Hình thái giải phẩu của cá dìa tro

Một phần của tài liệu 3073010 (Trang 35)

Bóng hơi Ruột Dạ dày Mật Gan Thực quản Manh tràng hạ vị Ống dẫn mật

b) Răng: phân bố ở hai hàm, mỗi hàm đều có một dãy răng dày, răng khít và hơi chồng lên nhau tạo thành một mỏ răng (Hình 4.7), răng cá dìa tro là răng cắt yếu, dẹt hai bên và nhỏ, răng có hai chóp, ba chóp hoặc hơi có khía lõm, bén, nằm khít nhau, số lượng răng rất nhiều và cả hai hàm trên và dưới đều nằm ở chót miệng.

d) Lưỡi: cá dìa tro khơng có lưỡi.

e) Lược mang: Mang của cá nằm trong xoang miệng và được cấu tạo bởi 4 đôi cung mang, trên mỗi cung mang của cá dìa tro đều có hai hàng lược mang. Lược mang có màu trắng, ngắn, mảnh, xếp thưa và xếp thành hai hàng song song nhau (Hình 4.8). Đây cũng là đặc điểm lược mang của cá ăn thực vật và mùn bã hữu cơ. Nhiệm vụ của lược mang là lọc, giữ thức ăn và bảo vệ các tia mang phía sau (Nguyễn Bạch Loan, 2004).

Kết quả đếm số lược mang trên hàng dài nhất của cung mang thứ nhất của cá dìa cơng cho thấy cá dìa tro có số lược mang dao động từ 18 – 23. So sánh với các loài cá trong cùng giống Siganus cũng như trong cùng họ Siganidae ta thấy

khơng có sự khác biệt rõ rệt về số lượng lược mang ở cung mang thứ nhất. Bảng 4.3. So sánh số lượng lược mang của một số lồi cá dìa

Cá dìa cơng Siganus guttatus 17 – 23 ( Võ Văn Phú, 2001) Cá dìa xanh Siganus javus 17 – 24 (Trương Thế Quang,

2008)

Cá dìa tro Siganus fuscescens 18 – 23 ( nghiên cứu này) Hình 4.8. Lược mang trên cung mang thứ nhất

Tia mang Xương cung mang

f) Thực quản: Là phần nối tiếp xoang miệng hầu. Nhiệm vụ của thực quản là phát hiện thức ăn và đưa thức ăn xuống dạ dày. Thực quản của hầu hết các loài cá thường ngắn (Smith,1991 trích dẫn bởi Nguyễn Văn Thảo, 2009), tuy nhiên các lồi cá có tính ăn khác nhau thì độ đàn hồi và cấu tạo của thực quản cũng khác nhau. Thực quản cá dìa tro dạng hình ống , dài, vách mỏng.

g) Dạ dày: Nằm trong xoang nội quan, là phần nối tiếp của thực quản. Dạ dày thường có quan hệ với thức ăn. Dạ dày của cá dìa tro to, dài cong, thắt thành hai túi một túi lớn và một túi nhỏ (Hình 4.9), túi lớn vách rất dày và có rất nhiều nếp gấp, ngăn, vách của đoạn tiếp theo và túi thứ hai vách hơi mỏng hơn, khơng có nhiều nếp nhăn bằng túi lớn.

h) Ruột: là phần cuối của ống tiêu hóa, nối tiếp sau dạ dày và đổ ra hậu môn. Nhiệm vụ của ruột là tiết ra men tiêu hoá thức ăn, tiếp nhận men tiêu hoá do các tuyến tiêu hoá khác chuyển đến và hấp thu chất dinh dưỡng đưa vào máu. Theo Trần Thị Thanh Hiền (2009) thì những lồi cá ăn thực vật thường có cấu trúc ống tiêu hóa dài để đủ thời gian cho enzym tiêu hóa cacbohydrat và hoạt động của vi khuẩn giúp cho tiêu hóa thức ăn tốt hơn. Ruột của cá dìa tro dạng hình ống, dài và cuộn trịn trong xoang bụng cá (Hình 4.10), phần ruột trước lớn hơn phần ruột sau, đoạn gần cuối hậu mơn phình to ra, vách ruột mỏng, khơng có nhiều mạch máu điều này chứng tỏ rằng ruột không tham gia vào quá trình hơ hấp của cơ thể cá.

i) Gan: Là tuyến tiêu hoá lớn nhất của cá (Nguyễn Loan Thảo, 2003). Nhiệm vụ quan trọng của gan là tiết ra dịch mật màu vàng xanh đổ vào túi mật và ruột non qua ống dẫn mật, đồng thời gan còn là nơi giải độc cho cơ thể cá. Gan của cá dìa tro nằm trong phần đầu của xoang nội quan và phân chia thành hai thùy không đều nằm gần như ở đầu mút của thực quản và che khuất thực quản và bóng hơi

Hinh 4.9. Hình dạng dạ dày cá dìa tro

Dạ dày

cách xa mật và nối với mật bằng ống dẫn mật dài (Hình 4.10). Chiếm diện tích lớn trong xoang bụng cá.

j) Túi mật: Túi mật của cá dìa tro nằm tách rời với gan khơng ẩn vào gan như các loài cá khác mà nằm ở phần giữa nơi nối tiếp của thực quản và dạ dày, nối với gan bằng ống dẫn mật (Hình 4.10). Túi mật to hình ovan, có màu xanh sậm, vách mỏng và chứa dịch mật màu vàng ở phía trong, có ống dẫn từ gan xuống và một ống dẫn xuống đầu ruột trước gần giáp dạ dày.

Qua khảo sát hình dạng cấu tạo ống tiêu hóa của cá dìa tro từ hình dạng miệng, răng, lược mang, thực quản, dạ dày, ruột cuộn đến hình dạng kích thước của gan, túi mật cho thấy cá dìa tro thuộc nhóm ăn rong miệng nhỏ răng hàm nhỏ, nhiều, bén, xếp khít. Từ đó nhận định được tính ăn của cá dìa tro là thiên về thực vật lớn, để có thể kiểm định lại suy luận trên, nên nghiên cứu tiếp tục khảo sát đặc tính dinh dưỡng của cá dìa tro.

4.3. Đặc tính dinh dƣỡng của cá dìa tro Siganus fuscescens 4.3.1. Tƣơng quan chiều dài ruột

Tính ăn của cá sẽ được thể hiện qua kết quả phân tích tỉ lệ giữa chiều dài ruột (Li) và chiều dài chuẩn (Ls) Bảng 4.4.

Bảng 4.4. Mối tương quan chiều dài ruột và chiều dài chuẩn (Li/Ls)

Các chỉ tiêu đo Trung bình (khoảng dao động) cm

Ls 19,8 ± 2,46 (13,6 – 20,1)

Li 53,7 ± 8,4 (41 – 65)

Li/Ls (RLG) 3,4 ± 0,3 ( 2,9 – 3,8) Hình 4.10. Hệ tiêu hóa của cá dìa tro

Kết quả ở bảng trên cho thấy tỉ lệ dài ruột trên dài chuẩn (Li/Ls) dao động từ 2,9 – 3,8, trung bình là 3,4. Theo nhận định của Nicolski (1963): tỉ lệ dài ruột trên dài chuẩn (Li/Ls) ≤ 1: cá ăn tạp thiên về động vật, Li/Ls = 1-3: cá ăn tạp, Li/Ls ≥ 3: ăn tạp thiên về thực vật ”

Chỉ số RLG dao động tăng dần theo chiều dài cơ thể cá 13,6 – 20,1, và cá có chiều dài từ 17cm trở lên chiều dài ruột hầu như không thấy tăng lên. Kết luận trên phù hợp với nhận định của tác giả Aliknhi and Rao (1951) (trích dẫn bởi Phạm Thanh Liêm và Trần Đắc Định (2004)) cho rằng chiều dài ruột của các loài động vật phụ thuộc vào loại thức ăn tự nhiên mà chúng tiêu thụ, chiều dài ruột gia tăng theo sự gia tăng tỷ lệ của các loại thức ăn thực vật trong khẩu phần ăn của cá, có sự thay đổi của các loài khác nhau và thay đổi trong từng cá thể theo từng giai đoạn phát triển. Theo Bùi Lai, (1985) trích dẫn bởi Trần Hồng Ửng (2010) nhận định, chiều dài ruột cá chỉ tăng tới một giới hạn nhất định, mặc dù sự sinh trưởng của cá diễn ra suốt đời nhưng tốc độ gia tăng chiều dài ruột diễn ra rất chậm.

Theo nghiên cứu của Võ Văn Phú, (1995), cá dìa ăn thức ăn chủ yếu là tảo silic và các loài thực vật lớn nên thành phần thức ăn thực vật trong hệ tiêu hóa của nó rất lớn, từ đó làm cho chiều dài ruột dài gấp nhiều lần chiều dài chuẩn của cơ thể cá. Kết hợp đặc điểm ống tiêu hóa và tỉ lệ dài ruột trên dài chuẩn (Li/Ls) là 3,4 trong nghiên cứu này nên có thể là lồi cá ăn thực vật. Tuy nhiên, để kiểm chứng lại suy luận trên, nên nghiên cứu đã tiếp tục phân tích phổ dinh dưỡng của cá dìa tro bằng cách kết hợp của phương pháp tần số xuất hiện và đếm điểm.

4.3.2. Phân tích phổ dinh dƣỡng của cá dìa tro

Sau khi tiến hành giải phẩu và quan sát hình thái cấu tạo của ống tiêu hóa: dựa vào hình dạng cấu tạo của miệng cá nhỏ cân ở giữa, không co duỗi được, răng hàm nhiều, khít và sắc phân bố ở hai hàm, lược mang ngắn thưa, dạ dày to gấp 2 khúc có vách dày và ruột dài cuộn trịn thì có thể dự đốn cá dìa tro có thể là lồi cá có tính ăn thiên về thực vật. Tuy nhiên, chúng ta cần phải khảo sát thức ăn có trong ống tiêu hóa để có kết luận về tính ăn của cá tro một cách chính xác.

4.3.2.1.Kết quả phân tích thức ăn bằng phƣơng pháp tần số xuất hiện (TSXH)

Sau khi quan sát phân tích ống tiêu hóa của 34 mẫu cá dìa tro bằng tần số xuất hiện kết quả được ghi nhận lại ở Bảng 4.5.

Bảng 4.5. Tần số xuất hiện (TSXH) thức ăn trong ống tiêu hóa của cá dìa tro

STT LOẠI THỨC ĂN SỐ LẦN XUẤT

HIỆN TSXH (%) 1 Tảo khuê 14 41% 2 Rong biển 26 76% 3 Mùn bã hữu cơ 30 88,2% 4 Cỏ biển 3 8,82% 5 Khác 3 8,8%

Từ kết quả trên cho thấy trong ống tiêu hóa của của cá dìa tro có 5 loại thức ăn là: tảo khuê, rong biển, mùn bã hữu cơ, cỏ biển và các loại thức ăn khác. Trong đó mùn bã hữu cơ và rong biển là hai loại thức ăn có tần số xuất hiện cao nhất (88%, 76%), kế đến là tảo khuê (4%), ít nhất là cỏ biển có thể do răng cá dìa cắt yếu (Vương Dĩ Khang, 1963). Tần số xuất hiện thức hiện của thức ăn thể hiện rõ hơn qua (Hình 4.11). 88.20% 76% 41% 8.82% 8.80% 0.00% 10.00% 20.00% 30.00% 40.00% 50.00% 60.00% 70.00% 80.00% 90.00% 100.00%

MBHC Rong biển Tảo khuê Cỏ biển Khác

Trong ống tiêu hóa của cá dìa tro mùn bã hữu cơ chiếm nhiều nhất với 88,2%. Rong biển chiếm 76% chủ yếu là rong bún Enteroforma, rong sụn Kappaphycus anvarezii, rong câu chỉ vàng Gracilaria tenuistipitata, các loài rong khác xuất

hiện với tần xuất không đáng kể. Tảo khuê cũng xuất hiện với tần số khá cao 41% chủ yếu là tảo Nitzschia sigma, Thalassiosira rotula, cỏ biển và những thức

ăn khác xuất hiện không đáng kể chỉ từ 2- 3 cá thể /tổng số cá thể phân tích. Từ đó có thể nhận định rằng thức ăn của cá dìa tro là MBHC, rong biển và tảo. Tuy nhiên, sau khi quan sát phần ruột sau của cá thì thấy số lần xuất hiện cũng rất nhiều 16 trên 34 cá thể phân tích (chiếm 47%), rong xuất hiện ít hơn (20% chủ yếu là các phần cứng như thân rong mơ). Từ những kết quả đó ta có thể nói rằng rong biển, tảo là những lồi thức ăn cơ bản của cá dìa tro, mùn bã hữu cơ có thể là bám vào thân, lá rong nên cá ăn phải, nhưng tiêu hóa khơng tốt và thải ra. Điều này phù hợp với cấu tạo miệng nhỏ, răng hàm dày, cắt bén, lược mang ngắn, thưa, mảnh. Những lồi ăn mùn bã hữu cơ có lược mang mãnh, dày xếp thành màng lưới lọc như cá đối (Nguyễn Hương Thùy, 2006)

4.3.2.2. Kết quả phân tích thức ăn bằng phƣơng pháp đếm điểm

Theo phương pháp đếm điểm kết quả phân tích thành phần thức ăn trong tuyến tiêu hóa của cá được thể hiện qua Hình 4.12.

Hình 4.12. Thành phần dinh dưỡng của cá dìa tro theo phương pháp đếm điểm Phân tích thức ăn trong tuyến tiêu hóa của cá theo phương pháp đếm điểm cho thấy mùn bã hữu cơ chiếm tỉ lệ rất lớn (63,7%), kế tiếp là rong biển (33,83%). Những loại thức ăn khác như tảo khuê, cỏ biển,… chiếm tỉ lệ thấp. Từ đó, ta có thể nhận định rằng đây là loài cá ăn mùn bã hữu cơ và rong biển, tuy vậy nhưng sau khi quan sát phần ruột sau của cá cũng thấy có nhiều mùn bã hữu cơ, điều đó chứng tỏ khả năng tiêu hóa của loài cá này đối với MBHC không tốt nên đây khơng là thức ăn chính của cá, mà rong biển, tảo khuê mới là những thức ăn cơ bản của cá. 63.70% 38.83% 3.24% 3% 0.50% MBHC Rong biển Tảo khuê Cỏ biển Khác

4.3.2.3. Phƣơng pháp kết hợp tần số xuất hiện với đếm điểm

Sau khi phân tích thành phần thức ăn trong tuyến tiêu hóa của cá dìa tro, phổ dinh dưỡng được thể hiện qua Hình 4.13

83.30% 15.31% 1.14% 0.13% 0.70% MBHC Rong biển Tảo khuê Cỏ biển Khác

Phương pháp này cũng cho kết quả tương tự, nghĩa là mùn bã hữu cơ vẫn chiếm ưu thế (83,3%), kế đến là rong biển (15,31%), tảo khuê, cỏ biển và những thức ăn khác chiếm tỉ lệ không đáng kể ( 1,14%, 0,7%, 0,13%)

Khi so sánh đặc tính dinh dưỡng của cá dìa tro với một số lồi cá dìa khác như cá dìa cơng Siganus guttatus (Võ Văn Phú, 2001), cá dìa xanh Siganus javus

(Trương Thế Quang, 2008) cho thấy chúng đều có điểm giống nhau là ăn rong biển, cá dìa Siganus javus cịn ăn mùn bã hữu cơ. Ngồi ra kết quả nghiên cứu

của Võ Văn Phú, (2001) tính ăn của cá dìa cơng Siganus gutatus còn tùy thuộc

vào từng giai đoạn, ở giai đoạn cá giống thức ăn của cá là động thực vật phù du từ ấu trùng đến tảo nhỏ, khi trưởng thành thì chủ yếu là ăn rong biển. Hầu hết các kết quả được cơng bố thì rong biển và tảo kh là thức ăn chủ yếu của cá dìa. Hồ Thị Bích Ngân (2006) thì cá dìa cơng Siganus gutatus chủ yếu ăn rong tảo thực

vật biển, nhưng trong đều kiện ni nhốt cá vẫn có khả năng ăn thức ăn cơng nghiệp, ăn thức ăn có nguồn gốc từ động vật, như vậy là cá dìa vẫn có khả năng ăn những thức ăn bắt buột trong điều kiện khơng có đủ loại thức ăn mà chúng u thích.

Tóm lại, sau khi quan sát các cơ quan thuộc hệ tiêu hóa của cá dìa tro cho thấy cá có miệng nhỏ, cân ở giữa, răng hàm dày, khít; lược mang ngắn, thưa, mảnh; dạ dày hình ống dài, vách dày; ruột cuộn, tỉ số chiều dài ruột trên dài chuẩn (Li/Ls) bằng 3,4 kết hợp với kết quả phân tích thức ăn trong hệ tiêu hóa của cá dìa tro bằng các phương pháp tần số xuất hiện và phương pháp điếm điểm đồng thời so

Hình 4.13. Kết quả phân tích thành phần thức ăn của cá theo phương pháp TSXH và đếm điểm.

sánh với các kết quả nghiên cứu trước đây thì rong biển và tảo khuê là thức ăn cơ bản của cá.

Phần 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT 5.1. Kết luận 5.1. Kết luận

Cá dìa tro Siganus fuscescens (Houttuyn, 1782) có cơ thể dài, dẹp bên, chiều dài chuẩn/cao thân (Ls/Hb) là 2,03 – 3,16; các chỉ tiêu hình thái: vây lưng D: XIII,10; vây hậu môn A: VII,9 (rất hiếm khi các cá thể khác nhau về số gai, tia vây lưng và vây hậu môn); vây bụng có hai gai, một gai phía trong của nó có màng liền với bộ phận bụng, một gai khác ở phía ngồi; có 3 tia vây chia nhánh, ở giữa hai gai.

- Ruột dài gấp nhiều lần chiều dài chuẩn, chỉ số RLG (relative length of gut) dao động từ 2,9 – 3,8, trung bình là 3,4.

- Phương pháp tần suất xuất hiện (TSXH) mùn bã hữu cơ và rong biển là hai loại thức ăn có tần số xuất hiện cao nhất (88%, 76%), kế đến là tảo khuê (4%)

- Phương pháp đếm điểm, mùn bã hữu cơ (MBHC) (63,7%), kế tiếp là rong biển (33,83%), tảo khuê, cỏ biển, khác chiếm lần lượt 3,24%; 3%; 0,5%.

- Phổ dinh dưỡng của cá dìa tro thì MBHC (83,3%), rong biển (15,31%), tảo khuê, cỏ biển và những thức ăn khác chiếm tỉ lệ không đáng kể (1,14%, 0,7%, 0,13%)

Kết quả sau khi quan sát các cơ quan thuộc hệ tiêu hóa của cá dìa tro cho thấy cá có miệng nhỏ, cân ở giữa, răng hàm dày, khít; lược mang ngắn, thưa, mảnh; dạ dày hình ống dài, vách dày; ruột cuộn, tỉ số chiều dài ruột trên dài chuẩn (Li/Ls) bằng 3,4 kết hợp với kết quả phân tích thức ăn trong hệ tiêu hóa của cá dìa tro bằng các phương pháp tần số xuất hiện và phương pháp đếm điểm đồng thời so sánh với các kết quả nghiên cứu trước đây thì rong biển và tảo khuê là thức ăn cơ bản của cá.

5.2. Đề xuất

Cần nghiên cứu thêm:

- Đặc điểm dinh dưỡng của cá dìa tro ở cá giai đoạn khác nhau, nhất là giai đoạn cá giống.

- Đặc điểm sinh sản để nhân giống, đưa vào sản xuất nhân tạo góp phần đa dạng giống lồi ni thủy sản ở đồng bằng sông Cửu Long.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Aquamaps, htpt:// www.aquamaps.org (2011)

Avila, E.N and J.V. Juario, 1978. Yolk and oil globule utilization and developmental morphology of the digestive tract epithelium in larval rabbitfish Siganus guttatus

( Bloch, 1787). P, 319 – 331.

Bộ Thủy Sản. Danh mục các lồi ni biển và nước lợ ở Việt Nam, 2003. FAO, 1998. Catalog of Fish, California Academy of Sciences. Volume 1, 2, 3. FAO, 2001. The living marine resources of the Western Central Pacific. 6: 3627- Fishbase, 2011. htpt://. www.fishbase.org (2011)

Một phần của tài liệu 3073010 (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(47 trang)