- Năm là, kỹ năng mềm mang tính đặc thù và không ngừng được hoàn thiện theo sự phát triển của quá trình giáo dục đào tạo nói riêng và xã hội nói chung
2.1.2. Giáo dục kỹ năng mềm cho sinh viên Đại học
2.1.2.1. Đặc điểm tâm, sinh lý của sinh viên
Lứa tuổi sinh viên có những nét tâm lý điển hình, đây là thế mạnh của họ so với các lứa tuổi khác như: tự ý thức cao, có tình cảm nghề nghiệp, có năng lực và tình cảm trí tuệ phát triển (khao khát đi tìm cái mới, thích tìm tịi, khám phá), có nhu cầu, khát vọng thành đạt, nhiều mơ ước và thích trải nghiệm, dám đối mặt với thử thách. Song, do hạn chế của kinh nghiệm sống, sinh viên cũng có hạn chế trong việc chọn lọc, tiếp thu cái mới. Những yếu tố tâm lý này có tác động chi phối hoạt động học tập, rèn luyện và phấn đấu của SV.
2.1.2.2. Khái niệm giáo dục kỹ năng mềm cho sinh viên Đại học
Giáo dục là một q trình tồn vẹn hình thành nhân cách, được tổ chức một cách có
mục đích và kế hoạch, thơng qua các hoạt động và quan hệ giữa người giáo dục và người được giáo dục, nhằm truyền đạt và chiếm lĩnh những kinh nghiệm xã hội loài người.
Giáo dục kỹ năng mềm là q trình tác động có mục đích, có tổ chức của nhà giáo dục
đến người được giáo dục nhằm hình thành cho họ ý thức đầy đủ, thái độ đúng đắn và hành vi, thói quen phù hợp về việc chuẩn bị, thiết lập và phát triển mối quan hệ tương tác qua lại với những người xung quanh có liên quan đến hoạt động nghề nghiệp một cách hiệu quả.
* Giáo dục kỹ năng mềm cho sinh viên Đại học là q trình tác động có mục đích,
có tổ chức của cán bộ, giảng viên đến sinh viên trong nhà trường nhằm hình thành cho sinh viên ý thức đầy đủ, thái độ đúng đắn và hành vi, thói quen phù hợp về việc chuẩn bị, thiết lập và phát triển mối quan hệ tương tác qua lại với những người xung quanh có liên quan đến hoạt động nghề nghiệp trong tương lai một cách hiệu quả, giúp họ từng bước khẳng định được giá trị bản thân trong lĩnh vực hoạt động nghề nghiệp và giá trị xã hội của mình.
2.1.2.3. Mục tiêu giáo dục kỹ năng mềm cho sinh viên
Giáo dục kỹ năng mềm cho SV các trường Đại học nhằm thực hiện được những mục tiêu cơ bản về ý thức, thái độ, hành vi, thói quen.
2.1.2.4. Nội dung giáo dục kỹ năng mềm cho sinh viên
Nội dung giáo dục KNM cho SV là nội dung hoạt động của GV và SV trong quá trình giáo dục. Nội dung cụ thể của quá trình giáo dục kỹ năng mềm cho SV các trường Đại học bao gồm: Giáo dục kỹ năng tự nhận thức cho SV; Giáo dục kỹ năng làm việc theo nhóm cho SV; Giáo dục kỹ năng quản lý thời gian cho SV; Giáo dục kỹ năng giao tiếp cho SV; Giáo dục kỹ năng lãnh đạo bản thân cho SV; Giáo dục kỹ năng kiểm soát cảm xúc cho SV; Giáo dục kỹ năng vượt qua khủng hoảng cho SV; Giáo dục kỹ năng giải quyết xung đột cho SV; Giáo dục kỹ năng sáng tạo cho SV.
2.1.2.5. Nguyên tắc giáo dục kỹ năng mềm cho sinh viên
Quá trình giáo dục KNM cho SV các trường Đại học cần đảm bảo các nguyên tắc như: Đảm bảo tính mục đích của q trình giáo dục SV ở trường Đại học; Đảm bảo sự gắn kết với đời sống xã hội và nghề nghiệp; Đảm bảo sự thống nhất giữa giáo dục ý thức và tạo lập thói quen hành vi của SV; Đảm bảo phát huy lợi thế của tập thể SV trong q trình giáo dục; Đảm bảo tơn trọng và yêu cầu hợp lý đối với SV trong quá trình giáo dục; Đảm bảo sự thống nhất giữa vai trò tổ chức sư phạm của GV và vai trị tự giác, tích cực, độc lập, sáng tạo tự giáo dục của SV; Đảm bảo tính hệ thống, kế tiếp, liên tục trong quá trình giáo dục.
2.1.2.6. Các con đường giáo dục kỹ năng mềm cho sinh viên
Có nhiều con đường để giáo dục kỹ năng mềm cho SV các trường Đại học, trong đó, chúng ta có thể đề cập đến một số con đường giáo dục như: Thông qua hoạt động dạy học các môn học trong nhà trường; thông qua các hoạt động sinh hoạt tập thể của SV; thông qua các hoạt động xã hội dành cho SV; thông qua hoạt động tự rèn luyện, tự tu dưỡng của SV.
2.1.2.7. Các yếu tố ảnh hưởng đến giáo dục kỹ năng mềm cho sinh viên
Quá trình giáo dục kỹ năng mềm cho SV các trường Đại học chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố khách quan và chủ quan khác nhau.
2.1.3. Giáo dục kỹ năng mềm cho sinh viên trong dạy học môn Tư tưởng Hồ Chí Minh ở các trường Đại học