Nhân tố ảnh hưởng đến tái sinh trạng thái rừng Ic

Một phần của tài liệu NGHIÊN cứu đặc điểm cấu TRÚC tái SINH tự NHIÊN của một số TRẠNG THÁI THẢM THỰC vật và đề XUẤT BIỆN PHÁP kỹ THUẬT NHẰM PHỤC hồi RỪNG (Trang 55 - 81)

6. Ý nghĩa của đề tài

3.3.1.Nhân tố ảnh hưởng đến tái sinh trạng thái rừng Ic

Đặc trưng của lớp cây bụi thảm tươi là Dương xỉ, Guột, Cỏ lào, Cỏ lá tre, Trinh nữ và Cứt lợn. Độ che phủ trong khoảng trung bình khoảng 47%. Cây bụi có vai trò vô cùng quan trọng trong hệ sinh thái rừng, chúng giữ nước tránh xói mòn.

Tầng cây bụi phân tán nước mưa, giữ đất tránh bị xói mòn khi mưa. Cây bụi thảm tươi còn tận dụng nguồn năng lượng mặt trời từ ánh sáng lọt qua tán cây ở tầng trên tạo thêm sản phẩm sinh học cho rừng, không những thế cây bụi thảm tươi còn giúp giảm lượng nước bốc hơi bề mặt. Ngoài ra cây bụi thảm tươi còn tham gia vào quá trình hình thành đất thông qua vật rơi rụng và sự hình thành của bộ rễ. Tham gia vào việc hình thành nên tiểu khí hậu rừng. Tuy nhiên, chúng cũng ảnh hưởng trực tiếp tới tái sinh rừng như cạnh tranh nước, cạnh tranh dinh dưỡng, cạnh

tranh các chất khoáng và ánh sáng với cây rừng. Nếu độ che phủ cao thì sẽ hạn chế quá trình tái sinh dưới tán rừng vì chúng đã chiếm hết không gian sống. Thông qua điều tra tại khu vực nghiên cứu kết quả được thể hiện ở bảng sau:

Bảng 3.12. Mật độ của cây bụi, thảm tươi tại huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên

OTC Loài cây chủ yếu (loài) Độ che phủ

(%)

1 Dương xỉ, cỏ lào, cỏ lá tre, trinh nữ 50 2 Guột, dương xỉ, cỏ lào, cỏ lá tre 49

3 Mua, guột, dương xỉ, cỏ lá tre 42

4 Mua, dương xỉ, cỏ lào, găng 49

5 Dương xỉ, cỏ lá tre, guột, móng bò 49

6 Dương xỉ, găng, mua, dây xanh 44

Dựa vào bảng đánh giá độ phong phú loài của lớp cây bụi, dây leo và thảm tươi của Drude ta có thể thấy rằng tình hình thực bì của trang thái rừng phục hồi Ic tại khu vực nghiên cứu được phân bố như bảng sau:

Bảng 3.13. Độ nhiều (hay độ dầy rậm) thảm tươi tại huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên

OTC Độ che phủ (%) Tình hình thực bì Tràng Xá 01 42 - 50% Cop2 02 03 Liên Minh 04 44 - 49% Cop2 05 06

Theo bảng thì tình hình thực bì tại hai xã trên thuộc Cop2 hay thực vật mọc nhiều che phủ từ 25 - 50% diện tích.

Nhìn chung sự phát triển của và tình hình sinh trưởng của tầng cây cao và lớp cây bụi ở mức trung bình. Cây bụi, thảm tươi là thành phần quan trọng của quần xã rừng. Tham gia vào quá trình hình thành đất thông qua vật rơi rụng và hoạt động của bộ rễ, làm phong phú thêm thành phần động vật, vi sinh vật rừng. Đóng góp vai

trò của mình vào quá trình tiêu tuần hoàn nước. Ngăn cản dòng chảy và năng lượng thấm vào trong đất. Tham gia vào việc hình thành nên tiểu khí hậu, tuy nhiên chúng cũng ảnh hưởng trực tiếp đến tái sinh rừng, cạnh tranh nước, dinh dưỡng khoáng, ánh sáng với cây rừng. Nếu độ che phủ cao thì sẽ hạn chế quá trình tái sinh dưới tán rừng. Mật độ cây bụi, thảm tươi thường cao hơn ở chân đồi và đỉnh đồi.

3.3.2. Nhân tố ảnh hưởng đến tái sinh trạng thái rừng IIa

3.3.2.1. Ảnh hưởng của cây bụi, thảm tươi đến cây tái sinh

Khả năng ảnh hưởng của cây bụi, thảm tươi cũng phần nào gây lên ảnh hưởng tới sinh trưởng và phát triển của cây tái sinh qua một số quá trình cạnh tranh: Ánh sáng, độ ẩm đất, không gian sống, các chất dinh dưỡng trong đất....đặc biệt là đối với giai đoạn cây mạ chịu sự kìm hãm của cây bụi thảm tươi do cạnh tranh về dinh dưỡng dẫn đến cây tái sinh trưởng kém và có thể dẫn đến chết cây là nguyên nhân gây ảnh hưởng tới sự phát triển của cây tái sinh.

Để nghiên cứu ảnh hưởng của cây bụi thảm tươi đến cây tái sinh đề tài đã xác định các loài cây bụi thảm tươi chủ yếu với những chỉ tiêu lựa chọn là mật độ, chiều cao bình quân, độ che phủ của từng loài tại khu vực nghiên cứu trạng thái rừng IIa, với mật độ tái sinh trên ha và số cây tái sinh triển vọng tương ứng. Kết quả thu được qua bảng 3.14 cây bui, thảm tươi trạng thái IIa như sau:

Bảng 3.14. Cây bụi, thảm tươi trạng thái rừng IIa tại huyện Võ Nhai

OTC

Mật độ tái sinh (cây/ha)

Loài cây chủ yếu (loài) Độ che phủ (% )

1 9280 Găng rừng, Cỏ lá tre, Trứng cuốc, Mua,Bánh nem 36

2 8240 Dương xỉ, Cỏ lá tre, Mía dò 32

3 7520 Vú bò, Guột, Sa nhân, Cỏ lá tre 35

4 9200 Dương xỉ, Vú bò, Sa nhân, Cỏ lào, Cúc leo 35 5 7760 Cỏ lá tre, Găng rừng, Trinh nữ, Vú bò 32 6 7120 Cỏ lá tre, Cỏ lào, Găng rừng, Trinh nữ 39

Qua bảng 3.14 chỉ ra cho chúng ta thấy: Độ che phủ cây bụi, thảm tươi: Găng rừng, Dương xỉ, Cỏ lá tre, Trứng cuốc, Bánh nem, Cúc leo, Cỏ lào….có ảnh hưởng

trực tiếp đến không gian dinh dưỡng, môi trường cho cây tái sinh sinh trưởng và phát triển của rừng. Làm cho cây tái sinh gặp phải nhiều khó khăn trong giai đoạn bắt đầu nảy mầm, tiếp xúc với đất để phát triển thành cây tái sinh. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Theo Drude độ che phủ cây tái sinh chủ yếu trong khu vực nghiên cứu chủ yếu là: Cop 2, có độ che phụ từ 32-39%. Có mật độ từ 7120-9280

Cần tiến hành các biện pháp kỹ thuật tác động khi cây bụi, thảm tươi có ảnh hưởng tới cây mạ, cây con. Tạo môi trường ánh sáng, không gian dinh dưỡng hợp lý cho sự phát triển của cây tái sinh trong khu vực nghiên cứu

3.3.2.2. Ảnh hưởng của yếu tố địa hình đến tái sinh rừng

Địa hình là một trong những yếu tố hình thành đất là ranh giới hình thành các vùng khí hậu khác nhau. Đây cũng là cơ sở hình thành nên sự phân bố của các loài thực vật chẳng những thế mà người ta gọi “rừng là một hiện tượng địa lý”. Cũng như các loài thực vật khác, nhóm loài cây tái sinh khu vực 2 xã Liên Minh và Tràng Xá còn chịu chi phối bởi yếu tố địa hình. Kết quả điều tra các OTC điển hình trên trạng thái rừng phục hồi trạng thái IIa tại 2 xã Liên Minh và Tràng Xá, huyện Võ Nhai như sau:

Bảng 3.15. Chất lượng tái sinh rừng phục hồi IIa tại huyện Võ Nhai

Địa

điểm Vị trí Hướng phơi (cây)N/ha

Chất lượng (%) Tốt TB Xấu Liên Minh Chân Tây Bắc 4480 39,29 37,50 23,21 Sườn Tây Bắc 4320 39 35 26 Đỉnh Tây Bắc 3520 47,92 31,25 20,83 Tràng Xá Đỉnh Đông Bắc 3840 32,69 34,62 32,69

Sườn Tây Nam 4640 29,31 48,28 22,41

Trạng thái rừng IIa số cây tái sinh có chất lượng tốt chiếm tỷ lệ trung bình 40%; Số lượng cây tái sinh có chất lượng trung bình chiếm tỷ lệ trung bình 35%. Còn lại là cây có chất lượng xấu chiếm tỷ lệ trung bình 25%. Ta có biểu đồ sau:

Từ kết quả trên có thể thấy rằng số lượng cây tái sinh chiếm tỉ lệ tốt ở trạng thái rừng nghiên cứu là tương đối cao. Đó là do ảnh hưởng của hoàn cảnh sống theo hướng tích cực tác động tương đến trạng thái rừng một cách thuận lợi.

Ta thấy rằng phần lớn cây tái sinh có chất lượng tốt và trung bình, đó là điều kiện thuận lợi cho quá trình lợi dụng tái sinh tự nhiên để phục hồi rừng. Biện pháp kỹ thuật áp dụng ở đây là xúc tiến tái sinh tự nhiên kết hợp trồng bổ sung các loài có giá trị kinh tế, nuôi dưỡng cây tái sinh mục đích phù hợp với mỗi kiểu thảm thực vật nhằm thúc đẩy nhanh quá trình phục hồi nâng cao chất lượng rừng, phù hợp mục tiêu quản lý rừng.

3.3.2.3. Ảnh hưởng của con người đến yếu tố tái sinh rừng

Hiện nay, dân số tăng nhanh nhu cầu sử dụng của người dân tăng cao nên có ảnh hưởng lớn đến rừng như: Khai thác gỗ, chất đốt, chăn thả gia súc vào rừng làm ảnh hưởng đáng kể đến cây tái sinh tự nhiên và khả năng tái tạo phục hồi kém.

+ Những tác động của con người vào rừng đem lại lợi ích đến cây tái sinh phát triển tốt: Lấy củi, cắt cỏ, tỉa thưa những cây cong queo sâu bệnh.

Qua đó có thể thấy con người cũng có ảnh hưởng tốt đến những cây tái sinh. Thay vì sự cạnh tranh giữa các loài tái sinh với nhau, sự hỗ trợ của con người đã tác động giúp cây tái sinh có khả năng phát triển nhanh ít có sự cạnh tranh giữa các loài.

+ Bên cạnh đó việc hạn chế phát triển cây tái sinh là sự chăn thả động vật, khai thác các loài cây có giá trị, làm thuốc....Những hành động đó đã ảnh hưởng lớn đến tái sinh rừng.

3.3.3. Nhân tố ảnh hướng đến tái sinh trạng thái rừng IIb

3.3.3.1. Ảnh hưởng của cây bụi, thảm tươi đến cây tái sinh

Cây bụi, thảm tươi là một trong những nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến tái sinh rừng thông qua hàng loạt những cạnh tranh như: Dinh dưỡng, ánh sáng, độ ẩm đất,... Đặc biệt, khi ở trong giai đoạn đầu của quá trình tái sinh, cây bụi, thảm tươi luôn kìm hãm sự phát triển của cây tái sinh làm cây sinh trưởng kém hoặc chết.

Đây là một trong những nguyên nhân gây thiếu lượng cây tái sinh cho quá trình phục hồi rừng tự nhiên.

Qua quá trình điều tra chúng tôi đã thu thập được số liệu về lớp cây bụi và thảm tươi theo chỉ tiêu mật độ và độ che phủ. Thể hiện ở bảng 3.26 như sau:

Bảng 3.16. Ảnh hưởng của cây bụi, thảm tươi trạng thái rừng IIb tại huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên

OTC sinh (cây/ha)Mật độ tái Loài cây chủ yếu (cây)

Độ che phủ (%)

1 5920 Vú bò, Guột, Sa nhân, Cỏ lá tre 36 2 5760 Bui bui, Cỏ lá tre, Mía dò, Dương xỉ, 30 3 5680 Cỏ lá tre, Trứng cuốc, Mua,Bánh nem 32 4 6000 Vú bò, Sa nhân, Cỏ lào, Cúc leo 37 5 5840 Cỏ lá tre, Găng rừng, Trinh nữ, Vú bò 31 6 5600 Cỏ lá tre, Cỏ lào, Găng rừng, Trinh nữ 29

Qua bảng 3.16 chỉ ra cho chúng ta thấy: Các loài cây bụi, thảm tươi chủ yếu là: Găng rừng, Dương xỉ, Cỏ lá tre, Dây xanh, Dứa, Cúc leo, Cỏ lào... có ảnh hưởng trực tiếp đến không gian dinh dưỡng, môi trường cho cây tái sinh sinh trưởng và phát triển của rừng. Làm cho cây tái sinh gặp phải nhiều khó khăn trong giai đoạn bắt đầu nảy mầm, tiếp xúc với đất để phát triển thành cây tái sinh.

3.3.3.2. Ảnh hưởng của độ tàn che đến cây tái sinh

Độ tàn che là một trong số những nhân tố điều chỉnh cường độ ánh sáng đến cây tái sinh, cây bụi và thảm tươi. Đã có nhiều nghiên cứu cho thấy ở các độ tàn che khác nhau thì số lượng và phẩm chất cây tái sinh sẽ khác nhau.

Kết quả điều tra cho thấy, độ tàn che đã ảnh hưởng tới mật độ, chất lượng, phân bố cây tái sinh theo chiều cao và tỷ lệ cây triển vọng. Ảnh hưởng của độ tàn che đến cây tái sinh được tổng hợp ở bảng 3.17 Ảnh hưởng của độ tàn che đến sự phân bố tái sinh trạng thái rừng IIb như sau: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bảng 3.17. Ảnh hưởng của độ tàn che đến sự phân bố tái sinh trạng thái rừng IIb tại huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên

OTC Vị trí Độ tànche Mật độ tái sinh (cây/ha) Cây triển vọng(cây) Tỷ lệ cây có triển vọng (%) Tràng Xá 1 Chân 0,29 5920 3680 62,16 2 Sườn 0,27 5760 3280 57,75 3 Đỉnh 0,30 5680 2960 52,11 Liên Minh 4 Chân 0,28 6000 3440 57,33 5 Sườn 0,26 5840 4080 69,86 6 Đỉnh 0,31 5600 2880 51,43

Qua bảng trên cho ta thấy: Ở độ tàn che 0,31 do cây bụi và thảm tươi phát triển cạnh tranh không gian dinh dưỡng với cây tái sinh nên mật độ cây tái sinh và tỷ lệ cây tái sinh có triển vọng là thấp hơn. Ở độ tàn che 2,8 ở đây có tỷ lệ cây tái sinh có triển vọng là cao nhất do cây bụi và thảm tươi không có điều kiện phát triển. Ở những độ tàn che khác nhau tỷ lệ cây tái sinh và mật độ cây tái sinh là khác nhau do chịu tác động tổng hòa của nhiều yếu tố.

3.3.3.4. Ảnh hưởng của độ dốc đến mật độ cây tái sinh

Độ dốc ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình rửa trôi và xói mòn đất qua đó là nhân tố ảnh hưởng lớn đến mật độ cây tái sinh. Qua điều tra và tính toán ta có bảng sau:

Bảng 3.18. Ảnh hưởng của độ dốc tới chất lượng cây tái sinh trạng thái rừng IIb tại huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên

Vị trí Địa điểm Độ dốc Chất lượng cây tái sinh

Tốt TB Xấu Chân đồi Tràng Xá 22 3280 2160 480 Liên Minh 30 3440 2000 560 TB 26 3360 2080 520 Sườn đồi Tràng Xá 25 3520 1760 480 Liên Minh 23 3440 1760 640 TB 27,5 3480 1760 560 Đỉnh đồi Tràng Xá 30 3360 1840 480 Liên Minh 40 3040 1920 640 TB 35 3200 1880 560

Qua bảng ta thấy thì ở đỉnh đồi có độ dốc trung bình là 31,5 thì số lượng cây xấu xuất hiện nhiều hơn. Vậy độ dốc có ảnh hưởng nhất định đến chất lượng cũng như số lượng cây tái sinh. Nơi nào cao thì tầng đất mỏng hơn do bị xói mòn nên thảm thực vật không phát triển bằng nơi có độ dốc thấp hơn. Trong điều kiện địa hình miền núi dốc cao, chia cắt mạnh thì gián tiếp ảnh hưởng đáng kể đến quá trình tái sinh. Độ dốc càng cao mức độ xói mòn càng mạnh và lượng vật chất trôi đi càng nhiều. Chính vì vậy mà trong các quần xã thực vật mới phục hồi, ở nơi địa hình dốc chất lượng tái kém hơn so với nơi có địa hình phẳng hơn. Trong một điều kiện đất đai, địa hình, khí hậu tương tự nhau thì nơi có độ dốc càng lớn thì quá trình phục hồi rừng càng trở lên khó khăn và ngược lại.

3.4. Đề xuất một số biện pháp kỹ thuật lâm sinh nhằm nâng cao hiệu quả phục hồi rừng trên cơ sở những đặc điểm cấu trúc rừng đã nghiên cứu hồi rừng trên cơ sở những đặc điểm cấu trúc rừng đã nghiên cứu

3.4.1. Đề xuất một số biện pháp kỹ thuật lâm sinh đối với rừng Ic

Giải pháp kỹ thuật được coi là khâu cốt lõi điều chỉnh hệ sinh thái rừng theo hướng có lợi. Các giải pháp kỹ thuật lâm sinh dựa trên điều kiện cụ thể của từng khu vực, đề xuất giải pháp lâm sinh giải quyết hài hòa giữa lợi ích con người với quy luật phát sinh, phát triển và tồn tại của hệ sinh thái rừng. Qua kết quả ở trên thấy trạng thái nghiên cứu chịu ảnh hưởng của các nhân tố tác động khác nhau, để khống chế một nhân tố để nghiên cứu thật không dễ dàng. Vấn đề đặt ra là làm thế nào để điều tiết quá trình tái sinh tự nhiên sao cho phù hợp, hơn nữa trạng thái thảm thực vật Ic ở khu vực nghiên cứu chủ yếu là do nương rẫy cũ bỏ lại một vài năm, nên chỉ có cây bụi và một số ít cây gỗ chủ yếu là cây tiên phong. Do vậy tôi xin đưa ra một số giải pháp cho trạng thái như sau:

- Qua điều tra nghiên cứu hệ số tổ thành cây tái sinh của thảm thực vật trạng thái rừng Ic tại huyện Võ Nhai ở ba cấp đất và ba cấp độ dốc, các loài tham gia vào hệ số tổ thành có một số loài vừa có giá trị kinh tế vừa có khả năng cải tạo đất chiếm hệ số tổ thành lớn như Trẩu, Sòi, Bồ Đề. Nên trồng bổ sung các loài cây Trẩu, Bồ đề để tăng giá trị của rừng, do là loài cây chiếm ưu thế nên cây sẽ sinh trưởng phát triển nhanh sớm hình thành rừng.

-Trạng thái thảm thực vật ở khu vực nghiên cứu có khả năng phòng hộ, nên biện pháp kỹ thuật lâm sinh đưa ra là khoanh nuôi, bảo vệ, trồng bổ sung các loài cây có tính chất cải tạo đất như Keo,Bồ Đề…

Điều chỉnh mật độ tàn che cho trạng thái nghiên cứu bằng cách tỉa thưa

Một phần của tài liệu NGHIÊN cứu đặc điểm cấu TRÚC tái SINH tự NHIÊN của một số TRẠNG THÁI THẢM THỰC vật và đề XUẤT BIỆN PHÁP kỹ THUẬT NHẰM PHỤC hồi RỪNG (Trang 55 - 81)