5 Kết cấu đề tài
2.1.3.1 Những thuận lợi
Chi phí cho sản xuất nông nghiệp vào loại thấp, do đất tương đối tốt và tưới tiêu tự chảy, đặc biệt là các huyện phía nam, cây trồng sinh trưởng nhanh. Có điều kiện phát triển các vùng chuyên canh chè, mía, cây ăn quả,... cung cấp nguyên liệu ổn định cho nông nghiệp chế biến, tạo bước chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá...
Hiệu quả đầu tư cao, do đất đai còn rộng có thể xây dựng các khu, cụm khu công nghiệp với chi phí đền bù thấp, hoặc có thể phát triển công nghiệp chế biến lâm sản từ vùng nguyên liệu hiện có, tiết kiệm được chi phí cho phát triển vùng nguyên liệu. Tương tự, có thể chế biến thịt trâu bò sử dụng sản phẩm chăn nuôi hiện có, mà không cần chi phí cho phát triển tổng đàn.
Có truyền thống lịch sử văn hoá và phát huy sức mạnh đại đoàn kết dân tộc. Nguồn nhân lực dồi dào, lao động trẻ chiếm tỷ lệ cao, trình độ học vấn khá.
Điều kiện khai thác khoán sản tương đối thuận lợi: Nguồn tài nguyên khoáng sản khá phong phú, chưa được khai thác, đảm bảo cho sản xuất ổn định với quy mô tương đối lớn, trong một thời gian dài.
Có điều kiện thuận lợi để khai thác du lịch: Tuyên Quang là quê hương của cách mạng có nhiều di tích lịch sử gắn bó với Bác Hồ và cách mạng tháng 8 như đình Tân Trào, cây đa Tân Trào, các địa danh nổi tiếng như Kim Quan, Kim Bình, Đá Bàn... và dải sông Lô với các chiến công trên dòng sông Lô năm xưa, cùng với cảnh quan thiên nhiên phong phú.
Cơ sở hạ tầng khá phát triển và là điểm dừng chân của khách bộ hành, vì vậy có thể kết hợp với Hà Nội, Vĩnh Phúc, Bắc Kạn, Thái Nguyên, Hà Giang và các tỉnh khác hình thành các tuor du lịch liên tỉnh qua các địa danh Núi Cốc, Đền Hùng, Tam Đảo,... phát triển du lịch tồng hợp đáp ứng nhu cầu đồng bào
trong nước và khách nước ngoài trở về với cội nguồn cách mạng thì không những có ý nghĩa chính trị mà còn phát triển kinh tế dịch vụ cho tỉnh.