* Đối với khí gas phát sinh từ bể biogas của hệ thống xử lý nước thải:
- Lượng khí gas phát sinh từ bể biogas của hệ thống xử lý nước thải được thu để sử dụng làm nhiên liệu cho mục đích đun nấu tại cơ sở.
- Trường hợp lượng khí biogas phát sinh quá nhiều so với nhu cầu sử dụng của Cơ sở thì lượng khí dư thừa này sẽ được dẫn về thiết bị đốt khí Biogas dư được đặt tại vị trí cuối hướng gió.
* Đối với mùi hơi của nhà vệ sinh:
Cắt cử, phân công công nhân thường xuyên lau chùi, dọn vệ sinh sạch sẽ để giảm thiểu mùi hôi. Đối với mùi từ hệ thống xử lý nước thải: Bố trí các bể, hồ chứa vị trí cuối hướng gió và trồng cây xanh xung quanh để phân tán bớt mùi hôi khi dự án đi vào hoạt động.
* Đối với mùi hôi từ nhà đặt máy ép phân và kho phân:
Định kỳ mỗi ngày chủ dự án cho sử dụng máy ép phân 1 lần để ép toàn bộ lượng phân phát sinh từ khu vực chuồng nuôi heo. Lượng phân sau ép đóng bao và lưu chứa tại kho phân. Đồng thời để giảm thiểu mùi hôi từ khu vực này chủ dự án sẽ trồng cây xanh xung quanh khu vực kho phân để phát tán bớt mùi hôi. Trong trường hợp vận chuyển đi xuất bán thì để hạn chế mùi hôi phát tán ra môi trường xung quanh bằng cách che chắn, phủ bạt cẩn thận.
Các cây được trồng xung quanh khu vực chuồng nuôi, quanh các hồ trong hệ thống xử lý và dọc tường bao khu vực dự án, khoảng cách giữa các cây là 3 m. Cần lưu ý bố trí các loại cây này ở những khu vực cuối hướng gió để hạn chế mùi hơi.
* Đối với khí thải từ máy phát điện dự phòng:
Máy phát điện được sử dụng khi có sự cố về điện hoặc mất điện, Chủ dự án sẽ thực hiện tốt các giải pháp sau:
- Trang bị máy phát điện hiện đại.
- Sử dụng nhiên liệu sạch (dầu DO), ít phát sinh khí thải.
- Lắp đặt ống khói vào máy phát điện theo đúng kỹ thuật nhằm tránh sự phát tán các khí độc hại ra ngồi mơi trường, gây ảnh hưởng đến sức khỏe của công nhân đang làm việc trong dự án.
- Máy phát điện được bố trí trong nhà đặt máy phát điện 70 m2, được xây kín, cách xa chuồng ni và khu nhà làm việc.
3.3. Cơng trình, biện pháp lưu giữ, xử lý chất thải rắn thông thường * Đối với chất thải rắn sinh hoạt:
Tại mỗi khu nhà như: Nhà văn phòng, nhà ăn, nhà khử trùng… chủ dự án sẽ bố trí các thùng đựng rác nhằm thu gom lượng rác thải sinh hoạt phát sinh của cán bộ, công nhân tại cơ sở chăn nuôi. Thùng chứa riêng cho 2 loại rác thải sinh hoạt, thùng được làm bằng nguyên liệu nhựa HDPE, dung tích 120 lít, nắp kín; đáy có kích thước 34,5x34 cm; mặt có kích thước 57,2x48,1 cm; cao 93 cm. Mỗi vị trí bố trí 2 thùng, có màu sắc khác nhau để phân biệt:
+ Thùng chứa chất thải tái chế: Dùng để đổ thải các chất thải như lon đồ hộp, túi ni lông, thùng carton… Nguồn thải sau thu gom sẽ được bán cho cơ sở tái chế.
+ Thùng chứa chất thải không tái chế: Dùng để đổ các chất thải còn lại. Hằng ngày, nhân viên vệ sinh sẽ tiến hành thu gom các loại chất thải này bằng xe đẩy rác bằng tay dung tích khoảng 1 m3 tập trung về một chỗ và định kỳ 2 ngày/lần chủ dự án sẽ vận chuyển rác thải bằng xe máy đến thùng thu gom rác tập trung tại xã để đơn vị chức năng vận chuyển đưa đi xử lý.