- Không đưa ra phương án “Tất cả các đáp án trên đều đúng” hoặc “không
3.3. Một số kiến nghị
Để thực hiện thành công việc vận dụng PPTLN trong giảng dạy môn GCD lớp 11 cạnh việc đề xuất quy trình và điều kiện thực hiện việc vận dụng, chúng tôi xin đưa ra một số kiến nghị sau:
- Nhà trường cần đầu tư hơn nữa cơ sở vật chất và các thiết bị phương tiện dạy học hiện đại, tạo điều kiện về vật chất và tinh thần hỗ trợ, khuyến khích đội ngũ giáo viên tích cực nghiên cứu và đổi mới phương pháp và phương tiện dạy học. - Nhóm chun mơn cần xây dựng hệ thống ngân hàng câu hỏi kiểm tra cho từng phần kiến thức cụ thể và phù hợp với từng đối tượng học sinh. Tiếp tục nghiên cứu và hồn thiện hơn nữa quy trình xây dựng đề kiểm tra tiến đến hình thành kĩ năng ra đề kiểm tra cho giáo viên GDCD.
- Đội ngũ GV cần được tập huấn, bồi dưỡng để nâng cao hơn nữa về chuyên môn, phương pháp giảng dạy để lôi cuốn HS học tập bộ môn ngày càng tốt hơn và đạt hiệu quả cao hơn .
- Về SGK cần bổ sung thêm những phần HS tự nghiên cứu để rút ra kiến thức của bài học , nhằm phát huy tính tích cực , sáng tạo của HS.
- Về tài liệu tham khảo của bộ mơn cịn khan hiếm , ngay cả GV không thể cập nhật kịp thời những thông tin mới, những thay đổi về chủ trương , chính sách của Đảng và nhà nước để giảng dạy cho phù hợp.
KẾT LUẬN
Môn giáo dục công dân là môn quan trọng nhằm mục đích trao dồi cho học sinh tri thức cần thiết để trở thành người công dân, tạo điều kiện cho hoc sinh hoàn thiện nhân cách. Giáo dục công dân là môn học phục vụ cơng tác giáo dục tư tưởng, chính trị, đạo đức, pháp luật cho học sinh THPT.
Là môn học xã hội gắn liền với các chính sách của Đảng, có nhiệm vụ góp phần đào tạo thanh niên - học sinh thành người lao động mới, hình thành những phẩm chất tích cực của cơng dân trong tương lai: có thế giới quan khoa học, giác ngộ lý tưởng chủ nghĩa xã hội, có đạo đức cách mạng, ra sức thực hiện đường lối và nhiệm vụ cách mạng của Đảng và nhà nước, sống và làm việc theo hiến pháp và pháp luật, có ý thức trách nhiệm cao của người công dân đối với tổ quốc, đối với nhân dân, gia đình và chính bản thân mình.
Trong bối cảnh hiện nay, trước sự phát triển vượt bậc của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ trên thế giới, sự đổi mới mạnh mẽ của đất nước với mục đích đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng cao và trước yêu cầu mà Đảng, Nhà nước giao cho thì việc vận dụng các phương pháp dạy học vào việc phát huy tính tích cực học tập của học sinh, nâng cao chất lượng giảng dạy càng trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết. Nhiệm vụ của mỗi người giáo viên là phải tìm ra các biện pháp thực hiện đổi mới phương pháp dạy học để nâng cao hiệu quả giảng dạy của mình. Vận dụng phương pháp thảo luận nhóm vào việc phát huy tính tích cực học tập môn giáo dục công dân của học sinh THPT cũng nằm trong xu thế đó. Đây là địi hỏi khách quan của sự phát triển giáo dục.
Vận dụng phương pháp thảo luận nhóm trong giảng dạy mơn GDCD lớp 11 là một đề tài có ý nghĩa lí luận và thực tiễn. Nó cho chúng ta hướng tiếp cận với lý luận dạy học tích cực, đồng thời giải quyết nhiệm vụ đổi mới phương pháp dạy học hiện nay góp phần làm phong phú thêm lý luận đổi mới phương pháp dạy học và đem lại hiệu quả cao hơn trong dạy học giáo dục công dân ở các trường THPT.
Đề tài chắc chắn có nhiều thiếu sót và chưa đáp ứng sự mong đợi của đồng nghiệp về nội dung chia sẽ kinh nghiệm cũng như hình thức thể hiện . Rất mong được sự góp ý phê bình của đồng nghiệp và hội đồng khoa học .