Dự báo lượng vốn vay nước ngoài và khả năng trả nợ trong thời gian tới Nợ chính phủ giảm, nợ tư nhân tăng

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN QUẢN LÝ NỢ NƯỚC NGOÀI Thực trạng vay nợ nước ngoài, quản lý nợ nước ngoài của Việt Nam (Trang 37 - 39)

Con số nợ nước ngoài của quốc gia vào cuối năm 2018 theo Bộ Tài chính (49,9% GDP) gần như đã chạm tới trần giới hạn mà Quốc hội cho phép (dưới 50% GDP). Điều đó đồng nghĩa với việc chỉ một sự biến động dù rất nhỏ cũng sẽ khiến cho giới hạn trên bị phá vỡ. Cơ cấu nợ trước đây là 60% nợ nước ngồi, 40% nợ trong nước thì nay được cơ cấungược lại: 40 - 60%. Điều này có nghĩa nợ nước ngồi của Chính phủ giảm mạnh, trong khi đó nợ ở khối tư nhân tăng.

Đối với nợ nước ngồi của Chính phủ, chúng ta đã tích cực cơ cấu lại theo hướng giảm dần tỷ trọng nợ nước ngồi từ 60% năm 2011 xuống cịn khoảng 40% vào cuối năm 2018. Tỷ lệ nợ nước ngồi của Chính phủ giảm từ mức 24% GDP cuối năm 2011 xuống còn 21% GDP năm 2018.

Đối với nợ nước ngồi được Chính phủ bảo lãnh, do đã hạn chế cấp bảo lãnh nên nợ chính phủ bảo lãnh đã giảm từ mức 10,9% GDP năm 2015 xuống cịn 8,7% GDP năm 2018. Trong đó, bảo lãnh nước ngồi giảm từ mức 5,9% GDP vào cuối năm 2015 xuống còn khoảng 5% GDP vào cuối năm 2018.

Tuy nhiên, nợ nước ngoài tự vay, tự trả của DN đang có xu hướng tăng nhanh trong những năm gần đây. Năm 2016 tăng 25,7% so với năm 2015, năm 2017 tăng 39,6% so với năm 2016. Đây là ngun nhân chính dẫn đến gia tăng nợ nước ngồi của quốc gia so với GDP. Theo đó, chỉ số nợ nước ngồi của quốc gia so với GDP trong các năm 2015, 2016, 2017 tương ứng là 42,0%, 44,8% và 48,9%. Vào cuối năm 2018, tỷ lệ này ở mức 49,7%, sát với mức ngưỡng 50% GDP.

Khả năng trả nợ

Về vấn đề trả nợ của khu vực DN. Hiện nay, theo quy định tại Điều 9 của Nghị định 219/2013/NĐ-CP, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) là cơ quan được giao quản lý các khoản nợ nước ngoài tự vay, tự trả của các DN, tổ chức tín dụng, phù hợp với mục tiêu, chính sách tiền tệ và quản lý ngoại hối nhà nước. Chính phủ đã chỉ đạo NHNN chủ trì nghiên cứu đề xuất các giải pháp nhằm kiểm sốt chặt chẽ hoạt động vay nước ngồi theo phương thức tự vay, tự trả của DN và tổ chức tín dụng, đảm bảo chỉ tiêu nợ nước ngoài của quốc gia trong giới hạn đã được Quốc hội cho phép.

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN QUẢN LÝ NỢ NƯỚC NGOÀI Thực trạng vay nợ nước ngoài, quản lý nợ nước ngoài của Việt Nam (Trang 37 - 39)