Vốn đầu tư xây dựng cơ bản phân theo vùng

Một phần của tài liệu Báo cáo thực tập: Thực trạng đầu tư xây dựng cơ bản ở tỉnh Tuyên Quang pps (Trang 39 - 42)

5 Kết cấu đề tài

2.2.4Vốn đầu tư xây dựng cơ bản phân theo vùng

Nghiên cứu, đánh giá cơ cấu, khối lượng vốn đầu tư xây dựng cơ bản của thành phố và các huyện trong địa bàn tỉnh Tuyên Quang trong giai đoạn 2006 – 2010 nhằm rút ra những nhận định về công tác xây dựng của từng vùng. Đồng thời dựa trên cơ sở là các quy hoạch phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Tuyên Quang, quy hoạch của địa phương, đánh giá đúng đắn, hiệu quả của các công trình xây dựng trong từng địa phương, xem xét huyện nào có quy mô đầu tư xây dựng lớn nhất, phần nào đánh giá được nhu cầu phát triển kinh tế của vùng. Ta xem xét vốn đầu tư xây dựng cơ bản thực hiện phân theo vùng qua bảng sau.

Bảng 4. Vốn đầu tư xây dựng cơ bản thực hiện phân theo vùng

Đơn vị tính: Tỷ đồng

STT Địa điểm Năm TĐPTBQ

(%) 2006 2007 2008 2009 2010 1 Thành phố Tuyên Quang 394,16 552,68 983,22 1.182,45 1.683,02 143,74 2 Huyện Chiêm Hoá 129,13 169,93 219,58 304,95 390,05 131,83 3 HuyệnHàm Yên 112,38 150,46 244,89 281,97 409,29 138,15 4 Huyện Na Hang 100,03 125,2 245,09 303,58 369,84 138,67

5 HuyệnSơn Dương 133,82 185,41 289,04 382,66 488,6 138,23

6 Huyện

Yên Sơn 204,48 291,32 499,18 650,39 893,2 144,57

Tổng 1.074 1.475 2.481 3.106 4.234 140,9

(Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Tuyên Quang)

Qua bảng trên, ta có thể thấy vốn đầu tư xây dựng cơ bản thực hiện phân theo vùng tăng liên tục qua các năm, năm sau cao hơn năm trước. Trong đó, thành phố Tuyên Quang chiếm khối lượng vốn đầu tư xây dựng cơ bản cao nhất trong 6 huyện thị, với tổng số vốn đầu tư xây dựng cơ bản giai đoạn 2006 – 2010 là 4.795,53 tỷ đồng, chiếm 38,76% tổng vốn đầu tư xây dựng cơ bản toàn tỉnh; tiếp theo là huyện Yên Sơn với số vốn là 2.538,53 tỷ đồng, chiếm 20,52%, huyện Sơn Dương với số vốn là 1.479,53 tỷ đồng chiếm 11,96%. Nhìn chung vốn đầu tư xây dựng cơ bản của các huyện tăng theo từng năm trong giai đoạn 2006 – 2010.

Việc phân chia vốn đầu tư xây dựng cơ bản theo vùng nhằm mục đích đánh giá xem vùng nào thu hút đầu tư xây dựng cơ bản nhiều, đánh giá nhu cầu vốn đầu tư xây dựng cơ bản của vùng đó cũng như chính sách phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Những nơi nhu cầu phát triển kinh tế lớn sẽ đòi hỏi một cơ sở hạ tầng kỹ thuật tương ứng, cụ thể là nhu cầu về nhà xưởng, hệ thống giao thông, hệ thống cấp thoát nước, hệ thống điện... Vốn đầu tư xây dựng cơ bản của thành

phố Tuyên Quang tăng liên tục qua các năm, năm 2006 có số vốn là 394,16 tỷ đồng, năm 2010 có số vốn là 1.683,02 tỷ đồng, tốc độ phát triển bình quân là 43,74%. Thành phố Tuyên Quang là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội của tỉnh, do đó hoạt động kinh tế cũng như các hoạt động chính trị đều tập trung ở đây, hơn nữa thành phố Tuyên Quang là một thành phố mới được thành lập vào cuối năm 2010, nên yêu cầu về một hệ thống vật chất, cơ sở hạ tầng tương xứng là hoàn toàn hợp lý. Huyện Yên Sơn có tốc độ phát triển bình quân là 44,57%, cao nhất so với các huyện, thành phố trong địa bàn tỉnh, huyện cũng là một trung tâm kinh tế lớn thứ 2 của tỉnh Tuyên Quang với các khu công nghiệp, nhà máy tập trung ở đây, vì vậy cũng đòi hỏi phải có một hệ thống cơ sở hạ tầng phù hợp. Đối với huyện Sơn Dương là một huyện có các khu di tích lịch sử, các điểm du lịch văn hoá nên cần phải đầu tư vào cơ sở hạ tầng, hệ thống đường giao thông,... Đồng thời cần phục hồi, tôn tạo lại các khu di tích lịch sử cách mạng để thu hút lượng khách du lịch trong và ngoài nước đến tham quan, làm tăng thu ngân sách địa phương, nâng cao đời sống nhân dân.

Vốn đầu tư xây dựng cơ bản đầu tư vào huyện Na Hang chiếm một tỷ lệ khá nhỏ là 9,25%, tuy nhiên nguồn vốn này tăng đều qua các năm, năm 2006 vốn đầu tư xây dựng cơ bản là 100,03 tỷ đồng, năm 2010 là 369,84 tỷ đồng. Huyện Na Hang là một huyện miền núi, nằm cách xa trung tâm kinh tế - chính trị của tỉnh nên kinh tế còn nhiều khó khăn, lượng vốn đầu tư vào còn ít tuy nhiên tỉnh cũng đang từng bước tạo điều kiện phát triển kinh tế, nâng cao đời sống nhân dân và tạo sự phát triển đồng đều giữa các vùng. Lượng vốn đầu tư XDCB vào huyện thời gian qua đã tăng lên đáng kể với các chương trình mục tiêu quốc gia như chương trình 134, 135,...

Bảng trên cũng cho thấy cơ cấu vốn đầu tư xây dựng cơ bản tỉnh Tuyên Quang là tương đối hợp lý, ngoài ra hai vùng là thành phố Tuyên Quang và huyện Yên Sơn thì cơ cấu vốn đầu tư giữa các huyện còn lại là tương đối đồng đều, cho thấy việc phân bổ vốn cho các huyện là tương đối tốt, tạo điều kiện cho các huyện phát triển kinh tế xã hội, tạo nên sự phát triển kinh tế bền vững, không quá chênh lệch kinh tế

giữa các vùng trong tỉnh. Huyện Na Hang có số vốn đầu tư thấp hơn so với các vùng khác một phần là do địa phương này là vùng nằm ở xa trung tâm kinh tế, chính trị của tỉnh, địa hình khó khăn cho phát triển kinh tế, phần khác là do vốn đầu tư xây dựng cơ bản là có hạn nên tỉnh cần cân nhắc đầu tư phát triển những địa phương có lợi thế phát triển kinh tế trước. Tuy nhiên, lượng vốn đầu tư vào huyện cũng đã có sự cải thiện đáng kể trong thời gian qua, đó là chính sách đầu tư đúng đắn của tỉnh nhằm tạo sự phát triển kinh tế bền vững. Cũng qua cơ cấu vốn đầu tư xây dựng cơ bản theo vùng, ta thấy cần tập trung đầu tư vào vùng nào cho phù hợp với mục tiêu, định hướng phát triển trong tương lai, tránh đầu tư dàn trải, lãng phí, tránh tập trung vào một vùng mà bỏ quên các vùng khác, gây ra hiện tượng mất cân bằng trong phát triển kinh tế giữa các vùng và không đảm bảo phát triển bền vững nền kinh tế.

Một phần của tài liệu Báo cáo thực tập: Thực trạng đầu tư xây dựng cơ bản ở tỉnh Tuyên Quang pps (Trang 39 - 42)