Tương quan chỉ tiêu ROE của các ngân hàng thương mại

Một phần của tài liệu Luận án Tran Viet Hung (Trang 93 - 95)

Tổng CTG VCB STB SHB ACB EIB MBB BID NVB Năm

quan ROE% 10,5 25,42 7,84 10,66 17,5 4,53 19,17 14,21 1,22 2018 ROE% 12,02 18,09 5,2 10 14,13 2,32 16,14 15 - 2017 ROE% 11,8 14,69 0,35 7,46 9,9 2,32 11,6 14,8 - 2016 ROE% 10,31 12,07 5,64 7,32 8,17 0,29 12,83 17,2 0,20 2015 ROE % 10,5 10,7 12,56 7,59 7,64 0,38 15,3 15,1 0,24 2014 ROE % 12,4 10,4 14,49 8,56 6,58 4,46 15,5 13,6 0,57 2013 ROE % 19,4 12,6 7,10 22,00 6,38 13,8 17,6 5,03 0,9 2012 ROE % 25,5 17,1 13,97 15,04 27,4 20,1 17,2 5,92 5,61 2011 ROE % 21,0 22,6 15,55 14,98 21,7 12,9 6,01 2,97 - 2010 Nguồn: [1] [2] [3] [4] [5] [6] [7] [8][9]

ROE cho biết hiệu quả sinh lời trên 1 đồng vốn của 1 ngân hàng, ROE càng lớn, hiệu suất sử dụng vốn của ngân hàng càng cao, mà gần như thu nhập của ngân hàng bắt nguồn từ 70% hoạt động tín dụng, vậy hiệu quả quản lý tín dụng càng tốt. ROE<10, hiệu quả thấp; 10<ROE<20 hiệu quả trung bình; ROE>20 hiệu quả tốt.Tương tự như ROA, nhìn chung tổng thể ROE của các NHTM trong khoảng thời gian từ năm 2010-2016 nằm trong khoảng 10<ROE<20, cho thấy hiệu quả kinh doanh chỉ đạt mức trung bình. Cá biệt ( ROE của CTG, VCB, ACB năm 2010 trên 20, ROE của CTG, ACB năm 2011 trên 20, ROE của SHB năm 2012 trên 20, ROE

của VCB năm 2018 trên 20). Hơn nữa, quan sát ROE của các NHTM có xu hướng giảm từ năm 2010 đến năm 2016 (thể hiện số lượng NHTM có 10<ROE<20 giảm dần qua các năm). Năm 2017,2018, ROE của các NHTM có xu hướng tăng lên, ROE của nhiều ngân hàng nằm trong khoảng 10<ROE<20. Nhìn chung, trong khoảng 2010-2018, hiệu quả kinh doanh tuy có cải thiện vào năm 2017, 2018 nhưng không được tốt, tức là hiệu quả quản lý tín dụng khơng tốt.

3.2.2.3.3 Nhóm chỉ tiêu nợ xấu

Đối với nhóm chỉ tiêu này, trong phạm vi của luận án, tác giả xin đề cập đến nhóm 2,3,4,5 – các nhóm nợ quá hạn từ 10 – 360 ngày. Nhóm 2,3,4,5 là nợ cần chú ý, nợ dưới tiêu chuẩn, nợ nghi ngờ và nợ có khả năng mất vốn.

Năm 2011, nợ xấu bắt đầu gia tăng về giá trị lên 85.000 tỉ đồng, chiếm 3,3% tổng dư nợ. Đồng thời, các NHTM bắt đầu gặp khá nhiều trục trặc về thanh khoản và kết quả hoạt động kinh doanh chững lại. Đây là hậu quả tất yếu của: (i) chính sách tiền tệ chặt chẽ, thận trọng và có phần thắt chặt; (ii) nợ xấu tích tụ từ nhiều năm trước được bùng phát; (iii) và tình trạng doanh nghiệp làm ăn thua lỗ trở nên phổ biến.

Điều này ảnh hưởng rất lớn tới hệ thống ngân hàng thương mại ở 3 phương diện: Một là, gia tăng quỹ dự phòng rủi ro tín dụng; hai là, giảm tỷ lệ lợi nhuận trên doanh thu; ba là, rủi ro thanh khoản, kỳ hạn, rủi ro đổ vỡ hệ thống ngân hàng. Và các giải pháp được sử dụng để xử lý nợ xấu năm 2011 phân tán ở từng ngân hàng thông qua siết chặt thẩm định khách hàng vay vốn; hay đảo nợ, giãn/ hoãn/ giảm nợ; và tuân thủ quy định, điều kiện cho vay với doanh nghiệp nhà nước.

Trong năm 2011, thực hiện chỉ đạo của Chính phủ tại Nghị quyết số 11/NQ- CP năm 2011 về giảm tốc độ và tỷ trọng vốn trong lĩnh vực phi sản xuất, nhất là lĩnh vực bất động sản, chứng khoán, NHNN đã yêu cầu các TCTD đưa tỷ trọng dư nợ cho vay lĩnh vực phi sản xuất so với dư nợ về tối đa là 22% (30/06/2011) và 16% ( 31/12/2012).

Tuy nhiên, năm 2012, kết quả tất yếu là bùng nổ tỷ lệ nợ xấu, đồng thời xuất hiện “hỏa mù” về số liệu nợ xấu. Trong giai đoạn, 2008 – 2011, tốc độ tăng trưởng tín dụng bình quân là 26,56%, nhưng tốc độ tăng trưởng nợ xấu lại ở mức 51%. Do đó, nợ xấu được quan tâm khơng chỉ ở cấp độ NHTM, hay NHNN mà còn lên ở nghị trường Quốc hội lẫn Chính phủ. Lúc này đây, số liệu nợ xấu và tình trạng nợ xấu – xấu đến đâu, khơng có gì là rõ ràng.

Ngày 27/11/2012, Thống đốc NHNN đã ban hành văn bản số 7789/NHNN- TTGSNH về trích lập dự phịng và sử dụng dự phịng để xử lý rủi ro tín dụng.

Một phần của tài liệu Luận án Tran Viet Hung (Trang 93 - 95)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(168 trang)
w