Thực trạng đầu tư XDCB của tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2006 – 2010

Một phần của tài liệu Báo cáo thực tập: Thực trạng đầu tư xây dựng cơ bản ở tỉnh Tuyên Quang pps (Trang 30 - 82)

5 Kết cấu đề tài

2.2 Thực trạng đầu tư XDCB của tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2006 – 2010

2.2.1 Quy mô vốn đầu tư xây dựng cơ bản

Trong công cuộc phát triển kinh tế - xã hội, tỉnh đã chú trọng cải thiện cơ sở vật chất, hạ tầng kỹ thuật nhằm thu hút vốn đầu tư, tạo điều kiện sản xuất kinh doanh phát triển, trong đó hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản của tỉnh luôn được đặt lên hàng đầu, quy mô vốn đầu tư xây dựng cơ bản của tỉnh tăng mạnh qua các năm. Để thấy rõ điều này, ta xem xét biểu đồ sau:

Biểu đồ 1: Vốn đầu tư xây dựng cơ bản trong tổng vốn đầu tư toàn xã hội của tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2006 – 2010

Như vậy, ta thấy quy mô vốn đầu tư toàn xã hội tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2006 – 2010 có xu hướng tăng liên tục, tăng đều và khá ổn định qua các năm, năm sau cao hơn năm trước. Năm 2006 tổng mức vốn đầu tư XDCB là 1.074 tỷ đồng, chiếm 74,84% tổng vốn đầu tư toàn xã hội; năm 2007 tổng mức vốn đầu tư XDCB là 1.475 tỷ đồng, chiếm 79,13% tổng vốn đầu tư toàn xã hội; năm 2008 tổng vốn đầu tư XDCB là 2.481 tỷ đồng, chiếm 83,59% tổng vốn đầu tư toàn xã hội, năm 2009 tổng vốn đầu tư XDB là 3.106 tỷ đồng, chiếm 85,21% tổng vốn đầu tư toàn xã hội; năm 2010 tổng mức vốn đầu tư XDCB là 4.234 tỷ đồng, chiếm 87,97% tổng vốn đầu tư toàn xã hội, tốc độ phát triển bình quân giai đoạn 2006 – 2010 là 40,9%. Vốn đầu tư xây dựng cơ bản tăng dần lên, cho thấy trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang, tình hình kinh tế ngày càng phát triển dẫn đến nhu cầu về đầu tư xây dựng cũng tăng lên. Điều đó cho thấy Tuyên Quang đã làm khá tốt công tác thu hút vốn đầu tư nói chung cũng như vốn đầu tư xây

dựng cơ bản nói riêng. Qua biểu đồ trên, ta cũng thấy được tỷ lệ vốn đầu tư xây dựng cơ bản so với tổng vốn đầu tư toàn xã hội của tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2006 – 2010 chiếm tỷ lệ khá cao, Tuyên Quang đang tích cực đầu tư XDCB tạo tiền đề, cơ sở vật chất hạ tầng vững chắc cho phát triển kinh tế của tỉnh.

Bảng 1: Tình hình thực hiện vốn đầu tư XDCB của tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2006 – 2010

Năm năm (tỷ đồng)Kế hoạch Vốn đầu tư thựchiện (tỷ đồng) Tỷ lệ hoànthành (%)

2006 946 1.074 113,53

2007 1.582 1.475 93,24

2008 2.811 2.481 88,26

2009 3.269 3.106 95,01

2010 4.121 4.234 102,74

(Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Tuyên Quang)

Trong giai đoạn này, có năm 2006 và 2010 các công trình thực hiện đạt được và vượt kế hoạch được giao, đặc biệt là năm 2006, tỷ lệ hoàn thành đạt cao, 113,53%, có được kết quả vậy là nhờ các ngành, các cấp của tỉnh nhất là các ngành tổng hợp như Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính đã tích cực khai thác vốn từ Trung ương; giải ngân các công trình chuyển tiếp thuộc kế hoạch 2006 đạt kết quả cao, kế hoạch hoá đầu tư 2006 được thực hiện tốt, quản lý đầu tư xây dựng đã đi vào nề nếp. Năm 2008, do chịu ảnh hưởng từ khủng hoảng kinh tế toàn cầu, tình hình thực hiện vốn đầu tư xây dựng cơ bản không đạt kế hoạch, lạm phát tăng cao ảnh hướng đến tình hình phát triển kinh tế của tỉnh Tuyên Quang và kéo dài ảnh hưởng đến năm 2009, chế độ chính sách giá cả vật tư có nhiều biến động nên phải bổ sung, điều chỉnh tổng mức đầu tư, điều chỉnh dự toán làm ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện dự án dẫn đến hoàn thành chậm so với kế hoạch đề ra. Bước sang năm 2010, tỉnh Tuyên Quang đã hoàn thành vượt mức kế hoạch đề ra là 102,74%. Điều đó chứng tỏ tỉnh đã đưa ra những giải pháp phát triển kinh tế hợp lý, tận dụng tốt các giải pháp của Chính phủ về kích cầu, kích thích kinh tế, tạo

2.2.2 Nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản

Việc xem xét vốn đầu tư xây dựng cơ bản theo nguồn vốn không những cho ta thấy được các nguồn vốn để đầu tư xây dựng cơ bản mà còn cho thấy tỷ trọng giữa các nguồn vốn, nguồn nào là quan trọng, chủ yếu, nguồn nào có tiềm năng nhưng vẫn chưa phát huy hết. Từ đó sẽ giúp cho tỉnh có những biện pháp tốt để huy động, thu hút các nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản vào địa bàn tỉnh.

Bảng 2. Các nguồn vốn huy động từ các nguồn giai đoạn 2006 – 2010

Đơn vị tính: Tỷ đồng

STT Chỉ tiêu 2006 2007 2008 2009 2010 TĐPTBQ(%) Tổng số ( I +II ) 1.074 1.475 2.481 3.106 4.234 140,9 I Vốn do địa phương quản lý 884 1.208 1.495 1.908 2.947 135,12

1 Vốn Ngân sách NN 73 116 147 167 495 161,36

2 Vốn TP Chính phủ 56 74 73 151 243 144,33

3 Vốn tín dụng của NN 301 474 113 300 469 111,73

4 Vốn ĐT của các DNNN 43 37 156 108 231 152,24

5 Vốn ĐT của dân cư và DN ngoài quốc doanh 411 507 1.006 1.182 1.509 138,42

II Vốn do bộ, ngành TƯ quản

190 267 986 1.198 1.287 161,32

- Vốn ngân sách NN 23 17 339 333 335 195,35

- Vốn tín dụng của NN 148 223 593 760 850 154,8

- Vốn khác 19 27 54 104 102 152,21

(Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Tuyên Quang)

Qua bảng, ta thấy tổng vốn đầu tư XDCB trên địa bàn tỉnh có xu hướng tăng liên tục qua các năm từ 2006 – 2010. Tổng vốn do địa phương quản lý chiếm khoảng 70% tổng vốn đầu tư XDCB với tốc độ phát triển bình quân là 35,12%, tổng vốn do bộ ngành TƯ quản lý chiếm khoảng 30% tổng vốn đầu tư XDCB trên địa bàn tỉnh với tốc độ phát triển bình quân là 61,32%.

Trong tổng vốn do địa phương quản lý thì tổng vốn đầu tư của dân cư và doanh nghiệp ngoài quốc doanh chiếm tỷ lệ cao nhất khoảng 54% với tốc độ phát triển bình quân là 38,42%, vốn tín dụng của Nhà nước chiếm khoảng 20% với tốc độ phát triển bình quân là 11,73%. Nguồn vốn đầu tư của khu vực dân cư và doanh nghiệp ngoài quốc doanh trong địa bàn là một trong những nguồn vốn khá quan trọng đối với sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Tuyên Quang. Vốn trong dân là nguồn vốn được huy động từ dân cư, phường xã, hợp tác xã. Qua những năm gần đây, nguồn vốn này ngày càng tăng, góp phần đáng kể vào việc đầu tư phát triển của tỉnh Tuyên Quang. Vốn đầu tư xây dựng của khu vực dân cư chiếm tỷ trọng cao cho thấy nguồn vốn to lớn của khu vực dân cư và có thể huy động cho đầu tư, và cũng cho thấy tiềm năng, nhu cầu phát triển kinh tế của tỉnh trong những năm tiếp theo. Đây là một lợi thế của tỉnh Tuyên Quang vì đầu tư xây dựng là loại hình đầu tư dài hạn, kết quả là những công trình có thể sử dụng trong thời gian dài, mục đích nhằm tạo ra cơ sở vật chất lâu dài cho quá trình phát triển kinh tế cũng như xã hội. Đầu tư xây dựng cơ bản luôn là yếu tố đi trước tạo tiền đề, nền tảng, tạo điều kiện cho các hoạt động đầu tư khác được tiến hành một cách thuận lợi, tạo cơ sở vật chất cho công việc sản xuất kinh doanh sau này. Bên cạnh đó, nguồn vốn đầu tư từ các doanh nghiệp Nhà nước chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng vốn đầu tư, năm 2006 chiếm 4,86%, năm 2007 chiếm 3,06%, năm 2008 chiếm 10,43%, năm 2009 chiếm 5,66%, năm 2010 chiếm 7,84%, nhưng nguồn vốn này cũng đóng góp vai trò không nhỏ. Hiện nay, vốn từ các doanh nghiệp nhà nước còn ít, chiếm tỷ trọng thấp, nhưng hàng năm cũng đã có sự tăng dần với tốc độ phát triển bình quân là 52,24%.

Trong tổng vốn do bộ, ngành Trung ương quản lý thì vốn tín dụng của Nhà nước chiếm tỷ lệ cao nhất khoảng 65% với tốc độ phát triển là 54,8%. Nguồn vốn này được sử dụng để đầu tư vào các công trình công cộng, công trình tạo cơ sở hạ tầng phục vụ cho sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Từ nguồn vốn này cơ sở vật chất như: Đường xá, cầu cống, công trình công cộng - xã hội,

sau đó, tạo điều kiện cho thu hút các nhà đầu tư tham gia đầu tư trên địa bàn tỉnh, qua đó thúc đẩy hoạt động kinh tế của tỉnh, tăng thu nhập, nâng cao đời sống người lao động. Tuy nhiên muốn sử dụng được nguồn vốn này thì cần chứng minh được hiệu quả của dự án đầu tư. Điều này giúp cho công tác lập dự án đầu tư cẩn thận và đảm bảo tính chính xác cao hơn, tránh được phần nào tình trạng thất thoát và lãng phí nguồn vốn trong quá trình thực hiện đầu tư. Việc huy động nguồn vốn tín dụng cho hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản là cần thiết, điều này chứng tỏ nhu cầu về vốn đầu tư trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang khá cao, cần huy động vốn từ mọi nguồn vốn với nhiều hình thức.

Nguồn vốn khác ở đây chủ yếu là nguồn vốn viện trợ nước ngoài (ODA) được trên phân bổ và viện trợ của các tổ chức phi chính phủ (NGOs) và vốn ủng hộ của một số các tổ chức khác, phục vụ cho công tác xây dựng cơ sở hạ tầng ở vùng sâu, vùng xa, ở những nơi khó khăn, tránh nhà tranh, tre cho các hộ nghèo. Tuy nhiên những năm trở lại đây nguồn vốn này có xu hướng giảm. Điều đó chứng tỏ đời sống của người dân trong những năm gần đây đã cải thiện, trình độ phát triển của tỉnh đã cao hơn trước. Ngoài ra các nguồn vốn từ nước ngoài khác hầu như chưa có trên địa bàn.

2.2.3 Đầu tư xây dựng cơ bản phân theo ngành

Phân loại vốn đầu tư xây dựng cơ bản theo ngành kinh tế nhằm mục đích quản lý việc sử dụng vốn đầu tư xây dựng cơ bản của các ngành kinh tế hiệu quả hơn, đánh giá hiệu quả của vốn đầu tư xây dựng cơ bản theo các ngành kinh tế, qua đó xem xét tính cân đối của việc phân bổ vốn đầu tư xây dựng cơ bản phù hợp với mục tiêu, định hướng phát triển của tỉnh. Tình hình thực hiện vốn đầu tư xây dựng cơ bản theo ngành phản ánh khối lượng vốn đầu tư xây dựng thực hiện của từng ngành trong từng năm và trong cả giai đoạn 2006 – 2010, qua đó cho thấy tiến độ thực hiện đầu tư xây dựng cơ bản của các ngành, từ đó có những biện pháp phù hợp đảm bảo tiến độ của các công trình đối với từng ngành; mặt khác nó cũng cho thấy được ngành nào có khối lượng vốn đầu tư thực hiện lớn

nhất trong kỳ, vốn đầu tư tập trung vào những ngành nào, có phù hợp với định hướng, mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh hay không.

Cụ thể, việc phân chia vốn đầu tư xây dựng cơ bản nguồn vốn đầu tư tập trung tỉnh Tuyên Quang sẽ được phân chia theo 11 ngành cơ bản trong nền kinh tế: Công nghiệp; nông, lâm nghiệp, thủy lợi; quản lý Nhà nước; giao thông; giáo dục đào tạo…Dưới đây là khối lượng vốn đầu tư xây dựng cơ bản thực hiện theo ngành kinh tế của tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2006 – 2010.

Bảng 3. Vốn đầu tư xây dựng cơ bản thực hiện theo ngành

Đơn vị tính: Tỷ đồng

STT Ngành 2006 2007 2008 2009 2010 TĐPTBQ(%)

1 Công nghiệp 69,75 95,96 255,82 328,72 500,31 163,65

2 Nông, lâm nghiệp,thủy lợi 222,85 306,18 443,24 561,28 806,35 137,92

3 Quản lý NN 72,41 99,32 139,57 168,34 188,21 126,97

4 Giao thông 327,03 448,96 532,38 657,17 838,4 126,54

5 CSHT đô thị 54,18 74,37 180,43 222,55 282,81 151,15

6 KHCN - MT 30,56 42,01 85,05 109,81 170,23 153,63

7 Giáo dục - đào tạo 110,52 151,78 347,34 434,84 592,76 152,18

8 Y tế - dịch vụ XH 37,05 50,89 85,59 107,16 146,07 140,91

9 Văn hoá, thông tinthể thao 95,21 130,76 219,32 275,42 380,72 141,41 10 Hành chính công

cộng 35,58 49,65 154,14 201,32 247,33 162,36

11 Các ngành khác 18,86 25,12 38,12 39,39 80,81 143,86

Tổng 1.074 1.475 2.481 3.106 4.234 140,9

(Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Tuyên Quang)

Qua bảng ta thấy vốn đầu tư xây dựng cơ bản thực hiện theo ngành tăng đều qua các năm, năm sau cao hơn năm trước. Trong tổng vốn đầu tư XDCB qua các năm giai đoạn 2006 – 2010 thì năm 2010 có tổng vốn đầu tư cao nhất, đạt 4.234 tỷ đồng. Điều đó cho thấy nhu cầu XDCB của tỉnh vẫn đang trên đà tăng mạnh và cơ sở hạ tầng của tỉnh vẫn đang hoàn thiện hơn.

với tổng vốn đầu tư là 2.803,94 tỷ đồng chiếm 22,67%; Nông, lâm nghiệp, thủy lợi với tổng vốn đầu tư là 2.339,9 tỷ đồng chiếm 18,91%; Giáo dục – đào tạo với tổng số vốn là 1.637,24 tỷ đồng chiếm 13,23%. Sở dĩ có sự tập trung vốn đầu tư xây dựng cơ bản vào 3 ngành nêu trên là do tỉnh Tuyên Quang là một tỉnh miền núi, cơ sở hạ tầng phục vụ cho công tác quản lý cũng như điều kiện phục vụ cho các hoạt động sản xuất kinh doanh chưa được hoàn thiện. Mặt khác do hệ thống giao thông trên địa bàn tỉnh còn nhiều bất cập, chưa đáp ứng tốt được nhu cầu phát triển kinh tế xã hội. Các dự án thuộc lĩnh vực giao thông lại luôn đòi hỏi lượng vốn khá lớn, do vậy tỷ trọng vốn dành cho ngành giao thông luôn cao hơn các ngành khác cũng là điều dễ hiểu. Đầu tư cho xây dựng cơ bản là một hoạt động hết sức quan trọng và cần thiết, một số công trình giao thông quan trọng được xây dựng trong giai đoạn 2006 – 2010 đã đưa Tuyên Quang thay đổi nhanh chóng về nhiều mặt, đời sống của người dân được nâng cao, nhu cầu giải trí cao và các hoạt động phục vụ cho nhu cầu giải trí của con người tăng. Khi đó, ngành dịch vụ phát triển nhanh chóng. Trong thời kỳ hiện nay, phát triển đồng đều giữa các ngành, các lĩnh vực là hết sức cần thiết và trước mắt Tuyên Quang cần đầu tư hơn nữa cho ngành công nghiệp và dịch vụ.

Vốn đầu tư vào ngành nông, lâm nghiệp, thủy lợi cũng tăng đều qua các năm, năm 2006 số vốn đầu tư XDCB là 222,85 tỷ đồng, năm 2010 vốn đầu tư XDCB là 806,35 tỷ đồng, với tốc độ phát triển bình quân là 37,92% cho thấy nguồn vốn này có xu hướng tiếp tục tăng lên trong những năm tiếp theo. Nông, lâm nghiệp, thủy lợi chiếm lượng vốn đáng kể là nhờ các dự án kiên cố hoá kênh mương và đê điều ở các địa phương. Tuyên Quang vốn là một tỉnh nông nghiệp, người dân sống bằng nghề nông là chủ yếu và diện tích đất nông nghiệp cũng khá lớn. Hơn nữa, trong những năm gần đây tình hình mưa lũ diễn biến thất thường, cùng với hạn hán và nắng nóng đang ngày càng gia tăng, nên tỉnh đã tập trung đầu tư kiên cố lại các tuyến đê xung yếu trên địa bàn. Do đó mà lượng vốn đầu tư vào nông lâm nghiệp, thuỷ lợi cũng chiếm tỷ trọng cao.

Vốn đầu tư vào ngành giáo dục đào tạo tăng từ 110,52 tỷ đồng năm 2006 lên 592,76 tỷ đồng năm 2010, tốc độ phát triển bình quân là 52,18% cho thấy tỉnh Tuyên Quang rất quan tâm, chú trọng phát triển nguồn lực con người, nâng cao năng lực, trình độ cho lực lượng lao động của địa phương. Giáo dục – đào tạo chiếm một tỷ lệ vốn đầu tư xây dựng cơ bản lớn trong tổng vốn đầu tư xây dựng cơ bản là do trong giai đoạn 2006 – 2010 hàng loạt các công trình xây dựng trường học được phê duyệt và tiến hành xây dựng như: Trường trung học phổ thông Tân Trào với tổng vốn đầu tư là 22,1 tỷ đồng, trường trung học phổ thông kháng Nhật huyện Yên Sơn với tổng vốn đầu tư là 8 tỷ đồng, trụ sở trung tâm giới thiệu việc làm với tổng vốn đầu tư là 6,9 tỷ đồng, trung tâm dạy nghề huyện Yên Sơn với tổng vốn đầu tư là 4,5 tỷ đồng,…

Ngành công nghiệp có tốc độ phát triển bình quân cao nhất 63,65%, phù hợp với xu hướng phát triển của tỉnh đẩy mạnh công nghiệp hóa – hiện đại hóa.

Một phần của tài liệu Báo cáo thực tập: Thực trạng đầu tư xây dựng cơ bản ở tỉnh Tuyên Quang pps (Trang 30 - 82)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(82 trang)
w