0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (98 trang)

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU NHỮNG ĐẶC ĐIỂM CƠ BẢN CỦA THẢM CÂY BỤI TẠI MỘT SỐ XÃ Ở THỊ XÃ SÔNG CÔNG, TỈNH THÁI NGUYÊN (Trang 42 -42 )

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.1. Thực trạng hiện nay về sự phân bố của các thảm cây bụi

Theo kết quả điều tra năm 2010, tổng diện tích đất tự nhiên của thị xã Sông Cơng là 8.276,27 ha. Trong đó diện tích đất Lâm nghiệp (diện tích đất có rừng) chiếm 1.896,91 ha gồm cả rừng tự nhiên và rừng trồng, diện tích rừng tự nhiên cịn rất ít, phần lớn là rừng trồng.

Do chưa có biện pháp quản lý việc khai thác và sử dụng tài nguyên rừng hợp lý nên nhiều nơi người dân địa phương chặt trắng rừng lấy gỗ bán, làm củi, có nhiều nơi rừng bị đốt cháy lấy đất làm nương rẫy.

Sau khai thác, những nơi xa khu dân cư đất bị bỏ hoang hóa như đất ở thơn Lát Đá, xã Bình Sơn (ĐNC số 1, 2), đã hình thành nên trạng thái TCB cao (2-4 tuổi), thành phần loài cây bụi ở đây chủ yếu là Sim (Rhodomytrus

tomentosa), Mua thường (Melastoma normale), Thành ngạnh (Cratoxylum cochinchinense), Ba chạc (Euodia lepta) và đã xuất hiện một vài loài cây gỗ nhỏ

như Sịi tía (Sapium discolour), Muối (Rhus chinensis).

Đất ở những nơi gần khu dân cư được người dân sử dụng trồng chè, sau vài năm trồng chè không thành đất lại bị bỏ hoang để chăn thả trâu bò như đất ở làng Mới phường Bách Quang (ĐNC số 3,4) và đất ở thôn Bờ Lở, xã Vinh Sơn (ĐNC số 5). Ba điểm nghiên này đều nằm trên đất có địa hình khá bằng phẳng nhưng đất lại nghèo dinh dưỡng, khô cằn và rất chua . Sau khi đất bị bỏ hoang, thảm cỏ và thảm cây bụi thấp được hình thành (2-4 tuổi), thành phần loài cây cỏ và cây bụi ở đây chủ yếu là Cỏ lông (Ischaemum indicum), Sim (Rhodomytrus tomentosa), Mua thường (Melastoma normale), Ba chạc (Euodia lepta).

Một số nơi rừng bị khai thác lấy đất trồng keo và làm nương rẫy như đất ở tổ dân phố Cầu Gáo phường Bách Quang. Keo được trồng ở đỉnh và sườn đồi còn ở chân đồi người dân sử dụng làm nương rẫy, sau vài năm đất lại bị bỏ hoang, cây bụi mọc lên hình thành nên TCB cao (3-5 tuổi). Thành phần lồi cây bụi chủ yếu là Bùm bụp (Mallotus apelta) chiếm đến 80% diện tích.

Có nơi rừng tự nhiên bị khai thác chọn, sau đó bị chặt trắng trồng keo và bạch đàn, do khơng được chăm sóc, đất đai khơ cằn, nghèo dinh dưỡng và chua nên cây trồng kém phát triển tạo điều kiện cho cây bụi mọc lên hình thành TCB thấp xen lẫn với cây trồng. TCB thấp ở thơn Sơn Tía xã Vinh Sơn được hình thành trong điều kiện trên nên thành phần loài chủ yếu là Hoa dẻ thơm (Desmos chinensis), Thầu táu (Aporosa dioica), Lá nến (Macaranga

denticulate), Ba chạc (Euodia lepta), Mua thường (Melastoma normale).

Rừng bị khai thác trồng keo và bạch đàn, sau khi khai thác keo và bạch đàn đất bị bỏ hoang, cỏ và cây bụi mọc lên. Do bị bỏ hoang và ở nơi có địa hình cao nên đất bị xói mịn, rửa trơi mạnh làm trơ sỏi đá. Trên đất này chỉ có Cỏ lơng (Ischaemum indicum), Sim (Rhodomytrus tomentosa), Mua thường (Melastoma normale) mọc lên, như đất ở thôn Tân Sơn, xã Vinh Sơn.

Đất ở thơn Long Vân, xã Bình Sơn, rừng bị khai thác cạn kiệt rồi bị bỏ hoang làm bãi chăn thả ngựa, trâu bò. Mặc dù bị bỏ hoang lâu nhưng TCB rất thấp, cây bụi khoảng 4-5 tuổi chỉ cao 0,2-0,25m. Đất khô cằn, trơ sỏi đá, nghèo dinh dưỡng và rất chặt, chỉ có một vài lồi cây cỏ, cây bụi ưa sáng, chịu được điều kiện khơ hạn, chịu chua mới có thể tồn tại được trong điều kiện trên như Cỏ lông (Ischaemum indicum), Sim (Rhodomytrus tomentosa), Mua thường (Melastoma normale), Chổi xể (Beackea frutescens), Nhân trần (Adenosma caeruleum).

Nhìn chung, ở Sơng Cơng TCB phân bố chủ yếu ở những nơi đất bị bỏ hoang sau khi trồng rừng, trồng chè không thành và những nơi sau khi làm nương rẫy đất cằn cỗi khơng cịn khả năng khai thác. Đất ở những vùng này chủ yếu là đất chua, khơ cằn, nghèo nàn thích hợp với những lồi cây bụi như Sim, Mua, Ba chạc, Thành ngạnh, Bùm bụp...

4.2. Tính đa dạng hệ thực vật

Kết quả điều tra về thành phần loài trong các trạng thái TTV cây bụi ở thị xã Sông Công, tỉnh Thái Nguyên, chúng tôi đã lập danh lục thực vật và thống kê được 44 loài thuộc 42 chi và 25 họ của 3 ngành thực vật bậc cao có

mạch. Danh sách các loài theo tên họ, chi và loài được xếp theo vần A, B, C..., thống kê ở phục lục 1.

Bảng 4.1: Thống kê các taxon trong các điểm nghiên cứu

TT Tên ngành Số họ Tỉ lệ (%) Số chi Tỉ lệ (%) Số lồi Tỉ lệ (%) 1 Thơng đất (Lycopodiophyta) 1 4,0 1 2,4 1 2,3 2 Dương xỉ (Polipodiophyta) 4 16,0 4 9,5 5 11,4 3 Mộc lan (Magnoliophyta) 20 80,0 37 88,1 38 86,3 1. Lớp Hai lá mầm (Magnoliopsida) 16 80,0 29 78,4 29 76,3 2. Lớp Một lá mầm (Liliopsida) 4 20,0 8 21,6 9 23,7 Tổng số 25 100,0 42 100,0 44 100,0

Hình 4.1. Thống kê các taxon trong các điểm nghiên cứu

0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 Tỉ lệ (%) Họ Chi Loài Lycopodiophyta Polipodiophyta Magnoliophyta

Số liệu ở bảng 4.1 cho thấy hệ thực vật của các trạng thái TTV cây bụi tương đối đơn giản. Ưu thế hoàn toàn ở ngành Mộc lan (Magnoliophyta),

ngành này có số lồi, số chi chiếm khoảng 86,3 % và số họ chiếm 80%. Tiếp đến là ngành Dương xỉ (Polipodiophyta) có 5 lồi chiếm 11,4%. Ngành có tỉ trọng thấp là ngành Thơng đất (Lycopodiophyta) có 1 lồi.

Qua nghiên cứu chúng tơi đã thống kê số lồi, số chi và số họ của từng trạng thái nghiên cứu. Số liệu được trình bày ở bảng sau:

Bảng 4.2: Sự phân bố các họ, chi và loài trong các điểm nghiên cứu

TT Các điểm nghiên cứu Số họ Tỉ lệ (%) Số chi Tỉ lệ (%) Số loài Tỉ lệ (%) 1 ĐNC số 1 10 40,0 10 23,8 10 22,7 2 ĐNC số 2 9 36,0 9 21,4 9 20,5 3 ĐNC số 3 6 24,0 9 21,4 9 20,5 4 ĐNC số 4 10 40,0 13 31,0 14 31,8 5 ĐNC số 5 7 28,0 10 23,8 10 22,7 6 ĐNC số 6 11 44,0 11 26,2 11 25,0 7 ĐNC số 7 10 40,0 11 26,2 11 25,0 8 ĐNC số 8 3 12,0 3 7,1 3 6,8 9 ĐNC số 9 2 8,0 2 4,8 2 4,5 10 ĐNC số 10 4 15,4 5 11,4 5 11,4

Các chỉ số loài, chi và họ phản ánh mức độ đa dạng của thực vật trong một kểu trạng thái nào đó, đơi khi cả vùng nghiên cứu. Năm trạng thái TTV có số họ, số chi và số loài cao nhất là ĐNC số 1, số 4, số 6 và số 7 với số họ lần lượt là 10; 10; 10; 10 (đều chiếm 40% tổng số họ), số chi 10, 13, 10, 11 (chiếm 23,8%; 31,0%; 23,8%; 26,2% tổng số chi), số loài 10, 14, 10, 11 (chiếm 22,2%; 31,1%; 22,2%; 24,4% tổng số loài). Theo đánh giá khách

quan, 4 vị trí trên thuận lợi cho sự phát triển của TTV như: ánh sáng nhiều, đất thối hóa nhẹ hơn các ĐNC khác.

Mặc dù đây là TCB, thời gian phục hồi ngắn nhưng trong ngành Hạt kín, số họ thuộc lớp Hai lá mầm (Magnoliopsida) vẫn chiếm ưu thế (16/20 họ); (30/39 loài) so với lớp Một lá mầm (Liliopsida) chỉ có (4/20 họ); (9/39 lồi). Mức độ đa dạng loài cịn được thể hiện qua sự phân bố số lồi trong họ, trong mỗi kiểu TCB.

4.3. Thành phần loài thực vật

4.3.1. Điểm nghiên cứu số 1

Kết quả điều tra ở ĐNC này, chúng tôi đã thống kê được 10 loài, thuộc 10 chi và 10 họ khác nhau của 3 ngành thực vật bậc cao có mạch. Ưu thế thuộc về ngành Mộc lan (Magnoliophyta) có 7 lồi; 7 chi và 7 họ. Trong đó lớp Hai lá mầm (Magnoliopsida) có 4 lồi, 4 chi, 4 họ; lớp Một lá mần (Liliopsida) có 3 loài, 3 chi, 3 họ. Tất cả các họ đều chỉ có 1 lồi như: họ Thông đất (Lycopodiaceae) có lồi Thơng đất (Psilotum nudum), họ Guột (Gleicheniaceae) có lồi Guột (Dicranopteris linearis), họ Bòng bong (Lygodiacaea) có lồi Bịng bong lá nhỏ (Kigodium flexuosum), họ Sim (Myrtaceae Juss.) có lồi Sim (Rhodomyrtus tomentosa), họ Mua (Melastomataceae Juss) có lồi Mua thường (Melastoma normale) , họ Ban (Hypericeae) có lồi Thành ngạnh nam (Cratoxylum cochinchinense), họ Cam (Rutaceae Juss) có lồi Ba chạc (Euodia lepta), họ Khúc khắc (Smilacaceae) có lồi Kim cang lá to (Smilax perfoliata), họ Cói (Cyperaceae Juss) có lồi Cỏ ba cạnh (Scleria radula), họ Hịa thảo (Poaceae) có lồi Cỏ lá tre lá nhỏ (Centotheca lappacea).

Thành phần cây bụi cao có 4 lồi nhưng chiếm phần lớn diện tích như: Mua thường (Melastoma normale) chiếm 55%, Sim (Rhodomytrus tomentosa) chiếm 40%, Thành ngạnh (Cratoxylum cochinchinense) chiếm 10%, Ba chạc (Euodia lepta) chiếm 5%.

Thảm cỏ có độ che phủ rất thấp 5%, gồm các lồi thuộc họ Hịa thảo (Poaceae), họ Cói (Cyperaceae Juss.), họ Guột (Gleicheniaceae), họ Bòng bong (Lygodiaceae) như: Cỏ lá tre lá nhỏ (Centotheca lappacea), Cỏ ba cạnh (Scleria radula), Guột (Dicranopteris linearis), Bòng bong lá nhỏ (Kigodium

flexuosum).

Hệ thống dây leo rất nghèo nàn, chỉ có 1 lồi Kim cang lá to (Smilax

perfoliata) thuộc họ Khúc khắc (Smilacaceae).

So với các trạng thái TCB khác, trạng thái này có thành phần lồi đa dạng hơn nhưng chưa thấy xuất hiện các lồi cây gỗ tiên phong ưa sáng. Vì vậy, quá trình phục hồi rừng cần phải trải qua thời gian dài và phải có những tác động tích cực từ các yếu tố khác.

4.3.2. Điểm nghiên cứu số 2

Đất ở ĐNC này có độ ẩm cao, ít bị sói mịn và bị bỏ hóa lâu khoảng 6-7 năm đã hình thành nên trạng thái TCB cao.

Tại ĐNC này, chúng tơi thống kê được 9 lồi, thuộc 9 chi và 9 họ khác nhau của 3 ngành thực vật bậc cao có mạch. Mỗi họ chỉ có một lồi như: họ Guột (Gleicheniaceae) có lồi Guột (Dicranopteris linearis); họ Bịng bong (Lygodiaceae) có lồi Bịng bong lá nhỏ (Kigodium flexuosum.); họ Nguyệt xỉ (Adiataceae) có lồi Choại (Stenochlaena palustris); họ Sim (Myrtacae Juss) có lồi Sim (Rhodomyrtus tomentosa); họ Cam (Rutaceae Juss) có lồi Ba chạc (Euodia lepta); họ Long não (Lauraceae) có lồi Màng tang (Litsea

cubeba); họ Thầu dầu (Euphorbiaceae Juss) có lồi Sịi tía (Sapium discolour); họ Xoài (Anacardiaceae Lindl.) có lồi Muối (Rhus chinensis

Muell); họ Hịa thảo (Poaceae) có lồi Cỏ lá tre lá to (Centotheca latifolia). Thành phần cây gỗ đã xuất hiện, nhưng chủ yếu là cây gỗ nhỏ, ưa sáng, có thời gian sống ngắn với số lồi rất ít như: Muối (Rhus chinensis), Màng tang (Litsea cubeba), Sịi tía (Sapium discolour).

Thành phần loài cây bụi cao rất nghèo chỉ có 2 loài là Sim (Rhodomyrtus tomentosa) và Ba chạc (Euodia lepta) nhưng số lượng cá thể lớn, chiếm hầu hết diện tích ĐNC.

Độ che phủ thảm cỏ thấp khoảng 5%, thành phần thực vật tạo nên rất đơn giản chỉ có 4 lồi với số lượng cá thể ít, chỉ vài cá thể trong một lồi như: Guột (Dicranopteris linearis), Bòng bong lá nhỏ (Kigodium flexuosum), Choại (Stenochlaena palustris), Cỏ lá tre lá to (Centotheca latifolia).

Với thành phần loài trên, cho thấy trạng thái TCB ở ĐNC này đang ở giai đoạn đầu của q trình phục hồi tự nhiên. Trạng thái này có thành phần thực vật phong phú cả về số lượng loài và cá thể nhất là cây bụi như: Sim, Ba chạc,… và một vài loài cây gỗ tiên phong ưa sáng đã xuất hiện.

4.3.3. Điểm nghiên cứu số 3

ĐNC này có lịch sử sử dụng đất như sau: khởi nguyên là rừng, sau khi bị khai thác chọn, bị chặt trắng lấy đất trồng chè, được sử dụng một thời gian dài, rồi bị bỏ hoang chăn thả trâu bị, thời gian bỏ hóa khoảng 3-4 năm.

Thành phần lồi chúng tơi thống kê được ở ĐNC này là 9 loài, thuộc 9 chi và thuộc 6 họ khác nhau của 3 ngành thực vật bậc cao. Trong đó họ giàu lồi nhất là họ Hịa thảo (Poaceae) có 3 lồi gồm Cỏ lơng (Ischaemum indicum), Cỏ bông (Eragrostis unioloides) và Cỏ may (Chrysopogon acyculatus); họ có 2 lồi là họ Mua (Melastomataceae Juss) gồm: Mua thường (Melastoma

normale), Sầm (Memecylon edule); các họ cịn lại chỉ có 1 lồi như: họ Sim

(Myrtaceae Juss) có lồi Sim (Rhodomytrus tomentosa); họ Cam (Rutaceae Juss) có lồi Ba chạc (Euodia lepta); họ Cỏ roi ngựa (Verbenaceae Jaume) có lồi Bọ mẩy (Clerodendrum cyrtophyllum); họ Cà phê (Rubiaceae Juss.) có lồi Mẫu đơn (Ixora coccinea)

So với ĐNC số 1 và số 2 thì điểm này có thành phần lồi cây bụi phong phú hơn cả, có 6 loài gồm Sim, Ba chạc, Mua thường, Bọ mẩy, Mẫu đơn,

Sầm. Trong đó, Sim có độ phủ lớn nhất (chiếm 80%), sau đó đến Ba trạc (chiếm 40%).

Độ che phủ của thảm cỏ khoảng 10% chủ yếu là cây thân thảo thuộc họ Hịa thảo (Poaceae) như: Cỏ bơng, Cỏ lơng, Cỏ may. Dây leo khơng thấy có trong trạng thái này.

Nhìn chung, ĐNC có thành phần lồi cây bụi khá phong phú chủ yếu là những cây bụi thấp như: Sim, Ba chạc, Mua, Bọ mẩy, Mẫu đơn, Sầm.

4.3.4. Điểm nghiên cứu số 4

ĐNC số 4 có điều kiện lập địa hoàn toàn giống với ĐNC số 3, chỉ khác về thời gian đất bị bỏ hoang hóa (khoảng 2-3 năm) nên trạng thái cây bụi còn thấp.

Trạng thái này có thành phần loài thực vật đa dạng nhất, có 14 lồi, thuộc 13 chi và 10 họ khác nhau. Họ giàu loài nhất là họ Mua (Melastomataceae Juss.) có 3 lồi gồm: Mua thường (Melastoma normale), Mua bà (Melastoma sanguineum), Sầm (Memecylon edule). Họ có 2 lồi gồm: họ Thầu dầu (Euphorbiaceae Juss) có lồi Bùm bụp (Mallotus apelta), Bồ cu vẽ (Breynia fruticosa); họ Cỏ roi ngựa (Verbenaceae Jaue) có lồi Bọ mẩy (Clerodendrum cyrtophyllum), Mò mâm xôi (Clerodendrum philippinum). Các họ có 1 lồi gồm: họ Guột (Gleicheniaceae) có lồi Guột (Dicranopteris

linearis), họ Bòng bong (Lygodiaceae) có lồi Bịng bong lá to (Lygodium mycrophyllum), họ Cam (Rutaceae Juss) có lồi Ba chạc (Euodia lepta), họ

Long não (Lauraceae) có lồi Kháo nhớt (Machilus leptophylla), họ Cúc (Asteraceae Dumort) có lồi Cỏ lào (Eupatorium odoratum), họ Ỏng ảnh (Vacciciniaceae) có lồi Ỏng ảnh (Vaccicinium tonkinensis), họ Hòa thảo (Poaceae) có lồi Cỏ lơng (Ischaenurer indicum).

TCB thấp và non, do thời gian bỏ hóa ngắn, đất cằn cỗi, tầng thảm tươi phát triển mạnh cây bụi khơng cạnh tranh được. Thảm tươi có độ phủ rất lớn

khoảng 80% diện tích thảm thực vật. Chủ yếu là Bịng bong, Guột, Cỏ lào, Mua bà, Cỏ lông. Mặc dù thành phần cây bụi đa dạng về thành phần loài và số lượng cá thể lớn nhưng lại chiếm diện tích nhỏ trong TTV: Sim 33%, Ba chạc 25%, Sầm, Bồ cu vẽ, Kháo nhớt, Bọ mẩy 1%.

Nhìn chung, đây là TTV giàu lồi nhất và có tầng thảm tươi chiếm tỉ lệ lớn nhất. TTV chưa có cấu trúc tầng thứ rõ ràng, có khá nhiều khoảng trống mà ở đó cường độ ánh sáng cao thích hợp cho tầng thảm tươi phát triển.

4.3.5. Điểm nghiên cứu số 5

Rừng sau khi bị khai thác để trồng chè khơng thành, đất dần dần bị bỏ hoang hóa (khoảng 4 năm) hình thành nên trạng thái TCB thấp.

Theo kết quả điều tra, chúng tôi thống kê được 10 loài thuộc 10 chi và 7 họ khác nhau của 3 ngành thực vật bậc cao có mạch. Trong đó, họ Hịa thảo (Poaceae) giàu lồi nhất có 3 lồi gồm: Cỏ lá tre lá nhỏ (Centotheca

lappacea), Cỏ lông (Ischaemum indicum), Cỏ rác (Panicum sarmentosum); họ

Long não (Lauracae) có 2 loài gồm: Màng tang (Litsea cubeba), Tơ xanh (Cassytha filiformis); các họ có 1 lồi: họ Thầu dầu (Euphorbiaceae) có lồi Sịi tía (Sapium discolour), họ Bịng bong (Lygodiaceae) có lồi Bịng bong lá nhỏ (Kigodium flexuosum), họ Mua (Melastomataceae Juss.) có lồi Mua thường (Melastoma normale), họ Cam (Rutaceae Juss) có lồi Ba chạc (Euodia lepta), họ Du (Ulmaceae) có lồi Hu đay (Trema angustifolia).

Độ che phủ của thảm cỏ khoảng 55%, chủ yếu là cây cỏ thuộc họ Hòa thảo (Poaceae). Ngồi ra, có họ Bịng bong có lồi Bịng bong lá nhỏ leo trùm lên các cây.

Hiện trạng TCB là sự kết hợp của cây trồng (cây Chè) cịn sót lại nhưng khơng nhiều và cây bụi đang phát triển. Tuy thời gian phục hồi 4 năm nhưng thành phần cây gỗ rất nghèo nàn chỉ có 2 lồi : Sịi tía và Màng tang với số cá thể rất ít.

Cây bụi vượt khỏi tầng thảm tươi có mật độ nhiều nhất là Mua thường (chiếm 60% diện tích); cịn các lồi khác mật độ rất thấp, một số lồi chỉ có một vài cá thể.

Khả năng phục hồi rừng của TCB này thấp mặc dù thành phần lồi thực vật khá đa dạng và có một vài lồi cây gỗ nhỏ xuất hiện. Do đất ở đây bị thối hóa mạnh, rất chua, nghèo dinh dưỡng, thường xuyên chịu tác động của con người và động vật.

4.3.6. Điểm nghiên cứu số 6

Chúng tơi thống kê được 11 lồi thuộc 11 chi và 11 họ khác nhau của 3 ngành thực vật bậc cao có mạch. Tất cả các họ chỉ có một lồi trong ĐNC gồm: họ Bách bộ (Stemonaceae) có lồi Bách bộ (Stemona tuberose), họ Thầu dầu (Euphorbiaceae Juss) có lồi Bùm bụp (Mallotus apelta), họ Bịng bong (Lygodiaceae) có lồi Bịng bong lá nhỏ (Lygodium microphyllum), họ Dương xỉ (Dryopteridaceae) có lồi Dương xỉ thường (Cyclosorus

parasiticus), họ Nguyệt xỉ (Adiataceae) có lồi Choại (Stenochlaena palustris), họ Cam (Rutaceae Juss) có lồi Ba chạc (Euodia lepta), họ Long

não (Lauracae) có lồi Màng tang (Litsea cubeba), họ Cà phê (Rubiaceae Juss) có lồi Dạ cẩm trắng (Hedyotis capitellata), họ Rau răm (Polygoceae) có lồi Thồm lồm (Polygonum chinensis), họ Đậu (Fabaceae) có lồi Lá ba chẽ (Desmodium traingularev).

Khác biệt của ĐNC này so với các điểm khác là thành phần loài đa dạng nhưng chỉ có một lồi cây ưu thế là Bùm bụp chiếm 80% diện tích. Cịn các lồi cây khác chiếm tỉ lệ nhỏ và có số lượng cá thể ít.

Hệ thống dây leo có 3 lồi: Thồm lồm (Polygonum chinensis), Dạ cẩm trắng (Hedyotis capitellata), Lá ba chẽ (Desmodium traingularev).

4.3.7. Điểm nghiên cứu số 7

Ở ĐNC này chúng tơi thống kê được 11 lồi thuộc 11 chi và 10 họ khác nhau của 3 ngành thực vật bậc cao có mạch. Trong đó, có một họ có 2 lồi là

họ Thầu dầu (Euphorbiaceae Juss) gồm: Thầu táu (Aporosa dioica) và Lá nến (Macaranga denticulate), các họ có 1 lồi gồm: họ Nguyệt xỉ (Adiataceae) có lồi Choại (Stenochlaena palustris), họ Sim (Myrtaceae Juss) có lồi Sim (Rhodomytrus tomentosa), họ Mua (Melastamataceae Juss) có lồi Mua thường (Melastoma normale), họ Cam (Rutaceae Juss) có lồi Ba chạc (Euodia lepta), họ Cà phê (Rubiaceae Juss) có lồi Mãi táp (Aidia oxyodonta), họ Na (Annonaceae) có lồi Hoa dẻ thơm (Desmos chinensis), họ Khúc khắc (Smilacaceae) có lồi Kim cang lá to (Smilax perfoliata), họ Cói (Cyperaceae Juss) có lồi Cỏ ba cạnh (Scleria radula), họ Hịa thảo (Poaceae) có lồi Cỏ rác (Panicum sarmentosum).

Thành phần loài đa dạng, chủ yếu là những cây bụi nhỏ, ưa sáng có thời gian sống ngắn thích nghi với mơi trường đất khơ cằn và nghèo dinh dưỡng như: Sim, Mua, Ba chạc, Lá nến, Mãi táp.

Hệ thống dây leo rất nghèo nàn, chỉ có 1 lồi Kim cang lá to thuộc họ Khúc khắc (Smilacaceae).

Độ che phủ của thảm cỏ nhỏ khoảng 10%, chủ yếu là các loài thuộc họ Hịa thảo, họ Cói và họ Dương xỉ như: Cỏ lá tre lá to, Cỏ rác, Cỏ ba cạnh, Dương xỉ lá dừa.

4.3.8. Điểm nghiên cứu số 8

Theo kết quả điều tra, ĐNC có nguồn gốc sử dụng đất như sau: khởi nguyên là rừng, sau khi bị khai thác chọn, bị chặt trắng trồng bạch đàn không

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU NHỮNG ĐẶC ĐIỂM CƠ BẢN CỦA THẢM CÂY BỤI TẠI MỘT SỐ XÃ Ở THỊ XÃ SÔNG CÔNG, TỈNH THÁI NGUYÊN (Trang 42 -42 )

×