Thực trạng ủy quyền cho Ban Quản lý Khu kinh tế

Một phần của tài liệu Luận án Đỗ Minh Tuấn (Trang 84 - 102)

Các lĩnh vực được ủy quyền Tình hình ủy quyền

Thẩm định và cấp, điều chỉnh, thu hồi GCN đầu tư đối với các dự án đầu tư thuộc thẩm quyền.

Cấp phép thành lập văn phòng; cấp phép kinh doanh… trong KCN.

Cấp phép lao động; sổ lao động; tổ chức đăng ký các nội quy về lao động…

+ Cấp GCN xuất xứ hàng hoá; các loại giấy phép, chứng chỉ, chứng nhận khác liên quan đến hàng hóa trong KCN, KKT.

Nguồn: Tác giả tổng hợp

Phân cấp, ủy quyền theo quy định của tỉnh Quảng Ninh: Trong giai đoạn

2011 - 2017, UBND tỉnh Quảng Ninh đã ban hành 10 quyết định (Phụ lục

8) nhằm thực hiện chức năng QLNN đối với các KCN trên địa bàn. Các quyết định này đã cụ thể hóa, quy định rõ và chi tiết hơn việc phân cấp, ủy quyền

QLNN đối với các KCN trên địa bàn, đồng thời hướng tới mục tiêu thu hút được nhiều nhà đầu tư tiềm năng. Việc phân cấp, ủy quyền QLNN đối với các KCN trên địa bàn tỉnh cho Ban Quản lý Khu kinh tế thực hiện chủ yếu theo 4 quyết định:

(1) Quyết định số 929/2014/QĐ-UBND, ngày 09/5/2014 “Quy định chức

năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ban Quản lý Khu kinh tế”;

(2) Quyết định số 1519/2017/QĐ-UBND, ngày 10/5/2017 “Kiện toàn

cơ cấu tổ chức bộ máy của Ban Quản lý Khu kinh tế Quảng Ninh”;

(3)Quyết định số 2999/2016/QĐ-UBND, ngày 15/9/2016 “Quy định hướng

dẫn quản lý dự án đầu tư bằng nguồn vốn ngoài ngân sách nhà nước và dự án đầu tư theo hình thức đối tác cơng tư (PPP) trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh”;

(4) Quyết định số 1256/2017/QĐ-UBND, ngày 25/4/2017 về việc ban hành “Quy chế phối hợp giữa Ban Quản lý Khu kinh tế Quảng Ninh với các

sở, ban, ngành và UBND các huyện, thị xã, thành phố về quản lý nhà nước tại các KCN, KKT, KKT cửa khẩu trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh”.

Cơ chế phân cấp trong QLNN đối với các KCN Quảng Ninh thực chất là việc các bộ, ngành Trung ương, UBND tỉnh Quảng Ninh và các sở, ngành liên quan ủy quyền cho Ban Quản lý Khu kinh tế thực hiện chức năng QLNN đối với các KCN trên địa bàn theo quy định tại các nghị định của Chính phủ và thơng tư liên quan điều chỉnh về KCN của các bộ chuyên ngành. Có thể nhận thấy, Ban Quản lý Khu kinh tế được UBND tỉnh Quảng Ninh ủy quyền trực tiếp giải quyết hầu hết các vấn đề liên quan đến QLNN theo chức năng và lĩnh vực hoạt động đối với các KCN trên địa bàn. Việc UBND tỉnh Quảng Ninh sửa đổi, ban hành kịp thời các văn bản nêu trên đã làm rõ thẩm quyền, trách nhiệm, gắn với chức năng, nhiệm vụ và trách nhiệm giải trình của các cơ quan QLNN đối với KCN, có ý nghĩa quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp và tích cực đến chất lượng, hiệu quả quản lý các KCN trên địa bàn.

3.2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC CẤP TỈNH ĐỐI VỚI CÁC KHU CÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NINH

3.2.1. Thực trạng xây dựng và tổ chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch phát triển khu công nghiệp

“Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020, tầm nhìn 2030” phê duyệt tại Quyết định số 2622/QĐ-TTg ngày 31/12/2013, xác định: “Tập trung ưu tiên nguồn lực phát triển 06 KCN: Cái

Lân, Việt Hưng, Hoành Bồ, Đầm Nhà Mạc, Hải Yên, Cảng biển Hải Hà, đảm bảo phát triển các KCN này thành những trung tâm sản xuất; các KCN còn lại sẽ được phát triển theo thời gian và lộ trình thực tiễn để đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế xã hội của tỉnh”.

Trên cơ sở “Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội” của tỉnh, Quảng Ninh đã quy hoạch 11 KCN tại các khu vực có nhiều lợi thế và được phân bố ở 9/14 địa phương trong tỉnh. Tính đến 31/12/2017, tỉnh đã thành lập 07/11 KCN (chưa tính các KCN đang triển khai lập quy hoạch phân khu chức năng tại KKT Vân Đồn), trong đó có 02 KCN được thành lập một phần diện tích với tổng diện tích đất tự nhiên 2.776,9 ha, diện tích đất cơng nghiệp là 1.814,8ha, diện tích đất có hạ tầng có thể cho thuê đạt 404,4 ha [4; 3]. Hiện 3/4 KCN còn lại đã được chấp thuận bổ sung vào “Quy hoạch phát triển các KCN Việt Nam đến năm 2020” (tại các Văn bản số 934/TTg-KCN ngày 10/6/2009 và số 1607/TTg-KCN ngày 09/9/2009).

Mặc dù quy trình xây dựng, phê duyệt, rà soát, bổ sung quy hoạch KCN trên địa bàn diễn ra khá phức tạp, song chính quyền tỉnh Quảng Ninh ln quan tâm và làm khá tốt công tác QLNN về quy hoạch KCN. Với phương châm quy hoạch phải đi trước một bước, UBND tỉnh Quảng Ninh đã trực tiếp chỉ đạo lập quy hoạch, triển khai thực hiện quy hoạch đồng thời quản lý chặt chẽ việc thực hiện quy hoạch trong đầu tư, xây dựng các KCN theo hướng tập trung nguồn lực cho các KCN được ưu tiên, tạo động lực, sức lan tỏa để thu hút đầu cho các KCN tiếp theo.

Hình 3.3: Bản đồ Quy hoạch các khu công nghiệp tỉnh Quảng Ninh

Nguồn: [5].

Cụ thể: Trong giai đoạn 2011 - 2017, UBND tỉnh đã phê duyệt 03 quy hoạch chung xây dựng, gồm: “Điều chỉnh Quy hoạch chung xây dựng tỷ lệ 1/10000 KCN - Cảng biển Hải Hà”; “Quy hoạch chung xây dựng tỷ lệ 1/10000 Khu dịch vụ cảng biển, cảng biển, công nghiệp và đô thị tại khu vực Đầm Nhà Mạc, thị xã Quảng Yên”; “Quy hoạch chung xây dựng Khu phức hợp đô thị công nghiệp cơng nghệ cao tại thành phố ng Bí và thị xã Quảng Yên”; phê duyệt 08 quy hoạch phân khu tỷ lệ 1/2.000. Ban Quản lý Khu kinh tế cũng phê duyệt 28 quy hoạch chi tiết xây dựng, tỷ 1/500 (Phụ lục 7).

Trong quá trình triển khai quy hoạch, UBND tỉnh thường xuyên chỉ đạo kiểm tra, đánh giá lại mức độ phù hợp, tính khả thi giữa quy hoạch được lập và kết quả thực tế đạt được, đặc biệt là những vấn đề liên quan tới môi trường, đồng thời chỉ đạo công khai minh bạch 100% quy hoạch các KCN để chính quyền địa phương và nhân dân được biết, phối hợp triển khai và theo dõi, giám sát. Kết quả khảo sát, đánh giá về quy hoạch KCN của tỉnh Quảng Ninh dựa trên một số tiêu chí cho thấy:

- Về vị trí đặt KCN: Cơ bản bố trí khoa học, phù hợp với khơng gian

vùng và địa phương, có khoảng cách hợp lý với khu dân cư (ngoại trừ KCN Cái Lân) và kết nối đồng bộ với hệ thống HTKT. Cụ thể:

+ Hạ tầng giao thông: (1) Đường bộ: 100% các KCN đang hoạt động được quy hoạch và đã kết nối với các tuyến đường bộ trọng điểm của tỉnh, trong đó 5/7 KCN, gồm: Sơng Khoai, Đơng Mai, Cái Lân, Hải Yên, Cảng biển Hải Hà được quy hoạch và kết nối trực tiếp với Quốc lộ 18 - tuyến đường bộ chủ yếu nối với Quảng Ninh với các tỉnh trong Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, 2 KCN còn lại được kết nối với Cao tốc Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh. (2) Đường sắt: Kết nối yếu. Dự án đường sắt Yên Viên - Cái Lân dài khoảng 180 km đến tận KCN Cái Lân dừng thi công từ 2011 do thiếu vốn. Hiện tại, chủ đầu tư là Bộ Giao thơng - Vận tải đang trình Thủ tướng cho triển khai tiếp. Theo Quy hoạch xây dựng vùng tỉnh, sẽ triển khai tuyến đường sắt theo hành lang đường trục chính kết nối KCN với tuyến đường sắt dọc theo hành lang đường cao tốc Hạ Long - Móng Cái và tuyến đường sắt kết nối cảng Lạch Huyện với tuyến đường sắt Yên Viên - Cái Lân. (3) Đường thủy: Quy hoạch các KCN của tỉnh đều có bến cảng. Đa số các KCN từ Quảng Yên đến Móng Cái đều được quy hoạch giáp biển, sông nên kết nối giao thông đường thủy thuận lợi… Hiện tại, kết nối yếu, mới có KCN Cái Lân có Cảng nước sâu Cái Lân; KCN Đầm Nhà Mạc, Nam Tiền Phong đang đầu tư.. (3) Đường hàng không: Cảng Hàng không quốc tế Vân Đồn được xây dựng với chủ đầu tư là Tập đoàn Sungroup, tổng mức đầu tư 7500 tỷ, cấp 4E, có khả năng tiếp nhận được máy bay vận tải lớn; năng lực trung chuyển 2 triệu khách/năm, phục vụ KCN công nghệ cao Vân Đồn và các KCN lân cận... tạo động lực to lớn để phát triển kinh tế, xã hội, trong đó có các KCN.

+ Hệ thống cấp điện: Hiện tại, hạ tầng cấp điện cho các KCN bao gồm hệ thống cột điện, dây điện và hệ thống đèn chiếu sáng đã được cung cấp tới

tận hàng rào của 6 KCN đang hoạt động, tạo điều kiện để các DN kinh doanh KCN đấu nối, hoàn thiện HTKT bên trong KCN. Cụ thể: (1) KCN Cái Lân: đã đầu tư, hoàn thiện hệ thống cấp điện cho KCN; (2) KCN Việt Hưng: Nguồn cấp điện hiện nay được lấy từ tuyến điện 22 kV cấp điện cho KCN; (3) KCN Hải Yên: Đã đầu tư tuyến đường dây 110 kV cấp điện cho KCN Hải Yên; (4) KCN Đông Mai: Nguồn cấp điện hiện nay được lấy từ tuyến điện 22 kV cấp điện cho KCN; (5) KCN Cảng biển Hải Hà: Giai đoạn đầu sử dụng nguồn từ lưới điện 110kV, 220kV hiện có của tỉnh; giai đoạn sau xây dựng nhà máy nhiệt điện Hải Hà công suất 2.100MW để cấp điện trực tiếp cho KCN và cấp hơi nước phục vụ hoạt động sản xuất dệt may; (6) KCN Dịch vụ Đầm Nhà Mạc: đã có đường dây 110kV từ Trạm biến áp Chợ Rộc đi Cát Hải qua khu vực phía Đơng, đã bổ sung quy hoạch và triển khai đầu tư Trạm 110Kv phục vụ cho KCN.

+ Hệ thống cấp nước: Việc cấp nước cho các KCN do Công ty cổ phần nước sạch Quảng Ninh thực hiện. Hiện tại, các KCN trên địa bàn tỉnh đã được cung cấp đầy đủ nước sạch phục vụ sản xuất và sinh hoạt về đến chân hàng rào KCN. Việc đấu nối nước vào 6 KCN đang hoạt động về cơ bản cũng đã được hoàn tất. Cụ thể: KCN Cái Lân đã đầu tư và hoàn thành hệ thống cấp nước cho KCN; KCN Việt Hưng đang sử dụng nguồn nước từ Nhà máy nước Đồng Ho cấp; KCN Hải Yên đã đầu tư nhà máy nước Kim Tinh và hệ thống đường ống cấp nước cho KCN; KCN Đông Mai đang sử dụng nguồn nước từ Nhà máy nước ng Bí cấp. KCN - Cảng biển Hải Hà hiện tại đang sử dụng nước sông Hà Cối và sông Tài Chi bằng phương pháp Đập Dâng, trong dài hạn sẽ dùng nguồn nước từ hồ Tràng Vinh và hồ Tài Chi; KCN - Dịch vụ Đầm

Nhà Mạc: nằm cách nhà máy nước Quảng Yên (công suất 5.000m3) khoảng

- Về quy mơ, diện tích KCN: Đối chiếu với quy định và quy mơ bình

qn, tỷ lệ diện tích đất cơng nghiệp/tổng diện tích KCN đảm bảo phù hợp, cơ cấu hợp lý. Tuy nhiên, do tốc độ đơ thị hóa và mở rộng diện tích của thành phố Hạ Long diễn ra quá nhanh nên KCN Cái Lân (với tỷ lệ diện tích đất cơng nghiệp chiếm tới 76% tổng diện tích KCN) nằm gọn trong trung tâm Thành phố đã trở thành lực cản đối với việc xây dựng thành phố du lịch Hạ Long.

- Về bố trí các phân khu chức năng: Cơ bản phù hợp, giúp tận dụng

được các nguồn lực tại chỗ, sẵn có, khai thác và sử dụng hiệu quả lợi thế so sánh của từng vùng, địa phương. Phân khu chức năng của 2 KCN mới thành lập là Texhong (thuộc KCN Cảng biển Hải Hà) và Nam Tiền Phong (thuộc KCN Dịch vụ Đầm Nhà Mạc) tốt hơn so với các KCN trước, phát huy được lợi thế về quỹ đất công nghiệp và khai thác hiệu quả nguồn nhân lực dồi dào của địa phương.

- Về phát triển các ngành nghề: Quy hoạch ngành, nghề tại các KCN

của tỉnh cơ bản phù hợp với quy hoạch vùng và đặc thù của địa phương. Việc thu hút đầu tư, phát triển các ngành nghề trong KCN thực hiện đúng với quy hoạch được phê duyệt, khơng có hiện tượng vi phạm. Tuy nhiên, quy hoạch ngành nghề cho từng KCN chưa tập trung, chưa có xu hướng mở để tăng sức hấp dẫn trong thu hút đầu tư, các yếu tố liên kết ngành chưa được xem xét một cách tổng thể. Do vậy, nếu khơng được kiểm sốt chặt chẽ sẽ dẫn đến tình trạng đầu tư dàn trải, khả năng kết nối giữa các DN trong cùng một KCN yếu, không tạo thành chuỗi liên kết, ảnh hưởng đến hiệu quả đầu tư.

-Về tỷ lệ lấp đầy KCN: tính đến 31/12/2017, tỷ lệ lấp đầy của các KCN

Quảng Ninh đạt 87%, cao so với bình quân chung cả nước (73%), ngang bằng với Hà Nội, Đà Nẵng, là những tỉnh, thành phố có quy hoạch tốt và các KCN phát triển.

100.00% 86.92% 87% 87% 90.00% 78.60% 80.00% 64.20% 70.00% 54.91% 57.60% 60.00% 50.00% 40.00% 30.00% 20.00% 10.00% 0.00%

Bình Dương Hải Phịng Vĩnh Phúc Bắc Ninh Đà Nẵng Hà Nội Quảng Ninh

Hình 3.4: So sánh tỷ lệ lấp đầy khu công nghiệp tại một số địa phương

Nguồn: [12].

Tuy nhiên, chỉ có KCN Cái Lân có tỷ lệ lấp đầy KCN đạt 100%. Tỷ lệ này ở các KCN còn lại đều ở dưới tỷ lệ lấp đầy bình quân. Điều này cho thấy tốc độ và hiệu quả thu hút đầu tư vào các KCN của tỉnh chưa cao.

Nhìn chung, việc triển khai thực hiện quy hoạch các KCN được chính quyền tiến hành một cách linh hoạt, kết hợp vừa đầu tư, xây dựng, vừa rà soát, điều chỉnh, bổ sung theo điều kiện, nhu cầu phát triển của tỉnh. Đến 31/12/2017, tỉnh đã cơ bản hoàn thành 2 quy hoạch chung xây dựng đối với KCN - Cảng biển Hải Hà, KCN - Dịch vụ Đầm Nhà Mạc, hoàn thành các quy hoạch phân khu tỷ lệ 1/2000 đối với các KCN: Cái Lân, Việt Hưng, Đông Mai, Hải Yên, KCN Texhong Hải Hà, KCN - Dịch vụ Đầm Nhà Mạc và KCN Sơng Khoai. Các KCN cịn lại chủ yếu mới hoàn thành quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/2.000, đang trong q trình giải phóng, san lấp mặt bằng và bước đầu triển khai đầu tư xây dựng hạ tầng trong KCN. Nhìn chung, hệ thống kết cấu hạ tầng của nhiều KCN, kể cả của những KCN đã đi hoạt động được đầu tư, xây dựng theo đúng quy hoạch nhưng chưa đồng bộ; việc kết nối các cơng

trình HTKT ngồi hàng rào KCN với các cơng trình tiện ích cơng cộng trong KCN chưa phát huy hiệu quả.

Công tác tổ chức lập, thẩm định và phê duyệt quy hoạch chi tiết xây dựng các KCN cũng bộc lộ một số hạn chế, cần rút kinh nghiệm, thể hiện ở tốc độ triển khai chậm, các yếu tố liên kết vùng chưa được xem xét một cách toàn diện, quy hoạch chi tiết chưa gắn với quy hoạch nhà ở, các thiết chế văn hóa, các cơng trình cơng cộng... nên chưa tạo được nền tảng vững chắc để PTBV. Tình trạng phải điều chỉnh, bổ sung quy hoạch còn khá phổ biến. Điển hình là việc phải đề nghị đưa KCN Tiên Yên ra khỏi “Quy hoạch phát triển các KCN trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh” do quy hoạch khơng cịn phù hợp; phải điều chỉnh diện tích KCN Hồnh Bồ cho phù hợp với “Quy hoạch vùng tỉnh”; chuyển đổi KCN Phương Nam từ vị phường Phương Nam, TP. ng Bí sang xã Sông Khoai, thị xã Quảng Yên...

3.2.2. Thực trạng hỗ trợ thành lập, đầu tư, xây dựng khu công nghiệp Nhằm tăng sức hấp dẫn và tạo ra được những lợi thế so sánh cho các KCN của tỉnh, trong giai đoạn 2011 - 2017, UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 2339/2013/QĐ-UBND, sau đó thay thế bằng Quyết định số 2895/2015/QĐ-UBND ngày 30/9/2015 “về việc ban hành chính sách hỗ trợ

và ưu tiên đầu tư vào các KCN, KKT trên địa bàn tỉnh”. Có thể nói đây là các

Một phần của tài liệu Luận án Đỗ Minh Tuấn (Trang 84 - 102)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(199 trang)
w