Cơ sở khoa học của quá trình lên men

Một phần của tài liệu Nghiên cứu công nghệ tổng hợp phức chất puerarin maltose bằng enzyme maltogenic amylase và ứng dụng sản xuất nước uống lên men chức năng từ sắn dây và dứa (Trang 38 - 42)

CHƯƠNG 2 : TỔNG QUAN TÀI LIỆU

2.7. Cơ sở khoa học của quá trình lên men

2.7.1. Quá trình lên men

2.7.1.1. Khái quát quá trình lên men ethanol

Quá trình lên men là một quá trình sinh học diễn ra liên tục, bắt đầu từ khâu tạo giống, nhân giống sinh khối, lên men và thu nhận sản phẩm cuối cùng. Các giai đoạn này có liên quan mật thiết với nhau, ảnh hưởng qua lại lẫn nhau và hàng loạt các phản ứng sinh hóa diễn ra với sự tham gia xúc tác của các hệ enzyme vốn được sinh ra từ các chủng vi sinh tham gia trong quá trình.

Bản chất của cơng nghệ lên men là những phản ứng oxy hóa khử sinh học, oxy hóa các hợp chất hữu cơ ở cơ thể sinh vật do hệ enzyme oxy hóa khử cung cấp. Các q trình này có thể diễn ra trong điều kiện yếm khí hoặc kỵ khí và tạo các sản phẩm khác nhau.

Ethanol được tạo thành trong giai đoạn lên men. Muốn có được sản phẩm chủ yếu trong mơi trường lên men là rượu thì tác nhân cung cấp hệ enzyme đặc thù đó phải là

nấm men Saccharomyces. Nấm men có đặc điểm là trong điều kiện yếm khí, chúng có

khả năng chuyển đường thành ethanol và CO2 một cách hợp thức. Trong điều kiện yếm

khí nấm men khơng có khả năng chuyển hóa tiếp các ethanol đã được tạo thành, có nghĩa là sự lên men sẽ dừng lại ở giai đoạn hình thành và tích lũy rượu ethylic. Như vậy, biện pháp kỹ thuật tương ứng là phải cho lên men trong bình kín.

Tế bào nấm men cịn có đặc điểm nữa là khả năng tạo ra các nội enzyme, nghĩa là các enzyme tiến hành xúc tác ở bên trong tế bào. Như vậy, sự phân ly đường sẽ xảy ra

ở bên trong tế bào nấm men, cịn rượu ethylic và CO2 được tạo thành thì đi ra khỏi tế

bào và tích tụ trong mơi trường.

2.7.1.2. Diễn biến của quá trình lên men ethanol

Trước tiên, đường cùng với các chất dinh dưỡng khác của môi trường lên men được hấp phụ vào trên bề mặt tế bào nấm men, sau đó khuếch tán qua màng bán thấm vào bên trong tế bào. Sự khuếch tán này tuân theo những định luật chung của sự thẩm thấu.

Nước được ra vào tế bào một cách tự do nhưng đường và các chất dinh dưỡng khác chỉ được màng tế bào cho đi vào mà khơng cho quay ra. Vì vậy, đường bị chuyển hóa qua một chuỗi phản ứng enzyme để tạo thành sản phẩm cuối cùng của sự lên men

là rượu và CO2.

Rượu ethylic và CO2 được tạo thành liền thoát ra khỏi tế bào và khuếch tán vào

môi trường xung quanh. Vì rượu hịa tan vơ hạn trong nước nên rượu có thể khuếch tán vào mơi trường một cách nhanh chóng và tạo ra một nồng độ đậm đặc ở xung

quanh tế bào nấm men. Khí CO2 cũng hịa tan được trong mơi trường, song độ hịa tan

của CO2 trong nước khơng lớn. Độ hịa tan của CO2 trong rượu lớn hơn trong nước 3

lần, do vậy mà trong mơi trường lên men khí CO2 nhanh chóng được bão hịa. Sau đó

khí CO2 được hấp phụ vào trên bề mặt tế bào nấm men và những vật thể rắn khác của

mơi trường tạo thành các bọt khí. Khi các bọt khí đạt đến một độ lớn nào đó thì lực nâng của chúng vượt quá trọng lượng của tế bào thì bọt khí cùng với cả tế bào sẽ nổi lên bề mặt mơi trường, rồi bọt khí bị vỡ ra do thay đổi sức căng bề mặt đột ngột, khí thốt ra khỏi dung dịch và nấm men lại tiếp tục bị chìm xuống. Như vậy là tế bào nấm men vốn dĩ không chuyển động trở nên chuyển động được ở trong môi trường lên men, khiến cho sự trao đổi chất ở trong tế bào trở nên mạnh mẽ hơn và sự lên men cũng được tăng nhanh lên một cách tương ứng.

Thực tế cho thấy rằng, sự lên men rượu xảy ra một cách bình thường để cho ra sản phẩm chủ yếu là rượu ethylic và một số sản phẩm phụ khác chỉ xảy ra trong điều kiện mơi trường có pH 4 ‒ 5 và thật yếm khí. Trong điều kiện yếm khí, sự lên men xảy ra rất mạnh mẽ nhưng sự phát triển của tế bào nấm men hầu như khơng có. Vì khi ấy nấm men chỉ có thể thu được năng lượng để duy trì các hoạt động của mình chỉ bằng cách gây lên men glucose. Khi có khơng khí thì sự lên men yếu đi vì nấm men sẽ thu năng lượng cần

thiết cho sự phát triển của chúng bằng con đường hơ hấp hiếu khí, nghĩa là bằng cách

oxy hóa sinh học glucose đến CO2 và H2O. Hiện tượng kìm hãm sự lên men rượu dưới

ảnh hưởng của oxy gọi là hiệu ứng Pasteur.

Như vậy, biện pháp kỹ thuật tương ứng trong sản xuất rượu là phải lên men trong những bình kín.

2.7.1.3. Q trình lên men nước quả

Lên men nước quả là một q trình lên men kỵ khí, với sự có mặt của nấm men

chuyển hóa đường thành ethanol và CO2 qua nhiều phản ứng trung gian.

Q trình lên men nước quả có thể chia làm 2 giai đoạn chính:

Giai đoạn phát triển sinh khối của nấm men: giai đoạn này nấm men cần nhiều

oxy để cung cấp cho hoạt động tăng sinh khối, vì thế mà hình thức hơ hấp chủ yếu ở

đây là hiếu khí nên tạo ra nhiều CO2 và nước.

Giai đoạn lên men chuyển đường thành ethanol và CO2: giai đoạn này, nấm men hầu như không tăng sinh khối, môi trường nghèo dần oxy và nấm men bắt đầu hơ hấp theo hình thức yếm khí. Sự hấp thu chất dinh dưỡng của nấm men ở đây chủ yếu là để sinh ra năng lượng duy trì sự sống của tế bào và tạo ra sản phẩm phân hủy là

ethanol và CO2 để trao đổi với mơi trường.

2.7.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến q trình lên men2.7.2.1. Ảnh hưởng của oxy 2.7.2.1. Ảnh hưởng của oxy

Nấm men sử dụng trong lên men nước quả là những vi sinh vật kỵ khí tùy tiện. Khi mơi trường

mẽ, lượng sinh khối trường lên men.

có nhiều oxy thì hoạt tăng lên nhanh chóng

động sinh sản của nấm men diễn ra mạnh và trở thành sản phẩm chủ yếu trong môi Khi môi trường thiếu oxy, nấm men chuyển sang hoạt động hơ hấp yếm khí, lúc này sản phẩm tạo thành chủ yếu là ethanol.

Vì vậy trong quá trình lên men, ta cần cung cấp đầy đủ oxy ở giai đoạn đầu, khi tế bào nấm men phát triển sinh khối đạt yêu cầu thì giảm cung cấp oxy để nấm men chuyển sang giai đoạn hơ hấp yếm khí và tạo ra ethanol.

2.7.2.2. Ảnh hưởng của nhiệt độ

Nhiệt độ là yếu tố quan trọng, ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của vi sinh vật và hiệu quả của quá trình lên men. Trong thực tế sản xuất, người ta thường sử dụng nhân tố này để điều chỉnh tốc độ phản ứng và chiều hướng phản ứng để tạo ra sản phẩm theo mong muốn.

Ở khoảng nhiệt độ khơng thích hợp, hoạt tính của enzyme giảm hẳn và đôi khi xảy ra hiện tượng lên men phụ rất phức tạp. Nhiệt độ thích hợp cho q trình lên men nước

quả vào khoảng 15 ‒ 30oC, nhiệt độ quá thấp thì quá trình lên men chậm nhưng chất lượng sản phẩm cao, cịn nhiệt độ q cao thì q trình lên men nhanh nhưng chất lượng sản phẩm sẽ kém và đến một mức nào đó thì nấm men sẽ bị chết nhiệt.

2.7.2.3. Ảnh hưởng của pH

Cũng như nhiệt độ, pH cũng là yếu tố quan trọng ảnh hưởng rất lớn đến sự sinh trưởng, phát triển của nấm men và hiệu quả lên men. Ở những giá trị pH của mơi trường lên men khác nhau có thể cho ta sản phẩm của quá trình lên men là khác nhau.

Hầu hết nấm men sẽ phát triển tốt giữa pH 4,5 ‒ 6,5 và gần như tất cả các loại

này không phát triển trong môi trường quá acid hoặc quá kiềm. Giá trị pH cao hay thấp đều sẽ tác động đến tế bào nấm men (Walker et al., 1998).

Nấm men sẽ lên men thích hợp ở pH 4 ‒ 5 để tạo ra sản phẩm chính là ethanol. Ở pH cao thì chiều hướng chủ yếu của quá trình lên men là tạo ra glycerin.

2.7.2.4. Ảnh hưởng của hàm lượng đường

Nồng độ đường trong dịch lên men cũng ảnh hưởng rất nhiều đến quá trình lên men. Nồng độ đường quá thấp thì khơng đủ cơ chất để nấm men phát triển tăng sinh khối và lên men, do đó tốc độ lên men sẽ chậm. Cịn nếu nồng độ đường quá cao thì tạo ra áp suất thẩm thấu quá lớn gây ức chế sự phát triển của tế bào và có thể dẫn đến hiện tượng co nguyên sinh nên tốc độ lên men cũng chậm lại.

Nồng độ đường thích hợp cho nấm men phát triển và lên men tốt là từ 10 ‒ 18%, tương ứng với nồng độ chất khơ hịa tan khoảng 18 ‒ 22%.

2.7.2.5. Ảnh hưởng của nồng độ rượu

Trong quá trình hoạt động, nấm men sinh ra rượu, nhưng khi lượng rượu tạo thành được tích lũy trong mơi trường lên men ngày một nhiều thì lại gây ảnh hưởng đến sự phát triển của tế bào nấm men.

Nồng độ rượu trong mơi trường lên men khoảng 2% đã có tác dụng đối với nấm men và nấm men trở nên hoạt động chậm lại khi hàm lượng rượu trên 5%, tế bào sẽ ngừng hoạt động hoặc có thể bị chết khi nồng độ rượu trên 12%. Tuy nhiên, một số loại nấm men có khả năng đặc biệt có thể hoạt động trong mơi trường có hàm lượng rượu lên đến 18%.

2.7.2.6. Ảnh hưởng của chất lượng và tỷ lệ nấm men bổ sung

Chất lượng và tỷ lệ nấm men bổ sung vào cũng ảnh hưởng khơng nhỏ đến q trình lên men. Nếu nấm men bổ sung vào có chất lượng tốt và tỷ lệ phù hợp thì quá trình lên men sẽ diễn ra thuận lợi, năng suất cao và chất lượng sản phẩm sẽ tốt, ít có sản phẩm phụ khác.

Nếu bổ sung với tỷ lệ quá cao thì quá trình lên men diễn ra nhanh nhưng sẽ xảy ra hiện tượng không đủ cơ chất để nấm men hoạt động, nấm men dễ bị chết khơng có lợi về mặt kinh tế và sản phẩm phụ sinh ra nhiều.

Nếu bổ sung q ít thì nấm men phát triển tăng sinh khối chậm và quá trình lên men diễn ra với tốc độ thấp.

2.7.2.7. Ảnh hưởng của các yếu tố khác

Ngồi các yếu tố trên, q trình lên men cịn bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố khác như: ánh sáng, mức độ khuấy trộn, hàm lượng chất sát trùng, hàm lượng nito, phospho và các nguyên tố vi lượng khác trong dịch lên men….

Ánh sáng có thể là tác nhân kích thích các q trình biến đổi sinh hóa xảy ra nhanh, nhưng cũng có thể là tác nhân gây ra sự kìm hãm vi sinh vật phát triển và oxy hóa các chất nhạy cảm với ánh sáng như vitamin.

Mức độ khuấy trộn càng cao thì tốc độ lên men xảy ra càng nhanh, nhưng không thể khuấy trộn quá mạnh dễ sinh ra lực cơ học kìm hãm vi sinh vật hoạt động.

Chất sát trùng được sử dụng để phá hủy các hệ enzyme khơng có lợi và tiêu diệt các vi sinh vật có hại, do đó các vi sinh vật mong muốn cũng không tránh khỏi bị ảnh hưởng và có thể dẫn đến chết nếu sử dụng nồng độ quá cao. Đồng thời, khi hàm lượng chất sát trùng cao có thể gây ra mùi lạ cho sản phẩm.

Nito, phospho và các nguyên tố vi lượng rất cần thiết cho sự sinh trưởng và phát triển của vi sinh vật. Thơng thường các ngun tố này có rất nhiều trong bản thân nguyên liệu lên men, ngoại trừ một số nguyên liệu có hàm lượng quá thấp mới cần bổ sung thêm.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu công nghệ tổng hợp phức chất puerarin maltose bằng enzyme maltogenic amylase và ứng dụng sản xuất nước uống lên men chức năng từ sắn dây và dứa (Trang 38 - 42)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(148 trang)
w