Nợ xấu của các ngân hàng thương mại năm 2012-2013

Một phần của tài liệu Luận án Tran Viet Hung (Trang 95 - 97)

ĐVT: tỷ đồng

Nguồn: Báo cáo tài chính ngân hàng

Theo cơng bố của ngân hàng nhà nước về tỷ lệ nợ xấu năm 2012, 2013, tỷ lệ nợ xấu tính đến cuối năm 2013 ở mức 3.79% trong khi năm 2012 duy trì từ 4-5%. Tuy nhiên, nợ xấu của nhiều ngân hàng đã công bố lại tăng đáng kể so với năm trước.

So với các ngân hàng khác cùng nhóm (4 NH có vốn sở hữu Nhà nước), ta thấy tỷ lệ nợ xấu của Vietinbank là rất thấp, năm 2012 là 1,47% đã giảm xuống khoảng 1% vào năm 2013, trong khi của Vietcombank, BIDV lần lượt là 2,4% và 2,7% năm 2012 sang năm 2013 là 2,63% và 1,87%. Còn phần lớn các ngân hàng thương mại khác tỷ lệ nợ xấu vẫn còn tương đối cao, cá biệt có Navibank là 6,07% năm 2013 và Shbank năm 2012 những 8,5%. Tuy nhiên, theo bản thống kê nợ xấu tính đến hết năm 2013, số lượng nợ xấu của Vietinbank nói riêng, các ngân hàng thương mại Việt Nam vần còn rất cao, như Vietinbank còn gần 6.000 tỷ đồng, Vietcombank còn gần 10.000 tỷ đồng…. Đây là hậu quả của việc theo đuổi tăng trưởng tín dụng cao trong thời kỳ trước trong khi năng lực quản lý rủi ro của hệ thống ngân hàng cịn thấp. Ngồi ra Vietinbank cùng các NHTM Nhà nước khác có số lượng nợ xấu lớn cịn vì phải gánh chịu các khoản nợ xấu của các doanh nghiệp Nhà nước, trong đó kể đến tập đồn kinh tế và tổng công ty. Theo Nghị định số 53/2013/NĐ-CP, công ty quản lý tài sản của các TCTC được thành lập( VAMC). Với sự xuất hiện của VAMC, một phần các khoản nợ xấu đã được gạt sang cho VAMC, nhưng VAMC xử lý như thế nào, đòi được bao nhiêu nợ xấu, xem ra gánh nặng này vẫn còn đè nặng lên các ngân hàng thương mại.

Ngày 23/8/2013, NHNN đã ban hành Quyết định số 1085/QĐ-NHNN về Kế hoạch hành động của ngành Ngân hàng triển khai thực hiện Đề án “Xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng” và Đề án “Thành lập Cơng ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam” (VAMC) ban hành kèm theo Quyết định số 843/QĐ-TTg ngày 31/5/2013 của Thủ tướng Chính phủ. Theo đó, TCTD phải đơn đốc thu hồi nợ, bán và phát mại các tài sản đảm bảo, sử dụng dự phòng rủi ro để xử lý nợ xấu theo pháp luật. Đối với những khoản nợ không tự xử lý được, các TCTD sẽ bán cho VAMC và nhận về trái phiếu đặc biệt được chiết khấu tại NHNN với lãi suất và tỷ lệ chiết khấu lại do NHNN quyết định. Nhưng kể từ đầu năm 2015 trở lại đây, tỷ lệ nợ xấu lại có chiều hướng gia tăng.

Thật vậy, mặc dù đã được triển khai quyết liệt song nợ xấu vẫn là một thách thức lớn đối với toàn ngành. Theo số liệu từ Ngân hàng Nhà nước, tính đến cuối năm 2013, nợ xấu các nhà băng tự báo cáo là gần 139.000 tỷ đồng, chiếm khoảng 4,55%. Như vậy, một mình ơng lớn quốc doanh Agribank đang "ơm" tới 25% "cục máu đơng" của tồn hệ thống ngân hàng. Tiếp đó là hai ơng lớn Vietcombank và BIDV với khoảng gần 10.000 tỷ đồng, Vietinbank đứng thứ ba với gần 6.000 tỷ đồng và Shbank và ACB với khoảng 5.000 tỷ đồng. Tính bình qn tỷ lệ nợ xấu tồn ngành ngân hàng năm 2013 vẫn ở mức cao 3,61%.

Năm 2014, NHNN tiếp tục cho phép các TCTD thực hiện việc cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ nhằm góp phần giảm bớt gánh nặng tài chính và hỗ trợ sản xuất kinh doanh cho khách hàng vay, tuy nhiên quy định chặt chẽ hơn để tránh các TCTD lợi dụng việc cơ cấu nợ để che giấu nợ xấu.

Ngày 18/3/2014, NHNN đã ban hành Thông tư số 09/2014/TT-NHNN về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 02/2013/TT-NHNN, cho phép các TCTD tiếp tục được thực hiện việc cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ kể từ ngày 20/3/2014 đến hết ngày 1/4/2015 nhưng mỗi khoản nợ chỉ được cơ cấu lại một lần.

Các TCTD tiếp tục tích cực chủ động xử lý nợ xấu, trong 7 tháng đầu năm các TCTD đã xử lý được hơn 40,8 nghìn tỷ đồng nợ xấu thơng qua: (1) Khách hàng trả nợ: 14,3 nghìn tỷ đồng; (2) Bán, phát mại tài sản bảo đảm để thu hồi nợ: 1,56 nghìn tỷ đồng; (3) Bán cho các tổ chức, cá nhân: 14,49 nghìn tỷ đồng; (4) Xử lý bằng dự phịng rủi ro: 8,3 nghìn tỷ đồng...

Và VAMC vẫn là cơng cụ chiến lược trong việc giảm dần nợ xấu của các TCTD. Thực tế cho thấy, tỷ lệ nợ xấu giảm dần của các TCTD có mối quan hệ chặt chẽ với việc mua nợ xấu của VAMC trong giai đoạn 6 tháng cuối năm 2014 và các tháng đầu năm 2015. VAMC tiến hành mua nợ xấu bằng trái phiếu đặc biệt (TPĐB)

đối với những khoản nợ của các TCTD đáp ứng đủ điều kiện quy định. Lũy kế từ tháng 10/2013 đến 31/12/2014, VAMC đã thực hiện mua 133.555 tỷ đồng dư nợ gốc với giá mua 108.652 tỷ đồng của 39 TCTD.

Trong năm 2014, VAMC đã duyệt mua khoảng 98 nghìn tỷ đồng nợ xấu, trong đó tháng 12/2014 là khoảng 36 nghìn tỷ đồng. Tại cuộc họp báo của Ngân hàng Nhà nước cuối tháng 12/2014 về kết quả điều hành chính sách tiền tệ, hoạt động ngân hàng năm 2014, định hướng, giải pháp điều hành trong năm 2015, đại diện VAMC cho biết, kể từ khi đi vào hoạt động đến ngày 23/12, VAMC đã mua được 123.000 tỷ đồng nợ xấu. Ngoài ra, trong năm 2014 đã có 4.000 tỷ đồng nợ xấu được xử lý thơng qua các hình thức xử lý tài sản bảo đảm, bán nợ, thực hiện bán đấu giá.

Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cho biết, tính đến hết 2014, nợ xấu theo báo cáo của các tổ chức tín dụng (TCTD) là tương đương khoảng hơn 3,8%). Theo bảng số liệu, nhìn chung các 9 NHTM, tỷ lệ nợ xấu duy trì ở mức từ 2-2,5% giữ ở mức thấp hơn so với toàn ngành. Giảm mạnh nhất như NVB giảm từ 6,07% năm 2013 xuống 2,52% năm 2014, SHB giảm từ 4,06% xuống 2,03%.

Một phần của tài liệu Luận án Tran Viet Hung (Trang 95 - 97)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(168 trang)
w