Kết quả khảo sát về cung ứng dịch vụ hành chính cơng

Một phần của tài liệu Luận án Đỗ Minh Tuấn (Trang 105 - 199)

Khơng Bình Hài Rất

Nội dung đánh giá hài hài

thường lịng

lịng lòng

1. Kết quả nhận được là đúng 3 13 60 9

quy định (3,6%) (15,3%) (70,6%) (10,6%)

2. Kết quả nhận được có thơng 0 5 55 25

tin đầy đủ (0%) (5,9%) (64,7%) (29,4%)

3. Kết quả nhận được có thơng 1 6 50 28

tin chính xác (1,2%) (7,1%) (58,8%) (32,9%)

Nguồn: Tác giả tổng hợp từ kết quả khảo sát tại Phụ lục số 1

Về các dịch vụ hỗ trợ, với vai trị chủ trì, Ban Quản lý Khu kinh tế đã làm rất tốt công tác tư vấn về pháp luật. Ban phối hợp với các sở, ngành liên quan triển khai, hướng dẫn các văn bản pháp luật do Trung ương và tỉnh ban hành tới 100% các doanh nghiệp KCN bằng nhiều hình thức: phổ biến, quán triệt, tập huấn cho các DN, nhà thầu hoạt động trên địa bàn KCN nắm vững và nghiêm túc thực hiện các quy định của pháp luật liên quan đến an toàn, an ninh trên địa bàn; 100% DN được tham gia các chương trình hỗ trợ DN, hỗ trợ tham gia đối thoại DN với các hình thức hỗ trợ đa dạng.

Về giải quyết khó khăn, vướng mắc của nhà đầu tư: Trên 80% DN được

hỏi khẳng định, cơ quan QLNN đã giải quyết có trách nhiệm và hiệu quả các khó khăn, vướng mắc của DN (Bảng 3.8). Kết quả này cho thấy DN đánh giá rất cao những nỗ lực của chính quyền trong việc tiếp nhận phản ánh,

kiến nghị cũng như đã thực sự đồng hành cùng DN khi rất tích cực xử lý các kiến nghị sau khi tiếp nhận. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều ý kiến băn khoăn về mức độ kịp thời trong việc thông báo kết quả xử lý kiến nghị, phản ánh của DN khi có tới 28,2% bày tỏ thái độ chưa thực sự hài lịng, trong đó 8,2% khơng hài lịng.

Bảng 3.8: Kết quả khảo sát về giải quyết kiến nghị, phản ánh của doanh nghiệp

Không Bình Hài Rất

Nội dung đánh giá hài thường lịng hài

lịng lòng

1. Mức độ dễ dàng thực hiện 2 14 50 19

góp ý, phản ánh, kiến nghị (2,4%) (16,4%) (58,8%) (22,4%)

2. Cơ quan tiếp nhận và xử lý tích 3 15 45 22

cực các góp ý, phản ánh, kiến nghị (3,6%) (17,6%) (52,9%) (25,9%)

3. Cơ quan thông báo kịp thời 7 17 41 20

kết quả xử lý các ý kiến góp ý,

(8,2%) (20%) (48,2%) (23,6%)

phản ánh, kiến nghị

Nguồn: Tác giả tổng hợp từ kết quả khảo sát tại Phụ lục số 1

Về mức độ bình đẳng trong cạnh tranh: Hiện vẫn phổ biến tình trạng

các địa phương dành ưu tiên nhiều hơn cho thu hút đầu tư nước ngoài so với phát triển khu vực tư nhân, giải quyết TTHC cho các DN lớn nhanh hơn các DN vừa và nhỏ, khiến cho mức độ bình đẳng thực sự trong cạnh tranh vẫn còn là mục tiêu cần phấn đấu trong giai đoạn 2019 - 2025.

3.2.4. Thực hiện các quy định của pháp luật trong địa bàn các khu công nghiệp

3.2.4.1. Thực hiện các quy định của pháp luật về lao động

* Tình hình lao động và các chính sách hỗ trợ: Giai đoạn 2011 - 2017,

số lao động làm việc trong các KCN của tỉnh có xu hướng gia tăng một cách khá ổn định (Bảng 3.9).

Bảng 3.9. Tổng hợp số lượng lao động tại các khu công nghiệp tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2011 - 2017

Năm Doanh nghiệp

Doanh nghiệp FDI Doanh nghiệp trong nước Tổng số lao động Đơn vị tính: người 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 3.831 3.084 5.899 9.350 11.657 16.730 20.533 1.800 1.454 1.664 1.395 1.408 1.363 1.664 5.631 4.538 7.653 10.745 13.065 18.093 22.197 Nguồn: [5; 4; 3; 6]

Năm 2011, các KCN chỉ thu hút 5.631 lao động. Năm 2012, con số này giảm 20% xuống cịn 4.538 người (trong đó có 67% trong các cơng ty nước ngồi, 33% trong các công ty trong nước, gồm chủ yếu là người lao động địa phương). Tuy nhiên, từ 2013 đến 2015, số lao động trong các KCN tăng ổn định khoảng 3.000 người/năm. Giai đoạn 2016 - 2017, tăng trên 4.000 người/ năm, cho thấy các KCN đã phát triển nhanh và thu hút được lao động. Đến 31/12/2017, tổng số lao động trong KCN là 22.197 người, tăng gấp 4 lần so với 2011, 3 lần so với 2013 và hơn 2 lần so với 2014. Tuy nhiên, nếu số lượng lao động trong các doanh nghiệp FDI tăng nhanh thì số lượng lao động trong các DN trong nước cơ bản không tăng. Điều này cho thấy sức hấp dẫn của các DN trong nước thấp, không thu hút được người lao động.

Theo quy hoạch, đến năm 2020, số lao động trong các KCN của tỉnh dự báo sẽ lên tới trên 128.800 người [28], trong đó có khoảng 10.000 cán bộ quản lý, 65.500 công nhân kỹ thuật và lao động đã qua đào tạo, còn lại là lao động phổ thông. Điều này đặt ra yêu cầu phải gấp rút có kiện tồn hệ thống các cơ sở đào tạo nghề và phải có giải pháp đồng bộ để đảm bảo cung ứng đủ lao động cho các KCN. Tỉnh cũng cần chú trọng đào tạo, thu hút và cung ứng cho các

KCN những chuyên gia giỏi để quản lý, điều hành DN, đồng thời làm tốt công tác, quy hoạch, dự báo nhu cầu lao động, công nhân kỹ thuật lành nghề để đáp ứng tốt nhất nhu cầu rất đa dạng của sản xuất kinh doanh.

Để QLNN về lao động đem lại hiệu quả thiết thực, chính quyền tỉnh cũng thực thi nhiều chính sách để hỗ trợ doanh nghiệp KCN phát triển nguồn nhân lực, cụ thể:

(1) Hỗ trợ DN thu hút, tuyển dụng lao động: UBND tỉnh đã ban hành Văn bản số 4529/UBND-VX2 ngày 22/6/2017 “V/v hỗ trợ, tạo điều kiện cho doanh nghiệp trong KCN thực hiện công tác thu hút, tuyển dụng lao động”, theo đó các cơ quan thơng tin đại chúng (Báo Quảng Ninh, Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh, Cổng Thơng tin điện tử tỉnh) đăng tải miễn phí thơng tin tuyển dụng lao động của các doanh nghiệp KCN, đồng thời chỉ đạo các cơ quan chức bổ sung, hoàn thiện Đề án thu hút lao động trong các doanh nghiệp KCN, KKT trên địa bàn tỉnh.

(2) Hỗ trợ DN đào tạo nghề: Triển khai linh hoạt sáng tạo công tác hỗ trợ DN đào tạo nghề, tuyển dụng lao động bằng nhiều hình thức, như: hỗ trợ chi phí dạy nghề; tổ chức hội thảo gắn kết đào tạo nghề với yêu cầu tuyển dụng lao động của DN, ký kết giao ước về xây dựng chương trình đào tạo, tổ chức đào tạo và tuyển dụng lao động giữa các DN và cơ sở đào tạo nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh; tổ chức các phiên giao dịch việc làm. Giai đoạn 2011 - 2017, chính quyền tỉnh đã sử dụng ngân sách để hỗ trợ đào tạo nghề cho lao động KCN, đặc biệt là đối tượng người dân mất đất để xây dựng KCN được chuyển đổi nghề, ổn định cuộc sống.

(3) Hỗ trợ tập huấn, bồi dưỡng kiến thức cho DN và lao động KCN: hỗ trợ bồi dưỡng kiến thức cho lao động KCN về bình đẳng giới, bảo vệ và chăm sóc trẻ em; tổ chức tập huấn cấp GPLĐ cho người nước qua mạng điện tử cho các DN có sử dụng lao động nước ngoài; tập huấn về kỹ năng thương lượng tập

thể, ký kết thỏa ước lao động tập thể và đối thoại tại nơi làm việc cho cán bộ cơng đồn cơ sở; tun truyền phát triển đồn viên và hướng dẫn thủ tục để thành lập cơng đồn cơ sở mới [5; 6]; tổ chức hội nghị tập huấn an toàn vệ sinh thực phẩm, an toàn vệ sinh lao động cho DN trong KCN; hội thảo nhằm nâng cao kỹ năng giải quyết các công việc thực tiễn như: “Kinh nghiệm trong tổ chức đối thoại, thương lượng tập thể; giải quyết tranh chấp lao động, đình cơng cho mạng lưới làm cơng tác quan hệ lao động”; “Thực trạng, giải pháp nâng cao chất lượng thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở tại các DN trong KCN, KKT tỉnh Quảng Ninh”, nắm bắt tình hình người sử dụng lao động, tư tưởng của người lao động, kịp thời phát hiện khó khăn, vướng mắc trong các quan hệ lao động.

(4) Hỗ trợ tổ chức các hoạt động gặp mặt, giao lưu cho lao động KCN: Tổ chức đối thoại thường niên giữa Bí thư Tỉnh ủy với công nhân lao động nhân dịp Tháng công nhân; tạo điều kiện về địa điểm, kinh phí, bố trí thời gian hợp lý cho người lao động được xem phim miễn phí; tổ chức thường niên Tết sum vầy cho công nhân lao động tại các KCN, trao tặng quà trực tiếp cho lao động khó khăn, trao kỷ niệm chương Cơng đồn Việt Nam cho các DN tiêu biểu chăm lo đời sống người lao động; tặng vé về quê ăn tết cho lao động… để động viên những công nhân phấn khởi, yên tâm công tác.

(5) Đầu tư thiết chế hạ tầng phục vụ người lao động: Theo đó, năm 2017, UBND tỉnh đã phê duyệt “Kế hoạch phát triển nhà ở công nhân trong các KCN tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2016 - 2020” tại Quyết định số 1326/QĐ-UBND ngày 28/4/2017, đồng thời thực hiện nhiều biện pháp huy động nguồn lực xây dựng nhà mẫu giáo phục vụ con công nhân lao động.

(6) Chăm lo, bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng của cơng nhân lao động: Nhằm tạo điều kiện để đội ngũ công nhân KCN được sinh hoạt trong tổ chức đại diện của mình, tỉnh đã thành lập Cơng đồn KCN Quảng Ninh ngày 19/5/2016. Đến 31/12/2016, có 37 doanh nghiệp KCN có tổ chức Cơng đồn

với tổng số đoàn viên là 14.500 người [5]. Đến 31/12/2017, có thêm 04 đơn vị tổ chức Hội nghị thành lập Cơng đồn cơ sở, nâng tổng số cơng đồn cơ sở trong KCN lên 41 với khoảng 16.700 đoàn viên [6]. Từ khi thành lập, Cơng đồn KCN Quảng Ninh và các Cơng đồn cơ sở đã tích cực bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động tại các DN với nhiều hình thức và biện pháp cụ thể: triển khai các quy định mới về thi đua - khen thưởng đến DN; vận động, khuyến khích phong trào thi đua lao động, sản xuất tại các DN trong KCN; tổ chức hoạt động và bình xét thi đua, tổ chức sơ kết 6 tháng đầu năm, tổng kết năm; triển khai các tiêu chí thi đua “Doanh nghiệp giỏi”, “Doanh nhân tiêu biểu” đối với các DN trong KCN theo Quyết định số 817/QĐ-UBND ngày 24/3/2017 về việc ban hành Quy định khen thưởng phong trào thi đua “Doanh nghiệp giỏi”, “Doanh nhân tiêu biểu”, “Cơ quan, đơn vị văn hóa” trên địa bàn tỉnh; chỉ đạo giới thiệu, bình chọn DN tiêu biểu trong KCN... Việc hình thành, phát triển tổ chức cơng đồn trong các doanh nghiệp KCN đã đóng góp hiệu quả, giúp việc thực thi pháp luật về lao động tại DN được thực hiện nghiêm theo Nghị định 60/2013/NĐ-CP.

*Kết quả thực hiện các quy định của pháp luật về lao động

Về cấp phép lao động nước ngoài: Giai đoạn 2011 - 2017, số lao động nước ngoài làm việc tại các KCN tăng chậm, chủ yếu là chuyên gia kỹ thuật trong các dự án FDI. Số lao động trực tiếp tham gia lao động, sản xuất hầu như khơng có.

Tính đến 31/12/2017, có 30 doanh nghiệp KCN sử dụng 524 lao động nước ngồi; trong đó: số lao động đã được cấp GPLĐ là 315 người. Số người nước ngoài làm việc tại DN chưa được cấp GPLĐ chủ yếu là đối tượng nhập cảnh theo diện bảo lãnh của DN và nhà đầu tư . Người nước ngoài làm việc tại các DN chủ yếu có quốc tịch Trung Quốc chiếm 94%, số cịn lại có quốc tịch Đài Loan (8 người), Hàn Quốc (8 người), Malaysia (6 người), Singapore (1 người), Ấn Độ (1), Nhật Bản (1 người), Mỹ (1 người) [6].

Bảng 3.10: Kết quả cấp giấy phép lao động cho người nước ngồi làm việc tại khu cơng nghiệp giai đoạn 2011 - 2017

Thủ tục 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 Cấp mới 70 10 45 14 75 28 139 Cấp lại 10 14 30 49 71 78 131 Miễn cấp 1 1 Xác nhận nhu cầu sử dụng lao động 20 25 27 44 nước ngoài Tổng 80 24 75 83 172 133 315 Nguồn: [5; 4; 3; 6]

Số lượng GPLĐ cấp cho người nước ngoài (Bảng 3.10) tăng chậm cho thấy, các doanh nghiệp KCN của tỉnh chưa đủ mạnh và đủ sức hấp dẫn để thu hút lao động nước ngồi, vốn địi hỏi lương và chế độ đãi ngộ cao hơn lao động địa phương, đồng thời cũng phản ánh thực trạng là HTXH phục vụ cho các KCN chưa đáp ứng được nhu cầu của người lao động, đặc biệt là lao động nước ngoài.

Bảng 3.11 (dưới) cho thấy các doanh nghiệp KCN đã thực hiện nghiêm “Quy chế Dân chủ” theo Nghị định 60/2013/NĐ-CP. Đến 31/12/2017, trong số 41 DN thứ cấp (có trên 10 lao động) trong các KCN, tỷ lệ DN đã xây dựng Quy chế dân chủ, Quy chế đối thoại, tổ chức đối thoại nơi làm việc, xây dựng Nội quy lao động đạt cao, từ 85,3% đến 90,2%. Bảng 3.11 cũng cho thấy các doanh nghiệp KCN chưa thực sự tuân thủ nghiêm các quy định của pháp luật về lao động thể hiện ở một số nội dung đạt thấp như: Xây dựng Thỏa ước lao động tập thể (46,3%), Xây dựng Quy chế tổ chức hội nghị (68,3%).

Bảng 3.11: Kết quả thực hiện các quy định pháp luật về lao động trong các doanh nghiệp khu cơng nghiệp (tính đến 31/12/2017)

TT Nội dung Số lượng doanh nghiệp

Thực hiện Đạt

1 Xây dựng Quy chế dân chủ 36/41 87,8 %

2 Xây dựng Quy chế đối thoại 36/41 87,8 %

3 Xây dựng Quy chế tổ chức hội nghị 28/41 68,3 %

4 Tổ chức đối thoại nơi làm việc 37/41 90,2 %

5 Xây dựng Nội quy lao động 35/41 85,3%

6 Xây dựng Thỏa ước lao động tập thể 19/41 46,3%

Nguồn: [6].

Về chế độ tiền lương, bảo hiểm: Đa số DN tuân thủ nghiêm quy định về tiền lương, bảo hiểm, đảm bảo mức lương DN chi trả không thấp hơn mức lương tối thiểu vùng theo quy định.100% các DN trong KCN không để nợ đọng BHXH. Tại một số DN có doanh thu cao, đóng góp lớn cho NSNN như: Công ty TNHH Dầu thực vật Cái Lân; Công ty TNHH Sản xuất bột mỳ Vimaflor; Cơng ty TNHH xay lúa mỳ VFM-Wilmar… lương bình qn của cơng nhân khá cao, từ 8 triệu đến 10 triệu đồng/tháng, các chế độ BHXH, BHYT được DN đóng đầy đủ, đúng quy định, khơng có hiện tượng chây ì, nợ đọng. Tuy nhiên, vẫn cịn tình trạng một số DN có dấu hiệu chậm trả lương, chậm đóng BHXH, cơng nhân phải nghỉ chờ việc…(Công ty TNHH Công nghiệp Youngsun Wolfram Việt Nam - KCN Cái Lân đã xuất hiện nợ xấu mức độ 3); nhiều DN chưa quan tâm, thực hiện BHYT, dẫn đến tình trạng cơng nhân khơng có BHYT hoặc phải tự mua.

Về nhà ở công nhân: Hiện trên địa bàn các KCN mới chỉ có 01 dự án xây dựng nhà cơng nhân (Dự án nhà ở tập trung cho công nhân làm việc trong Nhà máy sản xuất Sợi của Công ty TNHH khoa học kỹ thuật Texhong Ngân Long tại KCN Hải Yên). Do vậy, phần lớn công nhân trong các KCN đều phải

thuê nhà ở do các hộ dân xây dựng tự phát, khơng đầy đủ các tiện nghi, tiện ích cơ bản, gây khó khăn trong cơng tác quản lý lao động, tiềm ẩn nguy cơ về an ninh, trật tự và tệ nạn xã hội. Cụ thể, hiện có 7.300 lao động tại các KCN có nhu cầu nhà ở. Tuy nhiên, chỉ có 1.250 công nhân của KCN Hải Yên đang ở khu nhà tập trung tại Công ty TNHH Texhong Ngân Long. Số còn lại khoảng 6.000 đang phải thuê nhà trọ do tư nhân đầu tư, rất tạm bợ, khơng an tồn. Bên cạnh đó, có trên 13.000 lao động nữ trong các KCN có nhu cầu gửi con tại các nhà trẻ nhưng trong các KCN hiện nay chưa có các cơ sở gửi trẻ. Đây cũng là nguyên nhân gây khó khăn cho DN trong tuyển dụng lao động [3; 6].

Về công tác đảm bảo an ninh, an toàn tại DN: Giai đoạn 2011 - 2017, tình hình an ninh trật tự tại các KCN ổn định, về cơ bản không để xảy ra diễn biến phức tạp về an ninh trật tự. Tuy nhiên vẫn có những bất ổn đe dọa an tồn, an ninh trong các doanh nghiệp KCN như: (1) thông tin độc hại, sai trái, khơng chính xác về cơ chế hỗ trợ cho thuê đất tại các KCN, KKT; (2) đình cơng do điều

Một phần của tài liệu Luận án Đỗ Minh Tuấn (Trang 105 - 199)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(199 trang)
w