thời gian sống ngắn: Sim (Rhodomyrtus tomentosa), Ba chạc (Euodia lepta), Màng tang (Litsea cubeba), Sòi tía (Sapium discolour), Muối

(Rhus chinensis). Sự xuất hiện của những loài này tạo tiền đề cho những loài cây gỗ có giá trị kinh tế đến mọc dưới tán rừng phát triển tốt.

Nhóm cây chồi nửa ẩn (He) chiếm 33,3% gồm 3 loài: Bòng bong lá nhỏ (Kigodium flexuosum), Choại (Stenochlaena palustris), Cỏ lá tre lá to (Centotheca latifolia).

Nhóm cây chồi ẩn (Cr) chiếm 11,1% có 1 loài Guột (Dicranopteris linearis), không có loài thực vật có dạng sống thuộc nhóm cây chồi sát mặt đất (Ch) và nhóm cây sống một năm (Th).

Đây là trạng thái TCB cao, độ che phủ của tầng cây bụi là 95%, lượng ánh sáng chiếu xuống tầng thảm tươi rất ít làm cho những loài cây sống một năm (Th) không thể tồn tại được dưới kiểu thảm này.

4.4.3. Điểm nghiên cứu số 3

TTV này có 3 kiểu dạng sống: nhóm cây chồi trên đất (Ph), nhóm cây chồi nửa ẩn (He), nhóm cây sống một năm (Th).

Nhóm cây chồi trên đất (Ph) chiếm ưu thế nhất chiếm 77,8% gồm 7 loài: Sim (Rhodomyrtus tomentosa), Mua thường (Melastoma normale), Ba chạc (Euodia lepta), Sầm (Memecylon edule), Bọ mẩy (Clerodendrum cyrtophyllum), Mẫu đơn (Ixora coccinea), Cỏ bông (Eragrostis unioloides).

Nhóm cây chồi nửa ẩn (He) chiếm 11,1% có 1 loài Cỏ may (Chrysopogon acyculatus).

Nhóm cây chồi sát đất (Ch) chiếm 11,1% có 1 loài Cỏ lông (Ischaemum indicum). Không có loài thực vật nào trong trạng thái có dạng sống thuộc nhóm cây sống 1 năm (Th) và nhóm cây chồi ẩn (Cr).

4.4.4. Điểm nghiên cứu số 4

Trạng thái được phục hồi 2-3 năm, có 4 nhóm dạng sống cơ bản: nhóm cây chồi trên đất (Ph), nhóm cây chồi sát mặt đất (Ch), nhóm cây chồi nửa ẩn (He), nhóm cây chồi ẩn (Cr).

Nhóm cây chồi trên đất (Ph) có số loài nhiều nhất 10 loài (chiếm 71,7%), gồm các loài: Mua thường (Melastoma normale), Ba chạc (Euodia lepta), Sầm (Memecylon edule), Bọ mẩy (Clerodendrum cyrtophyllum), Mua bà (Melastoma sanguineum), Kháo nhớt (Machilus leptophylla), Bùm bụp (Mallotus apelta), Bồ cu vẽ (Breynia fruticosa), Ỏng ảnh (Vaccicinium tonkinensis), Mò mâm xôi (Clerodendrum philippinum).

Nhóm cây chồi sát mặt đất (Ch) có 2 loài (chiếm 14,2%) gồm: Cỏ lào (Eupatorium odoratum) và Cỏ lông (Ischaemum indicum).

Nhóm cây chồi nửa ẩn (He) có 1 loài cây Bòng bong lá nhỏ (Kigodium flexuosum) (7,1%); cây chồi ẩn (Cr) có 1 loài cây Guột (Dicranopteris linearis) (7,1%); không có loài thực vật nào thuộc nhóm cây sống 1 năm (Th). Sự xuất hiện của nhiều cây sống ẩn và nửa ẩn cho thấy TTV ở đây có cấu trúc tầng thứ đơn giản, có khá nhiều khoảng trống mà ở đó cường độ ánh sáng cao, làm xuất hiện nhiều loài thích hợp với lối sống ẩn, nửa ẩn để tồn tại qua mùa bất lợi với hệ sinh thái ở khu vực này. TTV chưa đạt được cấu trúc bền vững cần thiết.

4.4.5. Điểm nghiên cứu số 5

ĐNC số 5 về cơ bản giống ĐNC số 3, có 4 nhóm dạng sống: nhóm cây chồi trên đất (Ph) chiếm tỉ lệ lớn nhất, tiếp đó là nhóm cây chồi nửa ẩn (He), nhóm cây sống một năm (Th) và nhóm cây chồi sát mặt đất (Ch) chiếm tỉ lệ nhỏ nhất.

Nhóm cây có chồi trên mặt đất (Ph) chiếm 50% gồm 5 loài: Mua thường (Melastoma normale), Ba chạc (Euodia lepta), Màng tang (Litsea cubeba), Sòi tía (Sapium discolour), Hu đay (Trema angustifolia).

Nhóm cây chồi nửa ẩn (He) chiếm 30% gồm 3 loài: Bòng bong lá nhỏ (Kigodium flexuosum), Tơ xanh (Cassytha filiformis), Cỏ lá tre lá nhỏ (Centotheca lappacea).

Nhóm cây sống 1 năm (Th) chiếm 10% gồm 1 loài Cỏ rác (Panicum sarmentosum). Nhóm cây chồi sát mặt đất (Ch) chiếm 10% có 1 loài Cỏ lông (Ischaemum indicum).

Vì sống ở môi trường có cường độ chiếu sáng mạnh, nhiệt độ cao, đất khô cằn nên các loài thực vật phải có đặc điểm thích nghi cao độ. Vì vậy, tỉ lệ các nhóm dạng sống cây chồi nửa ẩn (He) và cây sống 1 năm (Th) chiếm tỉ lệ cao hơn so với các ĐNC khác.

4.4.6. Điểm nghiên cứu số 6

ĐNC này có 10 loài, được phân bố trong 2 nhóm dạng sống: nhóm cây chồi trên đất (Ph) và nhóm cây chồi nửa ẩn (He).

Nhóm cây chồi trên đất (Ph) chiếm tỉ lệ lớn nhất (60%) gồm 6 loài: Ba chạc (Panicum sarmentosum), Màng tang (Litsea cubeba), Dạ cẩm trắng (Hedyotis capitellata), Lấu (P. Silvestris), Bùm bụp (Mallotus apelta), Lá ba chẽ (Desmodium traingularev).

Nhóm cây chồi nửa ẩn (He) chiếm tỉ lệ thấp nhất (40%) gồm 4 loài: Bòng bong lá nhỏ (Kigodium flexuosum), Dương xỉ thường (Cyclosorus parasiticus), Choại (Stenochlaena palustris), Thồm lồm (Polygonu chinensis).

Giống như ĐNC số 2, đây cũng là một trong các trạng thái TCB cao có độ che phủ lớn nên cường độ ánh sáng chiếu xuống tầng thảm tươi thấp, đất có độ ẩm cao hơn. Chính vì vậy, mặc dù có số lượng loài lớn nhưng chỉ phân bố trong 2 nhóm dạng sống: nhóm cây chồi trên đất (Ph) và nhóm cây chồi nửa ẩn (He), không thấy có 3 nhóm dạng sống còn lại.

4.4.7. Điểm nghiên cứu số 7

Trạng thái này có 4 nhóm dạng sống, nhóm cây chồi trên đất (Ph) chiếm tỉ lệ cao nhất, tiếp đó là nhóm cây chồi nửa ẩn (He), nhóm cây chồi ẩn (Cr) và nhóm cây sống 1 năm (Th).

Nhóm cây chồi trên đất (Ph) chiếm 63,6% gồm 7 loài: Sim (Rhodomyrtus tomentosa), Mua thường (Melastoma normale), Ba chạc (Euodia lepta), Mãi táp (Aidia oxyodonta), Thầu táu (Aporosa dioica), Lá nến (Macaranga denticulate), Hoa dẻ thơm (Desmos chinensis).

Nhóm cây chồi nửa ẩn (He) chiếm 18,2% gồm 2 loài: Cỏ ba cạnh (Scleria radula), Choại (Stenochlaena palustris).

Nhóm cây chồi ẩn (Cr) chiếm 9,1% gồm 1 loài Kim cang lá to (Smilax perfoliata).

Nhóm cây sống 1 năm (Th) chiếm 9,1% gồm 1 loài Cỏ rác (Panicum sarmentosum).

Nhìn chung, trạng thái này có số loài thuộc các nhóm dạng sống cây chồi nửa ẩn (He), cây chồi ẩn (Cr) và cây sống 1 năm (Th) lớn nhất với 4 loài.

4.4.8. Điểm nghiên cứu số 8

Trạng thái này có 3 loài thực vật phân bố vào 2 nhóm dạng sống: nhóm cây chồi trên đất (Ph) và nhóm cây chồi sát mặt đất (Ch).

Trong đó, nhóm cây chồi trên đất (Ph) chiếm tỉ lệ cao nhất 66,7% gồm 2 loài: Sim (Rhodomyrtus tomentosa) và Mua thường (Melastoma normale). Nhóm cây chồi sát mặt đất (Ch) chiếm 33,3% có 1 loài Cỏ lông (Ischaemum indicum).

Sự nghèo về thành phần loài và dạng sống cho thấy điều kiện sống ở đây rất khó khăn: cường độ chiếu sáng mạnh, nhiệt độ cao, độ ẩm thấp thích nghi với những loài cây ưa sáng, chịu hạn và chịu chua tốt như Sim, Mua thường, Cỏ lông.

4.4.9. Điểm nghiên cứu số 9

Đây là trạng thái có thành phần loài nghèo nhất, chỉ có 2 loài phân bố vào 2 nhóm dạng sống: nhóm cây chồi trên đất (Ph) và nhóm cây chồi sát mặt

đất (Ch). Nhóm cây chồi trên đất (Ph) chiếm 50% gồm 1 loài Mua thường (Melastoma normale). Nhóm cây chồi sát mặt đất (Ch) chiếm 50% có 1 loài Cỏ lông (Ischaemum indicum).

4.4.10. Điểm nghiên cứu số 10

Trạng thái này có 5 loài thực vật, phân bố trong 4 nhóm dạng sống: nhóm cây chồi trên đất (Ph) chiếm tỉ lệ lớn nhất, các nhóm cây chồi sát mặt đất (Ch), nhóm cây chồi nửa ẩn (He), nhóm cây sống 1 năm (Th) chiếm tỉ lệ thấp hơn.

Nhóm cây chồi trên đất (Ph) chiếm 40% gồm 2 loài: Sim (Rhodomyrtus tomentosa) và Mua thường (Melastoma normale). Nhóm cây chồi nửa ẩn (He) chiếm 20% có 1 loài: Chổi xể (Beackea frutescens). Nhóm cây chồi sát mặt đất (Ch) chiếm 20% có 1 loài Cỏ lông (Ischaemum indicum). Nhóm cây sống 1 năm (Th) chiếm 20% có 1 loài Nhân trần (Adenosma caeruleum).

Sự xuất hiện của nhiều cây sống 1 năm (Th) và cây chồi nửa ẩn (He) cho thấy điều kiện sống ở đây rất khắc nghiệt như: cường độ chiếu sáng mạnh, đất bị xói mòn, thoái hóa mạnh, khô cằn trơ sỏi đá, thường xuyên chịu tác động của con người và động vật. Chỉ những loài cây có khả năng thích nghi cao độ với điều kiện sống đó mới có thể tồn tại được.

4.5. Năng suất phần trên mặt đất của các điểm nghiên cứu

4.5.1. Điểm nghiên cứu số 1

Bảng 4.4. Năng suất của TTV ở điểm nghiên cứu số 1

Tên loài

Phần tƣơi Phần khô không khí

Tổng phần 1 năm Độ cao/tuổi (m/năm) Số cây trong ô Tổng số cành Độ phủ (%) Khối lƣợng chung (gam) Phần thân Phần lá Nhiều năm Một năm Nhiều năm Một năm

1. Sim (Rhodomyrtus tomentosa) 2,2/ 3,0 0,75 4,25 40,0 950,0 225,3 62,9 13,2 163,2 226,1

2. Mua (Melastoma normale) 1,4/ 5,0 1,5 11,75 55,0 2000,0 481,8 69,7 0 103,0 172,7

3. Thành ngạnh (Cratoxylum cochinchinense) 1,4/ 4,0 0,33 0,75 10,0 200,0 90,0 16,0 0 19,0 35,0

4. Ba chạc (Euodia lepta) 1,4/ 4,0 0,33 0,25 5,0 250,0 73,0 14,1 4,2 35,5 49,6

5. Kim cang (Smilax perfoliata) - 0,5 1,5 10,0 50,0 19,1 1,2 1,1 17,8 19,0

6. Bòng bong lá nhỏ (Kigodium flexuosum) - 0,5 0,5 13,0 3,5 1,2 0,9 2,2 3,4

7. Cỏ lá tre (Centotheca lappacea) - - - - 15,0 0 4,8 0 3,7 8,5

8. Cỏ ba cạnh (Scleria radula) - - - - 1,0 0 0,2 0 0,2 0,4

9. Guột (Dicranopteris linearis) - - - - 10,0 0 2,8 0 0,7 2,5

Theo kết quả của bảng 4.4, các loài cây bụi không cùng độ tuổi, Sim (Rhodomyrtus tomentosa) có tuổi nhỏ nhất (3 tuổi) nhưng cao nhất (2,2m), Mua thường (Melastoma normale) nhiều tuổi nhất (5 tuổi) nhưng thấp nhất (1,4m). Sim và Mua thường là 2 loài thực vật chiếm ưu thế , có độ phủ chung lớn nhất (40-55%), các loài khác chiếm tỉ lệ rất nhỏ (5-10%). Khối lượng chung của cây bụi đạt 3.250 g/m2. Trong đó, Mua thường chiếm gần 2/3 tổng khối lượng toàn ĐNC số 1, 1/3 còn lại của các loài khác, điều này được quyết định bởi số cây và số cành trong ĐNC.

Tỉ lệ % giữa khối lượng khô và tươi của cây bụi khác nhau, cao nhất là Ba chạc (Euodia lepta) (50%), thấp nhất là Mua thường (33%). Với dây leo và cây thân thảo tỉ lệ này dao động trong khoảng 33%-60%.

Cây bụi có phần khô nhiều năm chiếm tỉ trọng lớn hơn phần khô 1 năm như : Mua thường có phần nhiều năm gấp 2,8 lần phần 1 năm, Thành ngạnh

(Cratoxylum cochinchinense) gấp 2,6 lần. Trong phần nhiều năm, một số loài lá nhiều năm còn tồn tại như : Sim, Ba chạc. Trong phần 1 năm, phần lá có khối lượng lớn hơn nhiều lần phần thân, tỉ lệ này khác nhau ở mỗi loài, cao nhất ở Sim gấp 2,6 lần, thấp nhất ở Thành ngạnh gấp 1,2 lần. Đối với cây thảo, khối lượng phần thân và lá gần như bằng nhau.

Khối lượng tăng trưởng trong 1 năm của cây bụi không lớn, cao nhất là Sim (226,1 gam/m2/năm), thấp nhất là Thành ngạnh (3,5 gam/m2/năm). Phần cành lá chết rơi rụng xuống mặt đất khoảng 600gam, không tạo được thành tầng thảm mục. Nhìn chung, năng suất phần trên mặt của TCB ở ĐNC này thấp.

4.5.2. Điểm nghiên cứu số 2

Bảng 4.5. Năng suất của TTV ở điểm nghiên cứu số 2

Tên loài

Phần tƣơi Phần khô không khí

Tổng phần 1 năm Độ cao/tuổi (m/năm) Số cây trong ô Tổng số cành Độ phủ chung (%) Khối lƣợng chung (gam) Phần thân Phần lá Nhiều năm Một năm Nhiều năm Một năm

1. Sim (Rhodomyrtus tomentosa) 3,8/ 6,0 2,25 13,75 60,0 19.250,0 11.275,0 287,4 0 1.040,9 1.328,3

2.Ba chạc (Euodia lepta) 3,4/ 7,0 2,50 2,75 35,0 6.875,0 3.850,0 74,3 0 335,0 409,3

3.Sòi tía (Sapium discolour) 2,8/ 6,0 0,25 0,25 15,0 700,0 430,0 8,3 0 21,1 29,4

4.Màng tang (Litsea cubeba) 2,4/ 4,0 0,25 0,25 10,0 115,0 110,0 12,7 0 27,1 39,8

5.Muối (Rhus chinensis) 0,5/ 2 0,5 0,5 1,0 8,5 2,7 0,4 0 1,0 1,4

6.Bòng bong (Kigodium flexuosum) - - - - 21,0 5,4 1,1 3,7 1,3 2,4

7.Guột (Dicranopteris linearis) - - - - 50,0 8,1 2,1 3,1 8,4 10,5

8.Cỏ lá tre (Centotheca latifolia) - - - - 75,0 0 21,8 0 23,4 45,2

9.Choại (Stenochlaena palustris) - - - - 13,0 0 4,5 0 3,5 8,0

Đây là trạng thái TCB cao, cao nhất là Sim (Rhodomyrtus tomentosa) 3,8m, thấp nhất là Muối (Rhus chinensis) 0,5m. Độ phủ chung của TCB là 95%. Sim là loài chiếm ưu thế hơn cả (60% độ phủ) nhưng không phải tuyệt đối. Các loài khác chiếm diện tích nhỏ hơn. Cây bụi có độ tuổi chênh lệch nhau lớn, nhiều tuổi nhất là Ba chạc (Euodia lepta) 7 tuổi, ít tuổi nhất là Muối 2 tuổi.

Cây bụi và cây gỗ nhỏ như: Sim, Ba chạc, Sòi tía (Sapium discolour)… có khối lượng khô bằng khoảng trên 60% khối lượng tươi, cao nhất là Màng tang (Litsea cubeba) chiếm 69,4%, thấp nhất là Muối chiếm 60%. Những cây thân thảo và dây leo có khối lượng khô bằng khoảng 54,8-61,5% khối lượng tươi, thấp hơn cây bụi nhưng không nhiều.

Cây bụi không còn phần lá nhiều năm nhưng phần thân nhiều năm vẫn chiếm tỉ trọng lớn hơn nhiều phần một năm như: Sòi tía, khối lượng khô phần nhiều năm gấp 14,6 lần khối lượng khô phần 1 năm, thấp nhất là Muối gấp 1,9 lần. Khối lượng tăng trưởng trong 1 năm của cây bụi lớn: Sim tăng 1.328,3 gam/m2/năm, thấp nhất là Muối tăng 2,4 gam/m2/năm. Phần cành lá chết rơi xuống mặt đất khoảng 1.500,0 gam/m2

tạo thành tầng thảm mục mỏng giữ ẩm cho đất. Điều kiện sống ở đây thuận lợi cho sự phát triển của TCB, nếu có những tác động tích cực thì khả năng phục hồi rừng rất lớn.

4.5.3. Điểm nghiên cứu số 3

Bảng 4.6. Năng suất của TTV ở điểm nghiên cứu số 3

Tên loài

Phần tƣơi Phần khô không khí

Tổng phần 1 năm Độ cao/tuổi (m/năm) Số cây trong ô Tổng số cành Độ phủ chung (%) Khối lƣợng chung (gam) Phần thân Phần lá Nhiều năm Một năm Nhiều năm Một năm

1. Sim (Rhodomyrtus tomentosa) 1,2/ 4,0 1,0 7,5 80,0 1.775,0 597,5 79,8 0 204,0 283,8

2. Ba chạc (Euodia lepta) 1,4/ 3,0 17,0 19,75 40,0 595,0 263,0 10,1 12,5 125,4 135,5

3. Mua thường (Melastoma normale) 0,68/ 2,0 0,5 1,75 2,0 100,0 31,0 9,3 1,5 22,8 32,1

4. Sầm sì (Memecylon edule) - 0,25 0,25 - 5,0 1,5 0,6 0 1,3 2,1

5. Mẫu đơn (Ixora coccinea) - 0,25 0,25 - 4,0 1,3 0,2 0 1,2 1,5

6. Bọ mẩy (Clerodendrum cyrtophyllum) - 1,0 1,0 - 7,5 2,3 0,2 0 2,1 2,3

7. Cỏ may (Chrysopogon acyculatus) - 0,25 0,25 - 162,5 0 44,3 0 39,6 83,9

8. Cỏ lông (Ischaemum indicum) - - - - 157,5 0 39,0 0 27,4 66,4

9. Cỏ bông (Eragrostis unioloides) - - - - 2,8 0 0,1 0 0,7 0,8

Đây là trạng thái TCB thấp, cao nhất là Ba chạc (Euodia lepta) 1,4m, tiếp theo là Sim (Rhodomyrtus tomentosa) 1,2m, thấp nhất là Mua thường (Melastoma normale) 0,68m. So với 2 trạng thái trên, độ phủ chung của kiểu thảm này thấp hơn (60% độ phủ). Tuổi của cây bụi nhỏ, tuổi lớn nhất là Sim (4 tuổi), nhỏ nhất là Mua thường (2 tuổi). Sim chiếm ưu thế tuyệt đối 80% độ

Một phần của tài liệu nghiên cứu những đặc điểm cơ bản của thảm cây bụi tại một số xã ở thị xã sông công, tỉnh thái nguyên (Trang 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)