* Đối với khu vực chuồng nuôi:
Các khu chuồng nuôi đều được bố trí hệ thống làm mát và thơng gió tốt. Chuồng ni được thiết kế kín gió, phía đầu chuồng bố trí hệ thống tấm cooling làm mát, tại mỗi chuồng lắp đặt 8 quạt 50 in, tạo áp suất âm trong chuồng.
Hình 3.8. Hệ thống làm mát và xử lý khí trong chuồng ni * Đối với khí gas phát sinh từ bể biogas của hệ thống xử lý nước thải: * Đối với khí gas phát sinh từ bể biogas của hệ thống xử lý nước thải:
- Lượng khí gas phát sinh từ bể biogas của hệ thống xử lý nước thải được thu để sử dụng làm nhiên liệu cho mục đích đun nấu tại cơ sở.
- Trường hợp lượng khí biogas phát sinh quá nhiều so với nhu cầu sử dụng của Cơ sở thì lượng khí dư thừa này sẽ được dẫn về thiết bị đốt khí Biogas dư được đặt tại vị trí cuối hướng gió.
* Đối với mùi hôi của nhà vệ sinh:
Cắt cử, phân công công nhân thường xuyên lau chùi, dọn vệ sinh sạch sẽ để giảm thiểu mùi hôi. Đối với mùi từ hệ thống xử lý nước thải: Bố trí các bể, hồ chứa vị trí cuối hướng gió và trồng cây xanh xung quanh để phân tán bớt mùi hôi khi dự án đi vào hoạt động.
* Đối với mùi hôi từ nhà đặt máy ép phân và kho phân:
Định kỳ mỗi ngày chủ dự án cho sử dụng máy ép phân 1 lần để ép toàn bộ lượng phân phát sinh từ khu vực chuồng ni heo. Lượng phân sau ép đóng bao và lưu chứa tại kho phân. Đồng thời để giảm thiểu mùi hôi từ khu vực này chủ dự án sẽ trồng cây xanh xung quanh khu vực kho phân để phát tán bớt mùi hôi. Trong trường hợp vận chuyển đi xuất bán thì để hạn chế mùi hôi phát tán ra môi trường xung quanh bằng cách che chắn, phủ bạt cẩn thận.
Các cây được trồng xung quanh khu vực chuồng nuôi, quanh các hồ trong hệ thống xử lý và dọc tường bao khu vực dự án, khoảng cách giữa các cây là 3 m. Cần lưu ý bố trí các loại cây này ở những khu vực cuối hướng gió để hạn chế mùi hơi.
* Đối với khí thải từ máy phát điện dự phịng:
Máy phát điện được sử dụng khi có sự cố về điện hoặc mất điện, Chủ dự án sẽ thực hiện tốt các giải pháp sau:
- Trang bị máy phát điện hiện đại.
- Sử dụng nhiên liệu sạch (dầu DO), ít phát sinh khí thải.
- Lắp đặt ống khói vào máy phát điện theo đúng kỹ thuật nhằm tránh sự phát tán các khí độc hại ra ngồi mơi trường, gây ảnh hưởng đến sức khỏe của công nhân đang làm việc trong dự án.
- Máy phát điện được bố trí trong nhà đặt máy phát điện 70 m2, được xây kín, cách xa chuồng ni và khu nhà làm việc.
3.3. Cơng trình, biện pháp lưu giữ, xử lý chất thải rắn thông thường * Đối với chất thải rắn sinh hoạt:
Tại mỗi khu nhà như: Nhà văn phòng, nhà ăn, nhà khử trùng… chủ dự án sẽ bố trí các thùng đựng rác nhằm thu gom lượng rác thải sinh hoạt phát sinh của cán bộ, công nhân tại cơ sở chăn nuôi. Thùng chứa riêng cho 2 loại rác thải sinh hoạt, thùng được làm bằng nguyên liệu nhựa HDPE, dung tích 120 lít, nắp kín; đáy có kích thước 34,5x34 cm; mặt có kích thước 57,2x48,1 cm; cao 93 cm. Mỗi vị trí bố trí 2 thùng, có màu sắc khác nhau để phân biệt:
+ Thùng chứa chất thải tái chế: Dùng để đổ thải các chất thải như lon đồ hộp, túi ni lông, thùng carton… Nguồn thải sau thu gom sẽ được bán cho cơ sở tái chế.
+ Thùng chứa chất thải không tái chế: Dùng để đổ các chất thải còn lại. Hằng ngày, nhân viên vệ sinh sẽ tiến hành thu gom các loại chất thải này bằng xe đẩy rác bằng tay dung tích khoảng 1 m3 tập trung về một chỗ và định kỳ 2 ngày/lần chủ dự án sẽ vận chuyển rác thải bằng xe máy đến thùng thu gom rác tập trung tại xã để đơn vị chức năng vận chuyển đưa đi xử lý.
Hình 3.9. Thùng chứa rác và màu thùng phân loại
Chủ dự án tăng cường tuyên truyền cho công nhân không được phép xả thải chất thải vào các khu vực nhạy cảm về môi trường, các khu vực gần hoặc trực tiếp vào nguồn nước; xử lý nghiêm những trường hợp vi phạm.
* Đối với chất thải rắn sản xuất:
Được phân loại và xử lý như sau:
+ Phân tại máy ép tách phân, lượng phân này chiếm 95% lượng phân thải ra. Sau khi qua máy ép phân sẽ đóng bao và lưu chứa tại kho phân. Định kỳ chủ cơ sở đem đi bán cho các cơ sở thu mua sản xuất phân vi sinh.
Khối lượng phân phát thải lớn nhất trong một ngày là 8,6 tấn/ngày.
Phân heo sau khi rửa chuồng được dẫn theo nước chảy vào bể thu gom tập trung. Từ bể thu gom tập trung nước thải được bơm lên máy ép tách phân. Khi qua máy ép phân, 95% lượng phân sẽ được ép nát vụn thành dạng bột với khối lượng là 8,6 x 95% = 8,17 (tấn/ngày) (Tương đương là 7,43 m3/ngày với tỷ trọng của phân là 1,1 tấn/m3). Lượng phân này sau khi qua máy ép phân có thể đạt độ ẩm dưới 25%, phân
được ép nát vụn như bột nên không cần phải qua giai đoạn phơi khơ mà trực tiếp đóng bao để bán cho cơ sở thu mua.
Do lượng phân này tương đối nhiều nên sẽ được đóng bao, mỗi bao từ 20 – 25kg và lưu chứa tại kho phân trước khi định kỳ đem bán cho các dự án chế biến phân vi sinh. chiều cao xây dựng kho phân là 3,2 m, diện tích là 140 m2. Ta có thể tích kho chứa phân là 448 m3. Một ngày 7,43 m3/ngày phân. Vậy thời gian lưu phấn tối đa trong kho là 60 ngày.
Ngồi ra để đảm bảo diện tích kho chứa phân khơng bị q tải, chủ dự án sẽ tiến hành hợp đồng với các đơn vị chuyên sản xuất phân vi sinh để bán lượng phân phát sinh tại dự án. Việc hợp đồng này sẽ được thực hiện ngay khi dự án bắt đầu đi vào hoạt động.
Chủ dự án đảm bảo thực hiện việc tiêu thụ phân heo không để quá tải kho chứa, không để phân heo ra ngồi phạm vi kho chứa gây ơ nhiễm mơi trường.
Kết cấu kho phân:
Kho phân được xây dựng có mái che, xây tường gạch bao xung quanh, đảm bảo lưu chứa phân trong những ngày mưa hoặc khi chưa xuất bán kịp thời cho các cơ sở thu mua, với diện tích 140 m2, vị trí xây dựng khu vực chứa phân được bố trí cuối khu đất dự án cách ly với khu vực tập trung công nhân và khu vực văn phịng... Vị trí này được bố trí phù hợp với quy hoạch tổng thể mặt bằng khu đất và việc bố trí này sẽ khơng ảnh hưởng đến mỹ quan của tồn khu dự án.
+ Với các bao bì đựng thức ăn cịn ngun vẹn thì được trả lại cho nhà sản xuất. + Với các bao bì cịn lại, giấy carton... được thu gom và định kỳ đem bán phế liệu. Bùn cặn từ bể tự hoại và bể biogas, bể lắng sẽ được tận dụng làm phân bón.
* Đối với heo chết thường (heo con nhập về bị chết):
Heo chết trong q trình chăm sóc là tương đối ít, heo chết thường chủ yếu do nguyên nhân dẫm đạp lên nhau trong quá trình vận chuyển, khơng chứa yếu tố gây bệnh nên Chủ dự án sẽ thu gom và đưa đi xử lý tại hố hủy heo của trang trại (Quy trình này được lựa chọn theo phía đối tác là Cơng ty TNHH CJ Vina Agri để thay thế cho lò đốt xác trong Báo cáo ĐTM đã được phê duyệt), quy trình này hiện nay được các trang trại ni heo trong nước sử dụng khá nhiều, tương đối đơn giản để thực hiện, chi phí đầu tư thấp hơn lò đốt xác nhưng vẫn đảm bảo về yêu cầu về mặt kỹ thuật cũng như an tồn vệ sinh mơi trường.
Hiện tại, dự án đã thiết kế và xây dựng hố hủy xác (Cơng trình được thiết kế, thi công và giám sát bởi công ty TNHH xây dựng và dịch vụ thương mại Hoàng Hải) với quy trình khép kín đảm bảo hoạt động hủy xác tiến hành đúng theo hướng dẫn của Thông tư số 07/2016/TT-BNNPTNT ngày 31/05/2016 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thơn quy định về phịng, chống dịch bệnh động vật trên cạn (Phụ lục 06: Hướng dẫn kỹ thuật tiêu hủy, giết mổ bắt buộc động vật mắc bệnh và sản phẩm của động vật mắc bệnh); QCVN 01 - 41:2011/BNNPTN - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về yêu cầu xử lý vệ sinh đối với việc tiêu huỷ động vật và sản phẩm động vật và hướng dẫn số 561/TY-KH ngày 16/04/2008 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
hướng dẫn phương pháp tiêu độc, khử trùng, tiêu hủy xác heo và xử lý sự cố hố chơn trong vùng có dịch.
Hoạt động này diễn ra khơng thường xun vì lượng heo chết phát sinh trong quá trình hoạt động của dự án là rất ít, hơn nữa hố hủy xác heo được bố trí ở khu vực biệt lập, trồng cây xanh xung quanh hầm hủy xác để hạn chế sự phát tán mùi trong khơng khí. Rải NaOH 99% (khối lượng NaOH sử dụng mỗi lần = 10%/ tổng kl heo chết) bên trong và xung quanh hố hủy xác để sát trùng, xử lý mùi hôi từ hố chôn.
Hố hủy xác có diện tích 96 m2 (16m x 6m). Hố hủy xác được thiết kế 4 hố chung vách, kích thước mỗi hố DxRxC = 6m x 4m x 4m, tổng kích thước của hố hủy xác DxRxC = 16m x 6m x 4m. Hố xây chìm dưới mặt đất 3m, nổi trên mặt đất 1m. Tường thành hố và đáy hố xây gạch, tô 2 mặt, quét hồ dầu chống thấm chống nước rỉ và mầm bệnh phát tán váo môi trường đất, nước ngầm. Mặt nắp hố đổ bê tơng thép, mỗi hố bố trí 1 cửa vào và 1 ống thốt khí Ø42 cao 1m, co hướng xuống dưới.
Hình 3.10. Hình ảnh thiết kế hố hủy xác tại dự án.
Hiện nay, trên cả nước đã có nhiều trang trại chăn ni heo áp dụng phương án xử lý heo chết theo công nghệ này và đã được cơ quan chức năng phê duyệt như:
(1) Trang trại chăn nuôi heo Minh thiện 1 tại thơn Đồn Kết, xã Ia Piơr, huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai được UBND tỉnh Gia Lai phê duyệt Báo cáo ĐTM tại quyết định số 175/QĐ-UBND ngày 18/2/2022.
(2) Trang trại chăn nuôi heo công nghiệp tại xã Phú Sơn, huyện Bù Đăng, tỉnh Bình Phước được UBND tỉnh Bình Phước phê duyệt Báo cáo ĐTM tại quyết định số 657/QĐ-UBND ngày 13/4/2022.
(3) Trang trại chăn nuôi heo công nghiệp tại xã Lộc Thạnh, huyện Lộc Ninh, tỉnh Bình Phước được UBND tỉnh Bình Phước phê duyệt Báo cáo ĐTM tại quyết định số 2009/QĐ-UBND ngày 04/8/2021. 1 m -3 m Cửa vào ống thốt khí
(4) Trang trại chăn nuôi heo nái sinh sản tại Thôn 4, xã Mađaguôi, huyện Đạ Huoai, tỉnh Lâm Đồng đã được ủy ban nhân dân tỉnh Lâm Đồng cấp Giấy xác nhận hồn thành cơng trình bảo vệ mơi trường số 1409/GXN-UBND ngày 9/3/2021.
3.4. Cơng trình, biện pháp lưu giữ, xử lý chất thải nguy hại * Đối với heo chết do dịch bệnh: * Đối với heo chết do dịch bệnh:
- Heo chết do dịch bệnh được xem là chất thải nguy hại. Xem là chất thải nguy hại bởi vì lúc này nó chứa yếu tố lây nhiễm, độc hại, gây bệnh, về tác động của nó ở đây có thể đánh giá mức độ cao. Vì vậy, Chủ cơ sở sẽ phối hợp với cơ quan thú y của địa phương để tránh dịch bệnh lây lan và thực hiện tiêu hủy theo theo đúng hướng dẫn của Thông tư số 07/2016/TT-BNNPTNT ngày 31/5/2016 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thơn quy định về phịng chống dịch bệnh động vật trên cạn.
- Khi có nhu cầu sử dụng thuốc thú y, chủ dự án sẽ liên hệ với đơn vị hợp tác là Công ty TNHH CJ Vina Agri cung ứng đúng liều, đúng lượng, bảo quản và sử dụng theo đúng hướng dẫn của nhà sản xuất. Nên khơng có lượng thuốc bị quá hạn, chai lọ sau khi sử dụng sẽ được thu gom và có thể trả lại cho nhà sản xuất.
* Chất thải nguy hại:
Chất thải nguy hại phát sinh tại dự án khoảng 165,8 kg/tháng. Các loại chất thải nguy hại được phân loại theo Thông tư số 02/2022/TT-BTNMT ngày 10/01/2022. Đóng gói, bảo quản CTNH theo chủng loại trong các bồn chứa, thùng chứa, bao bì chuyên dụng đáp ứng các yêu cầu về an toàn, kỹ thuật, đảm bảo khơng rị rỉ, rơi vãi hoặc phát tán ra mơi trường, có dán nhãn bao gồm các thông tin sau:
- Tên CTNH, mã CTNH theo danh mục CTNH. - Mơ tả về nguy cơ do CTNH có thể gây ra.
- Dấu hiệu cảnh báo, phòng ngừa theo TCVN 6707 - 2009. - Ngày bắt đầu được đóng gói, bảo quản.
Sử dụng 6 thùng chứa CTNH chuyên dụng dung tích 120 lít để chứa từng loại chất thải như: thùng đựng giẻ lau, găng tay dính dầu nhớt, hóa chất; bóng đèn huỳnh quang hỏng, thùng đựng bóng đèn huỳnh quang thải, hộp mực in dùng cho khối văn phòng thải; các loại dầu mỡ thải…
Các chất thải sau khi thu gom theo từng loại được đưa về kho chứa có diện tích 15m2 và bảo quản cẩn thận, không để xảy ra tình trạng các thùng chứa chất thải bị phân hủy bởi nước mưa và ánh sáng mặt trời (đặc biệt là đối với một số loại chất thải có khả năng gây ơ nhiễm đất, hoặc đối với những chất thải có thành phần dễ hịa tan trong nước hay dễ phân hủy, từ đó làm ơ nhiễm nguồn nước mặt và nước ngầm).
Trong mỗi khu vực phát sinh chất thải nguy hại, Chủ dự án có kế hoạch thu gom thường xuyên không để chất thải nguy hại tràn lan hay bị phân hủy bởi các thành phần trong môi trường và định kỳ bàn giao cho đơn vị có chức năng thu gom xử lý chất thải nguy hại theo quy định của Ngành thú y và Thông tư số 02/2022/TT-BTNMT ngày 10/01/2022.
* Lưu trữ: Công ty đã xây dựng kho chứa chất thải nguy hại. Kho chứa có diện
tích 15 m2. Kho được xây dựng kiên cố, có mái che, lán xi măng chống thấm, dán biển cảnh báo nguy hại ở cửa ra vào.
* Biện pháp xử lý:
Ngay khi dự án đi vào hoạt động, Chủ đầu tư sẽ hợp đồng với đơn vị có chức năng thu gom chất thải nguy hại để định kỳ tiến hành thu gom theo đúng quy định xử lý chất thải nguy hại của Thông tư số 02/2022/TT-BTNMT ngày 10/01/2022.
3.5. Cơng trình, biện pháp giảm thiểu tiếng ồn, độ rung
- Các biện pháp giảm thiểu tác động do tiếng ồn, độ rung sẽ được thực hiện như sau:
Trồng và chăm sóc cây xanh trong khn viên trang trại chăn nuôi nhằm hạn chế tiếng ồn lan truyền ra khu vực xung quanh.
Khu văn phòng làm việc, khu sinh hoạt của cơng nhân được bố trí cách xa khu vực chuồng nuôi để giảm thiểu ảnh hưởng tiếng kêu của heo.
Kiểm tra thường xuyên và siết lại các ốc, vít bị lỏng, bảo dưỡng định kỳ các máy bơm, máy phát điện,… nhằm hạn chế các nguồn phát sinh tiếng ồn.
Máy phát điện được đặt trong nhà đặt máy phát điện 70 m2 để che nắng, che mưa và giảm thiểu tiếng ồn ra xung quanh trong khi hoạt động.
3.6. Phương án phịng ngừa, ứng phó sự cố mơi trường trong q trình vận hành thử nghiệm và khi dự án đi vào vận hành
a) Phòng chống dịch bệnh:
* Phòng chống dịch bệnh cho vật ni:
Trong q trình chăn ni chủ cơ sở chăn nuôi sẽ thực hiện các biện pháp sau