Kế toán khấu hao TSCĐ

Một phần của tài liệu Giáo trình Kế toán doanh nghiệp 1 (Nghề Kế toán doanh nghiệp): Phần 2 - CĐ nghề Vĩnh Long (Trang 75 - 78)

- Cách lập một số tiêu thức cụ thể trên hóa đơn:

4. Kế toán khấu hao TSCĐ

4.1. Khái niệm và nguyên tắc kế toán

* Khái niệm khấu hao TSCĐ

Khấu hao tài sản cố định là việc tính tốn và phân bổ một cách có hệ thống nguyên giá của tài sản cố định vào chi phí sản xuất, kinh doanh trong thời gian trích khấu hao của tài sản cố định.

Thời gian trích khấu hao TSCĐ: là thời gian cần thiết mà doanh nghiệp thực hiện việc trích khấu hao TSCĐ để thu hồi vốn đầu tư TSCĐ.

Nguyên tắc kế toán

Mọi TSCĐ của DN có liên quan đến hoạt động SXKD đều phải trích khấu hao. Mức trích khấu hao TSCĐ được tính vào CP kinh doanh trong kỳ

Những TSCĐ không tham gia vào hoạt động kinh doanh thì khơng phải trích khấu hao

Quyền sử dụng đất lâu dài là TSCĐ vơ hình đặc biệt, DN ghi nhận là TSCĐ vơ hình theo ngun giá mà khơng được trích khấu hao

Thời điểm tính khấu hao: việc trích hoặc thơi trích khấu hao được thực hiện bắt đầu từ ngày mà TSCĐ tăng, giảm, hoặc ngừng tham gia vào HĐKD

4.2.Cách tính khấu hao

Phương pháp trích khấu hao TSCĐ theo đường thẳng là phương pháp trích khấu hao TSCĐ theo mức tính ổn định từng năm vào chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Mức trích khấu hao hàng năm của TSCĐ theo công thức dưới đây

Mức khấu hao hàng năm =Nguyên giá TSCĐ / Thời gian trích khấu hao Mức trích khấu hao hàng năm của TSCĐ theo cơng thức dưới đây

Mức khấu hao hàng tháng = Mức trích khấu hao hàng năm/ 12 tháng Nếu mua TSCĐ về dùng ngay trong tháng thì cơng ty trích theo cơng thức

Mức khấu hao trong tháng PS = (Mức trích KH theo tháng/Tổng số ngày của tháng PS) x Số ngày sử dụng trong tháng

Trong đó:

Số ngày sử dụng trong tháng = Tổng số ngày của tháng PS - ngày bắt đầu sử dụng + 1

Kế toán sửa chữaTSCĐ

Khái niệm và nguyên tắc kế toán

Sửa chữa tài sản cố định: là việc duy tu, bảo dưỡng, thay thế sửa chữa những hư hỏng phát sinh trong quá trình hoạt động của tài sản cố định.

Nâng cấp tài sản cố định: là hoạt động cải tạo, xây lắp, trang bị bổ sung thêm cho TSCĐ nhằm nâng cao cơng suất, chất lượng sản phẩm, tính năng tác dụng của TSCĐ so với mức ban đầu hoặc kéo dài thời gian sử dụng của TSCĐ;

Kế toán sửa chữa thường xuyên TSCĐ

Là hoạt động sửa chữa nhỏ, hoạt động bảo trì, bảo dưỡng theo yêu cầu kĩ thuật nhằm đảm bảo cho TSCĐ hoạt động bình thường. Công việc sửa chữa được tiến hành thường xuyên, thời gian sửa chữa ngắn, chi phí sửa chữa thường phát sinh khơng lớn do vậy khơng phải lập dự tốn.

5.2. Kế toán sửa chữa thường xuyên TSCĐ:

Chi phí sửa chữa thường xuyên TSCĐ khi phát sinh thường được hạch tốn thẳng vào chi phí sản xuất kinh doanh của bộ phận có tài sản sửa chữa:

Nếu do bộ phận có tài sản tự tiến hành sửa chữa, kế toán ghi: Nợ TK 627, 641, 642 (Nếu chí phí sửa chữa nhỏ)

Nợ TK 142- Chi phí trả trước (Nếu chí phí sửa chữa cần phân bổ dần) Có TK : 111, 152, 334...

Đồng thời xác định mức phân bổ tính vào chi phí SXKD từng kỳ,kế tốn ghi: Nợ TK 627,641,642

Nếu thuê ngồi sửa chữa thì số tiền phải trả cho đơn vị sửa chữa, kế toán ghi: Nợ TK 627, 641, 642, 142

Nợ TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ Có TK 111,331.

Kế tốn sửa chữa lớn TSCĐ

Mang tính chất khơi phục hoặc nâng cấp, cải tạo khi TSCĐ bị hư hỏng nặng; hoặc theo yêu cầu kĩ thuật đảm bảo nâng cao năng lực sản xuất và hoạt động của TSCĐ. Thời gian tiến hành sửa chữa lớn thường dài; chi phí sửa chữa phát sinh nhiều, do vậy DN phải lập kế hoạch, dự tốn theo từng cơng trình sửa chữa lớn.

Hạch toán kế toán sửa chữa lớn tài sản cố định

Nếu DN có kế hoạch

Nếu DN có kế hoạch sửa chữa lớn ngay từ đầu năm thì DN có thể trích trước chi phí sửa chữa lớn TSCĐ theo kế hoạch:

Hàng kỳ, trích trước chi phí sửa chữa lớn TSCĐ theo kế hoạch, kế tốn ghi: Nợ TK 627, 641, 642

Có TK 335- Chi phí phải trả

Chi phí sửa chữa lớn (SCL) thực tế phát sinh kế toán ghi: Nợ TK 2413- Sửa chữa lớn TSCĐ

Có TK 111, 152, 153, 214, 334, 338.

Khi cơng trình sửa chữa lớn TSCĐ hồn thành, kết chuyển chi phí sửa chữa lớn thực tế phát sinh, kế tốn ghi:

Nợ TK 335- Chi phí phải trả

Có TK 2413 - Sửa chữa lớn TSCĐ

Kế toán tiến hành xử lý số chênh lệch giữa số chi phí sửa chữa lớn thực tế phát sinh so với số được trích trước theo kế hoạch (nếu có), kế tốn ghi:

Nếu số thực tế phát sinh lớn hơn số trích trước thì sẽ trích bổ sung, ghi: Nợ TK 627, 641, 642,.

Có TK 335 - Chi phí phải trả

Nếu số thực tế phát sinh nhỏ hơn số trích trước thì ghi giảm chi phí hoặc ghi tăng thu nhập khác, kế toán ghi:

Nợ TK 335 - Chi phí phải trả Có TK 627, 641,.

Hoặc Có TK 711- Thu nhập khác Nếu DN khơng có kế hoạch trích trước

Nếu DN khơng có kế hoạch trích trước thì DN sẽ phân bổ dần chi phí sửa chữa lớn vào các đối tượng có liên quan:

Chi phí sửa chữa lớn thực tế phát sinh, kế toán ghi: Nợ TK 2413 - Sửa chữa lớn TSCĐ

Có TK 111, 112, 331,.

Khi cơng trình SCL hồn thành, kết chuyển chi phí sửa chữa lớn để phân bổ dần, kế tốn ghi:

Nợ TK 242

Có TK 2413- Sửa chữa lớn TSCĐ

Phân bổ chi phí từng kỳ vào các đối tượng sử dụng có liên quan, kế tốn ghi: Nợ TK 627, 641, 642

Có TK 242

Sửa chữa lớn chỉ mang tính chất nâng cấp, cải tạo

Sửa chữa lớn mang tính chất nâng cấp, cải tạo làm tăng lợi ích kinh tế trong tương lai từ việc sử dụng tài sản đó:

a. Khi phát sinh chi phí SCL mang tính chất nâng cấp, cải tạo TSCĐ hữu hình sau ghi nhận ban đầu, kế toán ghi:

Nợ TK 241- XDCB dở dang Có TK 111, 152, 331, 334.

b. Khi cơng việc SCL hồn thành đưa TSCĐ vào sử dụng:

Những chi phí phát sinh khơng thoả mãn tiêu chuẩn ghi tăng ngun giá TSCĐ hữu hình, kế tốn ghi:

Nợ TK 627,641, 642 (Nếu chí phí sửa chữa nhỏ) Nợ TK 242 (Nếu chí phí sửa chữa lớn)

Có TK 241 - XDCB dở dang

Những chi phí phát sinh thoả mãn tiêu chuẩn ghi tăng nguyên giá TSCĐ hữu hình, kế tốn ghi:

Nợ TK 211- TSCĐ hữu hình Có TK 241 - XDCB dở dang

Một phần của tài liệu Giáo trình Kế toán doanh nghiệp 1 (Nghề Kế toán doanh nghiệp): Phần 2 - CĐ nghề Vĩnh Long (Trang 75 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)