Xuất một số biện pháp kỹ thuật lâm sinh đối với rừng Ic

Một phần của tài liệu NGHIÊN cứu đặc điểm cấu TRÚC tái SINH tự NHIÊN của một số TRẠNG THÁI THẢM THỰC vật và đề XUẤT BIỆN PHÁP kỹ THUẬT NHẰM PHỤC hồi RỪNG (Trang 62 - 81)

6. Ý nghĩa của đề tài

3.4.1.xuất một số biện pháp kỹ thuật lâm sinh đối với rừng Ic

Giải pháp kỹ thuật được coi là khâu cốt lõi điều chỉnh hệ sinh thái rừng theo hướng có lợi. Các giải pháp kỹ thuật lâm sinh dựa trên điều kiện cụ thể của từng khu vực, đề xuất giải pháp lâm sinh giải quyết hài hòa giữa lợi ích con người với quy luật phát sinh, phát triển và tồn tại của hệ sinh thái rừng. Qua kết quả ở trên thấy trạng thái nghiên cứu chịu ảnh hưởng của các nhân tố tác động khác nhau, để khống chế một nhân tố để nghiên cứu thật không dễ dàng. Vấn đề đặt ra là làm thế nào để điều tiết quá trình tái sinh tự nhiên sao cho phù hợp, hơn nữa trạng thái thảm thực vật Ic ở khu vực nghiên cứu chủ yếu là do nương rẫy cũ bỏ lại một vài năm, nên chỉ có cây bụi và một số ít cây gỗ chủ yếu là cây tiên phong. Do vậy tôi xin đưa ra một số giải pháp cho trạng thái như sau:

- Qua điều tra nghiên cứu hệ số tổ thành cây tái sinh của thảm thực vật trạng thái rừng Ic tại huyện Võ Nhai ở ba cấp đất và ba cấp độ dốc, các loài tham gia vào hệ số tổ thành có một số loài vừa có giá trị kinh tế vừa có khả năng cải tạo đất chiếm hệ số tổ thành lớn như Trẩu, Sòi, Bồ Đề. Nên trồng bổ sung các loài cây Trẩu, Bồ đề để tăng giá trị của rừng, do là loài cây chiếm ưu thế nên cây sẽ sinh trưởng phát triển nhanh sớm hình thành rừng.

-Trạng thái thảm thực vật ở khu vực nghiên cứu có khả năng phòng hộ, nên biện pháp kỹ thuật lâm sinh đưa ra là khoanh nuôi, bảo vệ, trồng bổ sung các loài cây có tính chất cải tạo đất như Keo,Bồ Đề…

Điều chỉnh mật độ tàn che cho trạng thái nghiên cứu bằng cách tỉa thưa phát quang bụi rậm, thảm tươi dây leo tạo điều kiện cho cây tái sinh phát triển tốt, điều tiết tổ thành cây tái sinh thông qua việc xúc tiến tái sinh, nuôi dưỡng những loài cây mục đích, chặt bỏ những loài cây phi mục đích, phẩm chất kém. Ở trạng thái nghiên cứu có một số cây có thể lấy gỗ, củi như Mỡ , Bồ Đề, Sòi… Đối với trạng thái rừng Ic bước đầu đã tiến hành trồng bổ sung tra dặm đối với loài cây Mỡ, mật độ trồng 500 cây/ha, qua giai đoạn thoe dõi cây đã bất đầu sinh trưởng phát triển tốt.

3.4.2. Đề xuất một số biện pháp kỹ thuật lâm sinh đối với rừng IIa

Các giải pháp kỹ thuật lâm sinh nhằm phục hồi cho trạng thái rừng IIa tại huyện Võ Nhai- tỉnh Thái Nguyên đưa ra phải dựa trên điều kiện cụ thể của từng khu vực, đề xuất các giải pháp kĩ thuật lâm sinh phải giải quyết hài hòa giữa lợi ích của con người với quy luật phát sinh, phát triển và tồn tại của hệ sinh thái rừng.

Đối với từng loại rừng khác nhau chúng ta sẽ sử dụng các biện pháp canh tác cụ thể nâng cao lợi ích một cách hiệu quả nhất. Nếu là rừng sản xuất thì ta cần tỉa thưa cây gỗ tầng cao để giảm bớt sự cạnh tranh, giảm bớt mật độ cây kém giá trị kinh tế, tạo điều kiện cho các loài cây có giá trị sinh trưởng và tái sinh, trồng bổ sung cây mục đích. Đối với rừng có chức năng phòng hộ thì áp dụng các biện pháp khoanh nuôi bảo vệ, có thể trồng các cây đặc sản dưới tán rừng. Việc trồng xen như thế sẽ có tác dụng hợp lí, tăng khả năng thấm nước và giữ nước, khả năng chống xói mòn, hạn chế lũ lụt…

Phát dây leo bụi rậm, đây là biện pháp quan trọng đối với các rừng phục hồi vì dây leo bụi rậm quá nhiều sẽ ảnh hưởng xấu đến sinh trưởng. Xác định cường độ phát phải phù hợp, tránh phát quá nhiều vì phát nhiều sẽ gây ảnh hưởng đến rửa trôi, xói mòn đất gây ảnh hưởng đến việc tái sinh rừng. Trong giai đoạn nghiên cứu đã tiến hành tổ chức phát luỗng giây leo bụi dâm và tỉa thưa những cây phi mục đích.

Khoanh nuôi tái sinh: Không chăn thả gia súc vào rừng để tránh việc giẫm nát, ăn cây tái sinh. Song quá trình là khai thác đúng quy trình, không chặt phá bừa bãi, không khai thác trắng, khai thác phải bảo đảm tái sinh rừng.

3.4.3. Đề xuất một số biện pháp kỹ thuật lâm sinh đối với rừng IIb

Hệ thống các biện pháp kỹ thuật tác động vào rừng trên cơ sở tôn trọng quy luật sống tự nhiên của hệ sinh thái rừng nhằm thỏa mãn các mục đích của con người. Trên cơ sở đó các giải pháp kỹ thuật lâm sinh đề xuất cũng cần phải giải quyết mối quan hệ hài hòa giữa con người với quy luật phát triển và tồn tại của hệ sinh thái.

Trạng thái rừng IIb là trạng thái rừng phục hồi sau nương rẫy và sau khi khai thác kiệt làm cho tính đa dạng sinh học trong cấu trúc rừng bị phá vỡ, số loài bị giảm, những loài quý hiếm không còn, thay vào đó là những loài kém giá trị. Trạng thái rừng IIb ở huyện Võ Nhai không có loài cây có giá trị cao.

Vì vậy chỉ đáp ứng được nhu cầu phòng hộ và bảo vệ môi trường nên cần bổ sung thêm một số loài cây có giá trị, mục đích để nâng cao giá trị rừng phục hồi. Đồng thời cần tiến hành những biện pháp kỹ thuật lâm sinh như chặt tỉa, trồng dặm và vệ sinh rừng để điều chỉnh mật độ phân bố loài cây trong rừng phục hồi cho đồng đều để tận dụng tối đa không gian dinh dưỡng.

Dựa vào chức năng của trạng thái rừng và kết quả nghiên cứu từ thực địa đề tài đề xuất một số biện pháp kỹ thuật lâm sinh như sau:

- Nếu là rừng sản xuất thì ta có thể áp dụng các giải pháp sau: Trồng bổ sung các loài có giá trị cao, trong quá trình cải tạo rừng cần giữ lại cây tầng cao cũng như cây tái sinh. Ngoài ra cần ngăn cản sự tác động của con người, gia súc và một số biện pháp phòng cháy chữa cháy rừng nhằm bảo vệ thảm thực vật tự nhiên.

- Nếu là rừng phòng hộ, đầu nguồn thì áp dụng các biện pháp như: Khoanh nuôi bảo vệ, kết hợp với luỗng phát dây leo, giảm bớt cây bụi cạnh tranh không gian dinh dưỡng để xúc tiến nhanh quá trình phục hồi rừng.

Dựa vào phân bố cây theo cấp đường kính và cấp chiều cao của mỗi OTC, mỗi lâm phần ta có một số biện pháp sau:

- Phần lớn số lượng cây tập trung ở những cỡ kính nhỏ chứng tỏ sự phân hóa tầng bắt đầu diễn ra nên có sự cạnh tranh về không gian dinh dưỡng, ánh sáng nên cần tỉa bớt cây cỡ kính này, tỉa bớt những cây xấu, không mục đích tạo điều kiện thuận lợi cho những cây có giá trị thuận lợi phát triển.

- Đối với những cây tập trung ở những cấp kính lớn hơn điều tiết tổ thành cây tầng cao theo hướng tăng sản lượng gỗ có giá trị kinh tế, cần tỉa thưa và khai thác những cây không có giá trị kinh tế, tận dụng sản phẩm gỗ để xây dựng, làm chất đốt. Làm giàu rừng bằng những cây có giá trị. Điều chỉnh độ tàn che cho cây tái sinh sinh trưởng và phát triển tốt, điều tiết tổ thành thông qua việc xúc tiến tái sinh. Đồng thời luỗng phát dây leo, cây bụi tạo điều kiện cho cây tái sinh có không gian dinh dưỡng để sinh trưởng, phát triển.

Như vậy tùy theo đặc điểm của mỗi lâm phần để áp dụng những biện pháp kỹ thuật lâm sinh cho phù hợp, có thể tác động tổng hợp nhiều biện pháp nhằm cải thiện chất lượng trạng thái rừng một cách tốt nhất.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

1. Kết luận

- Đối với rừng Ic:

Tổ thành cây gỗ ưu thế thuộc về các loài như thành ngạnh, thẩu tấu,… tổ thành lớp cây bụi chủ yếu là cỏ lá tre, cỏ lào, guột, dương xỉ. Tổ thành tầng cây cao có sự đa dạng về loài dao động từ 13 đến 18 loài. Trong đó có từ 6 đến 8 loài tham gia vào công thức tổ thành, các loài cây tham gia vào tổ thành chủ yếu là các loài cây ưa sáng mọc nhanh nên giá trị không cao như: thẩu tấu, màng tang, thành nghạnh, hu đay... Mật độ trung bình từ 72 - 100 cây/ha.

Mật độ cây tái sinh trung bình là 2893 cây/ha, chủ yếu trong công thức tổ thành là các cây ưa sáng mọc nhanh, giá trị kinh tế thấp như: màng tang, thẩu tấu, hu đay, chẩn,… Nguồn gốc tái sinh chủ yếu bằng hạt, tái sinh chồi có tỷ lệ thấp. Chỉ số đa dạng sinh học dao động từ 2,15 - 2,61 chứng tỏ các cây ưa sáng đang phát triển mạnh song các cây chịu bóng cũng đang vươn lên mạnh mẽ. Các cây tiên phong ưa sáng sẽ dần bị đào thải và thay vào đó là các cây gỗ có chất lượng tốt hơn. Số loài cây tập trung nhiều nhất ở chiều cao từ 0,5 - 1 m chứng tỏ rừng đang trong giai đoạn phục hồi. Số cây gỗ ở tầng cây cao ít. Số cây tái sinh tập trung nhiều nhất ở các cấp chiều cao từ 0,5 - 1 m. (chiếm 26,27%). Tỷ lệ số loài cây tái sinh giảm dần theo cấp chiều cao lớn hơn và tập chung ở cấp chiều cao 0,5 - 1 m.

- Đối với rừng IIa:

Tổ thành tầng cây gỗ tại địa bàn nghiên cứu chủ yếu là cây ưa sáng mọc nhanh và trên trạng thái IIa này các loài cây xuất hiện nhiều là Ràng ràng, Nhọ nồi, Thẩu tấu. Mật độ của cây gỗ trạng thái IIa là 337 cây/ha.Tuy cây gỗ có mật độ thấp nhưng đây cũng là nguồn cung cấp vật liệu giống cho quá trình phục hồi rừng, duy trì độ ẩm trong đất, cải thiện tính chất đất thông qua vật rơi rụng, đồng thời đây cũng là lớp cây che bóng cho những cây tái sinh chịu bóng mọc chậm.

Cây bụi, thảm tươi trên trạng thái IIa tại xã Liên Minh chủ yếu là Dương xỉ, Mua, Lá dong, Guột xuất hiện với độ che phủ tương đối cao. Cây bụi thảm tươi ảnh

hưởng tiêu cực đến cây tái sinh khá mạnh mẽ vì nó gây cản trở sự phát triển của cây tái sinh khi cạnh tranh ánh sáng, dinh dưỡng, làm cho cây tái sinh sinh trưởng và phát triển kém vì vậy chúng cần tiến hành phát dọn cây bụi thảm tươi, dây leo nhằm giúp cho cây tái sinh sinh trưởng phát triển tốt hơn.

Cây tái sinh tại khu vực nghiên cứu có tổ thành tương đối đơn giản, xuất hiện với số lượng loài từ 10 - 14 loài, các loài xuất hiện chủ yếu là các cây ưa sáng mọc nhanh như: Ràng ràng, Thẩu tấu, Nhọ nồi…Ta thấy mật độ cây tái sinh tương đối thấp 2 - 2,5 m² / cây, mật độ loài thay đổi theo vị trí đồng thời một số loài thể hiện ít.Ngoài ra cây tái sinh ở trạng thái này mọc rải rác, trừ một số loài mọc thành cụm như Nhọ nồi, Ràng ràng, Thẩu tấu đấy chính là các loài ưu thế của cây tầng cao.

Tổ thành tầng cây cao và cây tái sinh có thành phần loài cây tương đối giống nhau. Trong khu vực nghiên cứu xuất hiện các loài cây tiên phong ưa sáng mọc nhanh như: Thẩu tấu, Ràng ràng, Nhọ nồi, Dẻ gai... Do đó có thể kết luận tại khu vực nghiên cứu tầng cây mẹ là nguồn giống chính cho lớp cây tái sinh sinh trưởng, phát triển. Có một số loài tái sinh là do phát tán hạt giống từ các khu rừng khác đến, nhưng số lượng các loài đó chiếm mật độ rất ít. Cho nên tầng cây gỗ là những cây mẹ gieo giống cho các cây tái sinh. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Đối với rừng IIb:

Về Cấu trúc tổ thành tầng cây cao: Tổ thành loài cây biến động từ:17 – 23 loài/OTC, trong đó có từ 6 – 10 loài xuất hiện trong công thức tổ thành. Những loài ưu thế trong trạng thái rừng IIb tại khu vực nghiên cứu chủ yếu là cây ưa sáng mọc nhanh như: Chẹo tía, Mán đỉa, Thành ngạnh, Thẩu tấu,...

Mật độ cây gỗ ở các ô tiêu chuẩn điều tra có sự chênh lệch không nhiều, trong 6 OTC điều tra chỉ dao động trong khoảng 428 - 512 cây/ha, mật độ trung bình 455 cây/ha

Về chỉ số đa dạng sinh học tầng cây gỗ: Qua kết quả nghiên cứu trên ta thấy độ phong phú của loài từ 17 - 23 loài trong một ô tiêu chẩn và chỉ số đa dạng sinh học từ 2,680 - 2,946. Trung bình mỗi ô tiêu chuẩn là 20 loài và chỉ số đa dạng sinh học trung bình 2,853.

Về cấu trúc ngang: Phân bố số cây theo cấp đường kính tập trung ở hai cấp đường kính (10-15cm) có 46 cây/OTC, cấp (15-20cm) có 46 cây/OTC. Còn các cấp khác chiếm tỷ lệ không đáng kể.

Về cấu trúc đứng: Phân bố số cây và số loài theo cấp chiều cao tập trung chủ yếu ở hai cấp (10-15m) có 34 cây/OTC, cấp (15-20m) có 49 cây/OTC. Còn ở các cấp đường kính khác chiếm tỷ lệ không đáng kể.

Về cấu trúc sinh khối tầng cây gỗ trạng thái rừng IIb: Tại khu vực nghiên cứu ở huyện Võ Nhai có sự biến động từ 28,50 tấn/ha (chiếm 13,82 %) đến 38,89 tấn/ha (chiếm 18,92%); trung bình sinh khối tầng cây gỗ là 34,25 tấn/ha (chiếm 16,33 %).

- Những nhân tố ảnh hưởng:

Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình tái sinh như địa hình, đất đai hay con người có ảnh hưởng rất lớn đến quá trình tái sinh và phục hồi rừng. Mật độ cây tái sinh ở chân và sườn lớn hơn ở đỉnh. Địa hình càng dốc thì tái sinh phục hồi rừng càng khó khăn, sự phân bố cây tái sinh sẽ không đồng đều bằng nhũng nơi có địa hình ít dốc hơn. Đất đai ở đây đất đai bị thoái hóa nhiều nên tổ thành cây tái sinh chủ yếu là các cây ưa sáng mọc nhanh, có đời sống ngắn và giá trị kinh tế thấp. Đất càng nghèo kiệt thì tái sinh càng khó khăn và ngược lại. Con người tác động của con người thông qua tập quán phát rừng làm nương rẫy và hoạt động bảo vệ hay phá hoại thảm thực vật. Những hoạt động đó đều bắt nguồn từ nguyên nhân sâu xa là thiếu đất trồng cây lương thực dẫn đến hình thức du canh du cư đốt rừng làm nương rẫy và rừng dần mất đi trạng thái ổn định với hoàn cảnh. Sau đó con người lại khoanh nuôi bảo vệ, xúc tiến tái sinh tự nhiên thì rừng sẽ được phục hồi.

2. Kiến nghị

Tái sinh rừng rất có ý nghĩa trong quá trình phát triển của rừng nếu ta nắm rõ những đặc điểm cũng như quy luật tái sinh phục hồi của rừng. Mặc dù đã cố gắng trong quá trình nghiên cứu, tuy nhiên đề tài chưa đủ thời gian để thí nghiệm một số biện pháp kỹ thuật lâm sinh trong phục hồi rừng. Trong nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến tái sinh, đề tài chưa sử dụng một số kỹ thuật tiên tiên mang tính định lượng, mới hầu hết là dùng định tính.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tài liệu tiếng việt

1. Báo cáo tổng kết năm 2012 của hạt kiểm lâm huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên. 2. Baur G.N. (1976), Cơ sở sinh thái học của kinh doanh rừng mưa, Vương

Tấn Nhị dịch, Nxb KHKT, Hà Nội.

3. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2011), Quyết định số 1828/QĐ-BNN-

TCLN ngày 11/8/2011 về việc công bố hiện trạng rừng toàn quốc năm 2010, Hà Nội.

4. Ngô Quang Đê, Triệu Văn Hùng, Phùng Ngọc Lan, Nguyễn Hữu Vĩnh, Lâm Xuân Sanh, Nguyễn Hữu Lộc (1992), Lâm sinh học, Trường Đại học Lâm nghiệp, Nxb Nông Nghiệp, Hà Nội.

5. Võ Đại Hải, Nguyễn Đình Quế và Phạm Ngọc Thường, Canh tác nương rẫy

và phục hồi rừng sau nưỡng rẫy ở Việt Nam, Nhà xuất bản Nghệ An).

6. Vũ Tiến Hinh (1991) Về đặc điểm tái sinh của rừng tự nhiên. Tạp chí Lâm Nghiệp số 2/1991, Bộ Lâm nghiệp.

7. Trần Quốc Hưng, 5/2009. Nghiên cứu biện pháp phục hồi rừng tại khu vực phục

hồi sinh cảnh cho vượn Cao Vít, Trùng Khánh Cao Bằng. Báo cáo cho tổ Động thực

Một phần của tài liệu NGHIÊN cứu đặc điểm cấu TRÚC tái SINH tự NHIÊN của một số TRẠNG THÁI THẢM THỰC vật và đề XUẤT BIỆN PHÁP kỹ THUẬT NHẰM PHỤC hồi RỪNG (Trang 62 - 81)