Tổng quan về TSCĐ

Một phần của tài liệu Giáo trình Kế toán doanh nghiệp 1 (Nghề Kế toán doanh nghiệp): Phần 2 - CĐ nghề Vĩnh Long (Trang 62 - 64)

- Cách lập một số tiêu thức cụ thể trên hóa đơn:

1. Tổng quan về TSCĐ

1.1. Tổng quan về tài sản cố định

Khái niệm, tiêu chuẩn và đặc điểm của TSCĐ

Khái niệm TSCĐ: TSCĐ là những tài sản có giá trị lớn, thời gian sử dụng dài, khi tham gia vào q trình sản xuất, nó sẽ bị hao mịn dần và giá trị của nó được chuyển dịch từng phần vào chi phí sản xuất kinh doanh nhưng vẫn giữ nguyên hình thái vật chất ban đầu cho đến khi bị hư hỏng.

Theo quy định hiện hành TSCĐ có giá trị từ 30 triệu trở lên, thời gian từ 1 năm trở lên, và phải trích khấu hao phải theo quy định của bộ tài chính

Đặc điểm của TSCĐ

TSCĐ tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất kinh doanh không thay đổi hình thái vật chất ban đầu.

Giá trị của TSCĐ sẽ bị hao mòn dần và sẽ chuyển dịch từng phần vào chi phí sản xuất kinh doanh dưới hình thức khấu hao

Tiêu chuẩn của TSCĐ

Chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương lai từ việc sử dụng TS đó Nguyên giá TSCĐ phải được xác định 1 cách đáng tin cậy

Thời gian sử dụng ước tính trên 1 năm

Có đủ tiêu chuẩn giá trị theo quy định hiện hành Nhiệm vụ kế toán TSCĐ

Tổ chức ghi chép, phản ánh, tổng hợp số liệu một cách chính xác, đầy đủ kịp thời về số lượng, hiện trạng và giá trị TSCĐ hiện có, tình hình biến động

Tính tốn, phân bổ chính xác số khấu hao vào chi phí SXKD trong kì.

Tham gia lập kế hoạch sửa chữa, dự tốn sửa chữa TSCĐ, phản ánh chính xác chi phí sửa chữa TSCĐ, kiểm tra việc thực hiện kế hoạch sửa chữa, và dự tốn chi phí sửa chữa TSCĐ.

Tham gia kiểm kê, kiểm tra định kì hay bất thường TSCĐ, tham gia đánh giá lại TSCĐ khi cần thiết, tổ chức phân tích tình hình bảo quản và sử dụng TSCĐ ở doanh nghiệp

Phân loại và đánh giá TSCĐ Phân loại TSCĐ

a. Theo hình thái vật chất

b. TSCĐ được phân loại thành TSCĐ hữu hình và TSCĐ vơ hình.

TSCĐ hữu hình là TSCĐ có hình thái vật chất cụ thể, có kết cấu độc lập, hoặc là một hệ thống gồm nhiều bộ phận tài sản riêng lẻ liên kết với nhau để cùng thực hiện một hay một số chức năng nhất định. TSCĐ hữu hình bao gồm: Nhà cửa, Vật kiến trúc, Máy móc, thiết bị dùng cho công tác chuyên môn, Phương tiện vận tải, truyền dẫn như, Cây lâu năm, súc vật làm việc và cho sản phẩm..

TSCĐ vơ hình là những tài sản của đơn vị nếu thoả mãn đồng thời cả 2 tiêu chuẩn của TSCĐ nhưng khơng có hình thái vật chất. TSCĐ vơ hình bao gồm: giá trị quyền sử dụng đất, bằng phát minh sáng chế, phần mềm máy vi tính, bản quyền tác giả...

b. Theo mục đích sử dụng

Tài sản cố định được phân thành:

TSCĐ dùng cho hoạt động hành chính sự nghiệp. TSCĐ dùng cho hoạt động chương trình, dự án, đề tài. TSCĐ chuyên dùng cho hoạt động sản xuất, kinh doanh. TSCĐ dùng vào mục đích phúc lợi.

Đánh giá TSCĐ

a. Xác định giá trị ban đầu của TSCĐ * Nguyên giá TSCĐ

Nguyên giá TSCĐ là tồn bộ các chi phí mà doanh nghiệp phải bỏ ra để có TSCĐ tính đến thời điểm đưa TS đó vào trạng thái sẵn sàng sử dụng

Một phần của tài liệu Giáo trình Kế toán doanh nghiệp 1 (Nghề Kế toán doanh nghiệp): Phần 2 - CĐ nghề Vĩnh Long (Trang 62 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)