Những nghiên cứu về thành phần loài

Một phần của tài liệu nghiên cứu những đặc điểm cơ bản của thảm cây bụi tại một số xã ở thị xã sông công, tỉnh thái nguyên (Trang 26 - 27)

Chƣơng 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.3. Những nghiên cứu về thảm cây bụi

1.3.3. Những nghiên cứu về thành phần loài

Lê Ngọc Cơng, Hồng Chung (1997), nghiên cứu thành phần loài và dạng sống cây bụi ở vùng đồi trung du Bắc Thái (cũ) đã phát hiện được 23 loài thuộc 47 họ khác nhau [9].

Dương Thị Lan (2000), đã nghiên cứu về thành phần loài của thảm cây bụi 1 - 2 tuổi trong nghiên cứu quá trình phục hồi rừng bằng khoanh ni trên một số thảm thực vật ở Thái Ngun cho thấy có 72 lồi thuộc 36 họ thuộc thảm thực vạt cây bụi trong khu vực nghiên cứu ở Thái Nguyên. Trong đó họ hịa thảo chiếm số lượng lớn nhất (10 lồi) [19].

Trần Văn Thụy, Nguyễn Phúc Nguyên (2005), khi nghiên cứu một số dẫn liệu về thảm thực vật vườn quốc gia Ba Vì đã xác định được các lồi cây bụi thứ sinh thường xanh cây lá rộng chủ yếu ở khu vực nghiên cứu chỉ cao từ 2 - 5 m, thường xanh, lá rộng, độ che phủ tán trên 70%. Trong đó có cả các lồi thường gặp và loài xâm nhập. Với dạng quần xã cây bụi ở đây rất thuận lợi cho viêc khoanh nuôi tái sinh rừng tự nhiên [32].

Chu Văn Bằng (2010) nghiên cứu về tính đa dạng thực vật có mạch tại xã Ngọc Thanh, thị xã Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc cho thấy: khi xét độ đa dạng ở mức độ ngành, tác giả đã thống kê được trạng thái cây bụi có 85 họ (chiếm 74,56% so với tổng số họ khu vực nghiên cứu), 235 chi (chiếm 72,75% tổng số chi trong vùng nghiên cứu), và 243 loài (chiếm 53,29% tổng số loài khu vực nghiên cứu). Khi xét độ đa dạng ở mức độ họ, trong thảm cây bụi có 322 lồi thuộc 69 họ. Trong đó nhiều nhất là họ thầu dầu (Euphorbia ceae) với 39 loài. Khi xét độ đa dạng ở mức độ các chi, trong thảm cây bụi có 121 lồi, 56

chi, 35 họ. Tác giả cũng nghiên cứu về phổ dạng sống của thảm cây bụi gồm 5 dạng chính là cây chồi trên mặt đất, cây có chồi nửa ẩn, cây có chồi ẩn và cây sống 1 năm. Kết quả cho thấy, trong thảm cây bụi, cây có chồi trên mặt đất chiếm nhiều nhất là 49,03%. Khi xét về trạng thái thảm cây bụi trong khu vực nghiên cứu, trạng thái này gồm 2 tầng: tầng 1 có chiều cao trung bình 1 - 3 m, tầng 2 có chiều cao nhổ hơn 0,5 m. Trạng thái thảm cây bụi ở đây là giai đoạn tiếp theo của của quá trình diễn thế đi lên từ thảm cỏ mà Guột (Dicranopteris linearis) là loài chiếm ưu thế trong giai đoạn đầu [3].

Trương Thị Tố Uyên (2010), khi nghiên cứu về tài nguyên cây thuốc trong một số trạng thái thảm thực vật đã đề cập tới sự phân bố rải rác của các trảng cây bụi trong khu vực nghiên cứu. Tác giả thống kê được 72 loài, 35 chi, 23 họ [37].

Một phần của tài liệu nghiên cứu những đặc điểm cơ bản của thảm cây bụi tại một số xã ở thị xã sông công, tỉnh thái nguyên (Trang 26 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)