Một số nghiên cứu trong và ngoài nước

Một phần của tài liệu Nghiên cứu công nghệ tổng hợp phức chất puerarin maltose bằng enzyme maltogenic amylase và ứng dụng sản xuất nước uống lên men chức năng từ sắn dây và dứa (Trang 42 - 44)

CHƯƠNG 2 : TỔNG QUAN TÀI LIỆU

2.8. Một số nghiên cứu trong và ngoài nước

2.8.1. Tình hình nghiên cứu trong nước

Sắn dây

Sắn dây là một loài cây thuốc lâu đời ở Việt Nam và được trồng khá phổ biến từ vùng miền núi đến vùng đồng bằng. Từ lâu, y học dân gian đã coi sắn dây như một loại thuốc có thể chữa được nhiều chứng bệnh như cảm sốt, kiết lỵ, tiêu chảy, ….

Phan Quốc Kinh và ctv, 2003 đã nghiên cứu chiết xuất bằng cồn và xác định các isoflavonoid từ các nguyên liệu gồm củ sắn dây tròn và củ sắn dây mọc hoang ở rừng Hịa Bình, từ đó, đã xác định được cấu tạo hóa học và hàm lượng của daidzein, genistein trong các nguyên liệu trên và so sánh với daidzein, genistein chuẩn Một trong số các nhóm chất được chứng minh là có tác dụng chữa bệnh của sắn dây là các dẫn chất thuộc nhóm isoflavonoid có hoạt tính oestrogen, hay cịn gọi là các phytoestrogen. Đây là một nhóm hoạt chất đa dạng có nguồn gốc từ thực vật mà những chất này có cấu trúc và chức năng tương tự như hoocmon estrogen của động vật có vú, có khả năng thay thế estrogen trong cơ thể phụ nữ. Các phytoestrogen có tác dụng ngăn ngừa các biểu hiện rối loạn

hoocmon cũng như làm giảm nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch, loãng xương, ung thư vú, …ở phụ nữ thời kỳ tiền mãn kinh và cịn có tác dụng phịng chống ung thư tiền liệt tuyến ở nam giới.

“Nghiên cứu in vivo tác dụng nội tiết kiểu oestrogen của isoflavones chiết xuất từ sắn dây, Pueraria thomsonii Benth” của tác giả Đỗ Thị Hoa Viên (Tạp chí Khoa học và Cơng nghệ ‒ Tập 44) đã đi đến kết luận là cao chiết isoflavone từ củ sắn dây Pueraria

thomsonii Benth có hoạt tính nội tiết kiểu estrogen trên 51,5% chuột nhắt trắng cái với

liều uống 150 mg/con/ngày. Điều này cho thấy hoạt tính estrogen của hỗn hợp isoflavon chiết xuất từ củ sắn dây là khá rõ rệt.

Và thực tế trong kinh nghiệm sử dụng cho thấy bản thân sắn dây là một loại thực phẩm có thể dùng rất thường xuyên, có tác dụng tốt cho người sử dụng mà không gây ra bất cứ tác dụng phụ nào.

‒ Dứa

Nguyễn Văn Thành và ctv, 2013 đã nghiên cứu lên men rượu vang khóm (Ananas

comosus) Cầu Đúc (Hậu Giang) bằng nấm men phân lập và thuần chủng. Kết quả nghiên

cứu cho thấy rượu vang khóm đạt chất lượng cao (hàm lượng ethanol cao 15,3 ‒ 15,95% v/v và hàm lượng đường sót thấp) khi dịch lên men được điều chỉnh với hàm lượng chất khơ hồ tan 23 ‒ 24o Brix, pH 4,5 và mật số nấm men 105 ‒ 106 CFU/mL.

2.8.2. Tình hình nghiên cứu trên thế giới

Sắn dây

Trên thế giới, các nhà khoa học đã chứng minh được hợp chất quan trọng có tác dụng chữa bệnh trong sắn dây là puerarin. Hợp chất này có khả năng chống oxy hóa, điều trị các bệnh về tim mạch và bệnh tiểu đường (Wong et al.,2011). Một nghiên cứu gần đây là tác dụng giải say rượu và giải nhiễm độc do rượu gây ra (Penetar et al., 2011). Ngồi ra cịn có rất nhiều nghiên cứu chuyên sâu khác về tác dụng của sắn dây.

Ma et al., 2005 nghiên cứu xác định puerarin trong huyết tương người bằng sắc ký lỏng hiệu năng cao. Các nghiên cứu sơ bộ về tác dụng hóa lý của thuốc tới cơ thể sau khi uống viên nang sắn dây có chứa 400 mg puerarin đến một tình nguyện viên khỏe mạnh đã khẳng định rằng phương pháp hiện nay là phù hợp để xác định puerarin trong huyết tương người.

Reppert et al., 2008 đã phân lập thành công hợp chất isoflavon trong củ sắn dây. Phân tích HPLC-PDA đã chỉ ra rằng các isoflavon được phân lập từ củ sắn dây trồng là puerarin, daidzin và malonyl-daidzin. Nồng độ trung bình của puerarin là 33,6 mg/g chiết xuất, với phóng xạ riêng 63,5 microCi/g (2.3 MBq/g).

Wang & Chen (2011) đã nghiên cứu lên men Acetone-butanol-ethanol và chiết xuất isoflavone từ củ sắn dây. Nghiên cứu cho thấy củ sắn dây là cơ chất thích hợp cho lên men mà khơng cần bổ sung chất dinh dưỡng. Kết quả phân tích động học của quá

trình chiết xuất đã chỉ ra rằng hiệu suất và tốc độ chiết của bã sắn dây lên men thì cao hơn so với sắn dây nguyên liệu.

Zhong et al. (2012) đã nghiên cứu “Tính chất hóa lý, cấu trúc vi mơ và khả năng kháng khuẩn của màng hỗn hợp β-chitosan và tinh bột sắn dây”. Nghiên cứu này được thực hiện bằng cách bổ sung 0%, 20%, 60% và 100% tinh bột sắn dây trong dung dịch chitosan 1%. Khi thêm 60% tinh bột sẽ làm giảm tính thấm hơi nước và độ hòa tan lần lượt là 15% và 20% so với màng β-chitosan tinh khiết, trong khi độ bền cơ học và tính linh hoạt của màng β-chitosan tăng khoảng 50% và 25% tương ứng.

Gần đây, Gray et al. (2015) cũng đã nghiên cứu tác động của sắn dây và puerarin về chức năng của tinh trùng. Kết quả cho thấy sắn dây làm giảm vận động của tinh trùng. Puerarin giảm phần trăm phản ứng acrosome tự phát trong tinh trùng.

Dứa

Amzad & Mizanur (2011) đã xác định các hợp chất phenolics, flavonoids và hoạt tính chống oxy hóa của quả dứa. Dứa được chiết xuất với 3 loại dung môi ethyl acetate, methanol và nước. Kết quả đã chỉ ra rằng cả hàm lượng phenolic và hoạt tính chống oxy hóa của dịch chiết từ methanol là cao nhất, kế đến là ethyl acetate và cuối cùng là nước.

Li & Zhong (2011) đã nghiên cứu tối ưu hóa các điều kiện lên men rượu vang

dứa. Các điều kiện tối ưu như sau: nhiệt độ 24oC, nấm men 0,2 g/L và độ Brix của

nước dứa là 24.

Lua et al. (2014) đã xác định tính chất lý hóa, hoạt tính chống oxy hóa và hàm lượng khoáng của dứa được trồng tại Trung Quốc. Kết quả cho thấy kali, canxi và magie là những thành phần khoáng chủ yếu trong dứa. Tropea et al. (2014) cũng đã nghiên cứu sản xuất bioethanol từ bã dứa. Ogodo et al. (2015) đã nghiên cứu sản xuất rượu trái cây hỗn hợp từ đu đủ, chuối và dưa hấu.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu công nghệ tổng hợp phức chất puerarin maltose bằng enzyme maltogenic amylase và ứng dụng sản xuất nước uống lên men chức năng từ sắn dây và dứa (Trang 42 - 44)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(148 trang)
w