Quan điểm và cách tiếp cận của đề tài

Một phần của tài liệu NGHIÊN cứu đặc điểm cấu TRÚC tái SINH tự NHIÊN của một số TRẠNG THÁI THẢM THỰC vật và đề XUẤT BIỆN PHÁP kỹ THUẬT NHẰM PHỤC hồi RỪNG (Trang 28 - 30)

6. Ý nghĩa của đề tài

2.2.1. Quan điểm và cách tiếp cận của đề tài

Vận dụng quan điểm sinh thái phát sinh quần thể trong thảm thực vật rừng nhiệt đới của Thái Văn Trừng (1978) [26]: Thảm thực vật rừng là tấm gương phản chiếu một cách trung thực nhất, tổng hợp được các điều kiện của hoàn cảnh tự nhiên, thông qua sinh vật để hình thành những quần thể thực vật. Thảm thực vật tái sinh sau nương rẫy phản ánh ảnh hưởng tổng hợp của các nhân tố sinh thái đến qúa trình phục hồi rừng thứ sinh.

Đề tài thực hiện các thực hiện những nghiên cứu chuyên ngành để đánh giá: Đặc điểm tái sinh tự nhiên của rừng (cấu trúc tổ thành, mật độ cây tái sinh, nguồn gốc, chất lượng cây tái sinh và phân cấp chiều cao cây tái sinh), đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến tái sinh rừng, phân tích quy luật tái sinh của rừng, phân loại đối tượng tác động, các giải pháp phục hồi phù hợp cho từng đối tượng cụ thể.

- Nghiên cứu khả năng tái sinh tự nhiên của trạng thái rừng Ic.

- Nghiên cứu khả năng tái sinh tự nhiên của trạng thái rừng phục hồi IIa. - Nghiên cứu khả năng tái sinh tự nhiên của trạng thái rừng IIb.

Thành phần loài cây trong rừng tự nhiên là rất phức tạp, các cây có kích thước về đường kính và chiều cao là rất khác nhau nên việc nghiên cứu các trạng thái rừng là hết sức phức tạp. Do đó, cách tiếp cận theo cấp kính, cây tiêu chuẩn theo cấp kính đã được đưa ra trong đề tài.

Sơ đồ các bước nghiên cứu của đề tài được thể hiện qua sơ đồ 2.1.

Hình 2.1. Sơ đồ các bước tiến hành nghiên cứu của đề tài

Cùng một trạng thái rừng IIb nhưng có thời gian phục hồi khác nhau, sự phân bố số cây theo cấp kính khác nhau, sinh trưởng trên các lập địa khác nhau thì khả năng tái sinh đạt được cũng khác nhau.Vì diễn thế quá trình phục hồi rừng là từ đất trống, đồi trọc cho đến khi hình thành rừng tương đối ổn định, nó phải trải qua một thời gian lâu dài, phức tạp không thể theo dõi thường xuyên được. Do vậy vận dụng ph- ương pháp dãy phát triển tự nhiên, lấy không gian thay thế thời gian để nghiên cứu đặc điểm cấu trúc rừng. Do đó, quan điểm của đề tài là lập các OTC đại diện, điển hình

Thu thập tài liệu, thông tin đã có Khảo sát khu vực nghiên cứu,lựa chọn địa điểm điều tra

Lập OTC sơ cấp, nghiên cứu một số đặc điểm trạng thái rừng IC,IIA, IIB ở khu vực nghiên cứu

Phân chia hiện trạng khu vực nghiên cứu

Điều tra ( cây hạt, cây chồi) Điều tra cây bụi thảm tươi, các nhân

tố ảnh hưởng đến quá trình tái sinh Phân tích và xử lý số liệu

Lập OTC thứ cấp

kết hợp nghiên cứu những cái mới, kế thừa kết quả đã có và tổng kết thực tiễn sản xuất tại địa điểm để đề xuất giải pháp kỹ thuật có hiệu quả và có tính khả thi.

Một phần của tài liệu NGHIÊN cứu đặc điểm cấu TRÚC tái SINH tự NHIÊN của một số TRẠNG THÁI THẢM THỰC vật và đề XUẤT BIỆN PHÁP kỹ THUẬT NHẰM PHỤC hồi RỪNG (Trang 28 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(81 trang)
w