Những thành tựu nổi bật của công tác quản lý nợ.

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN QUẢN LÝ NỢ NƯỚC NGOÀI Thực trạng vay nợ nước ngoài, quản lý nợ nước ngoài của Việt Nam (Trang 32 - 33)

Thứ nhất, quản lý nợ nước ngồi đã góp phần quan trọng trong việc phát triển kinh tế và thu hút nguồn vốn ODA.

Nền kinh tế tăng trưởng nhanh trong đó nổi bật là các ngành xuất khẩu, đã tạo điều kiện rất thuận lợi cho Việt Nam trong việc thu hút nguồn vốn thuận lợi và phát triển chính thức (ODA) từ các nước công nghiệp phát triển.Cùng với chiến lược tăng trưởng và chủ động hội nhập.Chính phủ đã có những chính sách hiệu quả trong việc thu hút nguồn vốn ưu đãi,mà kết quả là những cam kết hỗ trợ ngày càng tăng của các nhà tài trợ.Những hoạt động của Chính phủ trong việc thực hiện cải cách hành chính, đặc biệt là những nỗ lực trong việc xây dựng chiến lược tồn diện về tăng trưởng và xóa đói giảm nghèo, đã khẳng định năng lực làm chủ sở hữu và sử dụng nguồn vốn có hiệu quả của Việt Nam.

Đối với vay nợ nước ngoài,văn bản pháp lý cao nhất hiện nay là nghị định 134/205/ND- CP của Chính phủ ngày 1/11/2005 ban hành quy chế quản lý vay và trả nợ nước ngồi, và nghị định 134/2006/ND-CP ngày 9/11/2016 của Chính phủ ban hành.Quy chế quản lý và sử dụng nguồn hỗ trợ phát triển chính thức.Căn cứ vào các nghị định này, Thủ tướngChính phủ đã ban hành các quy chế hướng dẫn cụ thể về quy trình, thủ tục đối với từng nghiệp vụ quản lý nợ nước ngoài như cấp và quản lý bảo lãnh Chính phủ, cho vay lại từ nguồn vay, viện trợ nước ngồi của Chính phủ, xây dựng hệ thống chỉ tiêu đánh giá, giám sát tình trạng và báo cáo thơng tin nợ. Nhìn chung, các văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh hoạt động vay nợ nước ngoài là tương đối đầy đủ và đồng bộ, đã thể hiện những quan điểm đổi mới trong quản lý nợ của Chính phủ, đồng thời cập nhật những khái niệm, những phương pháp quản lý nợ hiện đại, bắt kịp xu thế thế giới.

Thứ ba, hệ thống quản lý nợ nước ngoài đã hoàn thiện và từng bước được cải thiện.

Việc xác định Bộ Tài Chính là cơ quan đầu mối chịu trách nhiệm về tổng thể nợ nước ngoài là một sự chuyển dịch quan trọng để đi tới sự hoàn thiện hệ thống quản lý nợ Quốc Gia.Đây cũng là một hướng chuyển đổi chức năng quản lý phù hợp với thực tiễn Quốc tế.Việc gắn khâu hoạch định chiến lược, kế hoạch vay vốn nước ngoài với trách nhiệm trả nợ và một đơn vị là Bộ Tài Chính,giúp tăng trưởng sự điều phối sử dụng vốn vay nước ngoài và các hoạt động giám sát nhằm đảm bảo hiệu quả sự dụng nguồn vốn này.

Thứ tư, năng lực cán bộ đang từng bước được nâng cao.

Năng lực cán bộ quản lý nợ nước ngoài,đặc biệt là cán bộ Vụ Tài chính Đối ngoại (Bộ Tài Chính) cũng đã được đào tạo nâng cao năng lực thơng qua các khóa bồi dưỡng,các hoạt động của các dự án xây dựng năng lực quản lý nợ Nhà nước. Năng lực cán bộ nâng cao thể hiện rất rõ ràng trong việc ban hành các văn bản pháp quy có chất lượng hơn,phù hợp hơn với thơng lệ Quốc tế và thực tiễn hoạt động nền kinh tế tạo thuận lợi cho những đối tượng phải tuân thủ và những người thực thi, giám sát.

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN QUẢN LÝ NỢ NƯỚC NGOÀI Thực trạng vay nợ nước ngoài, quản lý nợ nước ngoài của Việt Nam (Trang 32 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(44 trang)
w