Nhân tố ảnh hướng đến tái sinh trạng thái rừng IIb

Một phần của tài liệu NGHIÊN cứu đặc điểm cấu TRÚC tái SINH tự NHIÊN của một số TRẠNG THÁI THẢM THỰC vật và đề XUẤT BIỆN PHÁP kỹ THUẬT NHẰM PHỤC hồi RỪNG (Trang 59 - 62)

6. Ý nghĩa của đề tài

3.3.3.Nhân tố ảnh hướng đến tái sinh trạng thái rừng IIb

3.3.3.1. Ảnh hưởng của cây bụi, thảm tươi đến cây tái sinh

Cây bụi, thảm tươi là một trong những nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến tái sinh rừng thông qua hàng loạt những cạnh tranh như: Dinh dưỡng, ánh sáng, độ ẩm đất,... Đặc biệt, khi ở trong giai đoạn đầu của quá trình tái sinh, cây bụi, thảm tươi luôn kìm hãm sự phát triển của cây tái sinh làm cây sinh trưởng kém hoặc chết.

Đây là một trong những nguyên nhân gây thiếu lượng cây tái sinh cho quá trình phục hồi rừng tự nhiên.

Qua quá trình điều tra chúng tôi đã thu thập được số liệu về lớp cây bụi và thảm tươi theo chỉ tiêu mật độ và độ che phủ. Thể hiện ở bảng 3.26 như sau:

Bảng 3.16. Ảnh hưởng của cây bụi, thảm tươi trạng thái rừng IIb tại huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên

OTC sinh (cây/ha)Mật độ tái Loài cây chủ yếu (cây)

Độ che phủ (%)

1 5920 Vú bò, Guột, Sa nhân, Cỏ lá tre 36 2 5760 Bui bui, Cỏ lá tre, Mía dò, Dương xỉ, 30 3 5680 Cỏ lá tre, Trứng cuốc, Mua,Bánh nem 32 4 6000 Vú bò, Sa nhân, Cỏ lào, Cúc leo 37 5 5840 Cỏ lá tre, Găng rừng, Trinh nữ, Vú bò 31 6 5600 Cỏ lá tre, Cỏ lào, Găng rừng, Trinh nữ 29

Qua bảng 3.16 chỉ ra cho chúng ta thấy: Các loài cây bụi, thảm tươi chủ yếu là: Găng rừng, Dương xỉ, Cỏ lá tre, Dây xanh, Dứa, Cúc leo, Cỏ lào... có ảnh hưởng trực tiếp đến không gian dinh dưỡng, môi trường cho cây tái sinh sinh trưởng và phát triển của rừng. Làm cho cây tái sinh gặp phải nhiều khó khăn trong giai đoạn bắt đầu nảy mầm, tiếp xúc với đất để phát triển thành cây tái sinh.

3.3.3.2. Ảnh hưởng của độ tàn che đến cây tái sinh

Độ tàn che là một trong số những nhân tố điều chỉnh cường độ ánh sáng đến cây tái sinh, cây bụi và thảm tươi. Đã có nhiều nghiên cứu cho thấy ở các độ tàn che khác nhau thì số lượng và phẩm chất cây tái sinh sẽ khác nhau.

Kết quả điều tra cho thấy, độ tàn che đã ảnh hưởng tới mật độ, chất lượng, phân bố cây tái sinh theo chiều cao và tỷ lệ cây triển vọng. Ảnh hưởng của độ tàn che đến cây tái sinh được tổng hợp ở bảng 3.17 Ảnh hưởng của độ tàn che đến sự phân bố tái sinh trạng thái rừng IIb như sau:

Bảng 3.17. Ảnh hưởng của độ tàn che đến sự phân bố tái sinh trạng thái rừng IIb tại huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên

OTC Vị trí Độ tànche Mật độ tái sinh (cây/ha) Cây triển vọng(cây) Tỷ lệ cây có triển vọng (%) Tràng Xá 1 Chân 0,29 5920 3680 62,16 2 Sườn 0,27 5760 3280 57,75 3 Đỉnh 0,30 5680 2960 52,11 Liên Minh 4 Chân 0,28 6000 3440 57,33 5 Sườn 0,26 5840 4080 69,86 6 Đỉnh 0,31 5600 2880 51,43

Qua bảng trên cho ta thấy: Ở độ tàn che 0,31 do cây bụi và thảm tươi phát triển cạnh tranh không gian dinh dưỡng với cây tái sinh nên mật độ cây tái sinh và tỷ lệ cây tái sinh có triển vọng là thấp hơn. Ở độ tàn che 2,8 ở đây có tỷ lệ cây tái sinh có triển vọng là cao nhất do cây bụi và thảm tươi không có điều kiện phát triển. Ở những độ tàn che khác nhau tỷ lệ cây tái sinh và mật độ cây tái sinh là khác nhau do chịu tác động tổng hòa của nhiều yếu tố.

3.3.3.4. Ảnh hưởng của độ dốc đến mật độ cây tái sinh

Độ dốc ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình rửa trôi và xói mòn đất qua đó là nhân tố ảnh hưởng lớn đến mật độ cây tái sinh. Qua điều tra và tính toán ta có bảng sau:

Bảng 3.18. Ảnh hưởng của độ dốc tới chất lượng cây tái sinh trạng thái rừng IIb tại huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên

Vị trí Địa điểm Độ dốc Chất lượng cây tái sinh

Tốt TB Xấu Chân đồi Tràng Xá 22 3280 2160 480 Liên Minh 30 3440 2000 560 TB 26 3360 2080 520 Sườn đồi Tràng Xá 25 3520 1760 480 Liên Minh 23 3440 1760 640 TB 27,5 3480 1760 560 Đỉnh đồi Tràng Xá 30 3360 1840 480 Liên Minh 40 3040 1920 640 TB 35 3200 1880 560

Qua bảng ta thấy thì ở đỉnh đồi có độ dốc trung bình là 31,5 thì số lượng cây xấu xuất hiện nhiều hơn. Vậy độ dốc có ảnh hưởng nhất định đến chất lượng cũng như số lượng cây tái sinh. Nơi nào cao thì tầng đất mỏng hơn do bị xói mòn nên thảm thực vật không phát triển bằng nơi có độ dốc thấp hơn. Trong điều kiện địa hình miền núi dốc cao, chia cắt mạnh thì gián tiếp ảnh hưởng đáng kể đến quá trình tái sinh. Độ dốc càng cao mức độ xói mòn càng mạnh và lượng vật chất trôi đi càng nhiều. Chính vì vậy mà trong các quần xã thực vật mới phục hồi, ở nơi địa hình dốc chất lượng tái kém hơn so với nơi có địa hình phẳng hơn. Trong một điều kiện đất đai, địa hình, khí hậu tương tự nhau thì nơi có độ dốc càng lớn thì quá trình phục hồi rừng càng trở lên khó khăn và ngược lại.

Một phần của tài liệu NGHIÊN cứu đặc điểm cấu TRÚC tái SINH tự NHIÊN của một số TRẠNG THÁI THẢM THỰC vật và đề XUẤT BIỆN PHÁP kỹ THUẬT NHẰM PHỤC hồi RỪNG (Trang 59 - 62)