Có 2 phương pháp kéo căng thanh căng ứng lực trước thường dùng trong gia cường dầm bê tông cốt thép chịu uốn là:
a) Phương pháp kéo căng bằng kích: Kích tiến hành kéo căng đặt ở phần đầu của thanh căng. Trong trường hợp khó đặt kích kéo căng ở đầu dầm, có thể dùng kích kiểu kéo ngồi kéo căng ở phần giữa dầm (Hình 9).
b) Phương pháp kéo căng bằng các công cụ đơn giản (clê, bulông): đây là phương pháp tác động theo chiều ngang. Nguyên lí của phương pháp là khi hai đầu của thanh căng gia cường đã được neo chặt vào dầm, dùng các công cụ đơn giản như cờ lê và bu-lông, cưỡng bức thanh căng từ thẳng biến thành cong, tạo ra biến dạng và ứng suất trước trong thanh căng.
CHÚ DẪN: 1 Dầm hiện có
2 Thép hình gia cường 3 Bu lơng dùng đê căng 4 Thanh phụ trợ
5 Bu lông cường độ cao để neo
Hình 9 - Kỹ thuật gia cường bằng phương pháp căng ngoài (căng sau) 6.1.11.3. Neo cố định thanh căng ứng lực trước
Neo cố định thanh căng ứng lực trước: có 4 phương pháp neo cố định thanh căng ứng lực trước: a) Neo cố định bằng bản thép chữ U (Hình 10): các bước tiến hành như sau:
- Đục bỏ lớp bê tông bảo vệ ở đầu dầm, quét keo epoxy lên khu vực này;
- Kẹp chặt bản thép hình chữ U có cùng chiều rộng với dầm trong lớp keo epoxy; - Hàn đầu của thanh kéo gia cường vào bản thép chữ U.
b) Ma sát bu-lông cường độ cao kết hợp với keo dán (Hình 11): phương pháp này được đề xuất trên nguyên tắc làm việc của bu-lông cường độ cao trong kết cấu thép. Các bước tiến hành là:
- Khoan lỗ có cùng đường kính với bu-lơng cường độ cao trên dầm cũ và trên bản thép;
- Sau khi quét một lớp keo epoxy hoặc hồ xi-măng cường độ cao lên bản thép và bề mặt dầm cũ, dùng bu-lông cường độ cao nén chặt bản thép trên dầm cũ nhằm tạo ra lực dính kết và lực ma sát; - Neo cố định thanh căng ứng lực trước trên mép lồi đường hàn với bản thép hoặc hàn trực tiếp trên bản thép.
CHÚ DẪN: 1 Dầm hiện có 2 Thanh kép 3 Cấu kiện phụ trợ 4 Thép hình chữ U 5 Cấu kiện phụ trợ Hình 10 - Neo cố định bằng bản thép chữ U CHÚ DẪN: 1- Dầm hiện có 2- Thanh căng 3- Thanh phụ trợ 4- Thép bản
5- Bu-lơng cường độ cao
Hình 11 - Neo cố định sử dụng bu lông cường độ cao
c) Neo hàn: Neo hàn là phương pháp neo cố định hàn trực tiếp thanh thép gia cường trên vùng ứng suất tương đối nhỏ của cốt thép cũ của dầm (phía trên của dầm đơn giản, vùng gần gối tựa, Hình 12). Đục rãnh trên bề mặt dầm để lộ cốt thép cũ, hàn thanh thép ứng lực trước vào cốt thép cũ, đồng thời
dùng vữa epoxy dán thanh thép gia cường vào trong rãnh. Khi đó khơng chỉ thanh căng ứng lực trước được neo mà còn tận dụng triệt để được cường độ cốt thép của dầm cũ.
CHÚ DẪN 1 Dầm hiện có 2 Thăng căng 3 Cấu kiện phụ trợ
Hình 12 - Neo hàn
d) Neo lợi dụng chi tiết chôn sẵn cũ: nếu đầu dầm được gia cố các chi tiết chơn sẵn thích hợp, hàn thanh kéo gia cường trên các chi tiết này có thể đạt được mục đích neo cố định.